Trang chủNewsNhân quyềnNâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối...

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Ngày 7/8, tại Hòa Bình, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền dự và đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự sự kiện còn có lãnh đạo, cán bộ 14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ và lãnh đạo, phóng viên một số cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh Hòa Bình.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các ban, sở, ngành và các địa phương trong công tác thông tin đối ngoại (TTĐN), đảm bảo phương châm “chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình, phát biểu khai mạc. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh đã chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội; chủ động nắm tình hình, nâng cao cảnh giác, phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền trên địa bàn tỉnh, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Đinh Tiến Dũng trình bày chuyên đề “Hướng dẫn triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị gắn với đặc thù các tỉnh khu vực”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Đinh Tiến Dũng trình bày tham luận. (Ảnh: Xuân Sơn)

Theo đó, có 5 nhóm nhiệm vụ chính về TTĐN gồm: công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện chương trình hành động; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách về TTĐN; đổi mới tư duy, nội dung, phương thức TTĐN; đẩy mạnh đấu tranh phản bác thông tin sai trái, tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia; và tăng cường nguồn lực, khuyến khích, động viên các nguồn lực xã hội cho công tác TTĐN.

Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại đề nghị tập trung nghiên cứu hướng tiếp cận, đổi mới cách làm TTĐN nhằm triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đối với các địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Kết luận số 57-KL/TW, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thống nhất với các nội dung nêu tại Nghị quyết số 47/NQ-CP.

Cũng tại Hội nghị, bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao thuyết trình về “Những nội dung cốt lõi, trọng tâm trong Kết luận số 71-KL/TW ngày 16/2/2024 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao Đặng Thị Phương Thảo nêu 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. (Ảnh: Xuân Sơn)

Theo đó, các mục đích chính của Kết luận số 71-KL/TW gồm: cụ thể hóa thêm một bước quan trọng cho việc triển khai các chủ trương, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; hệ thống hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, phương châm đối ngoại của Đảng trong gần 40 năm Đổi mới; đồng bộ hóa, gắn kết chiến lược đối ngoại với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trong xử lý các vấn đề đối ngoại quan trọng của đất nước, cập nhật các diễn biến mới của tình hình; thống nhất nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị và các lực lượng làm đối ngoại.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao Đặng Thị Phương Thảo nêu 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, với trọng tâm là thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia), nước lớn (Mỹ, Nga), nước Đông Nam Á, tiểu vùng Mekong và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu, thực chất, ổn định, bền vững. Đồng thời, Việt Nam cần đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trong khuôn khổ chuyên đề “Công tác nhân quyền thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới”, ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ nhấn mạnh các nội dung quan trọng về việc chủ động tuyên truyền, thông tin đối nội, đối ngoại về những kết quả, thành tựu Việt Nam đã đạt được về công tác quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cũng tại Hội nghị, trình bày chuyên đề “Vấn đề nhân quyền tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và ứng xử của Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho hay, hiện nay ở cấp độ toàn cầu có 9 điều ước quốc tế chủ chốt về quyền con người. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chủ động tham gia tất cả các diễn đàn Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người, đặc biệt là tích cực tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 với 8 lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Việt Nam có nhiều đóng góp thực chất với các sáng kiến cụ thể, nổi bật là khởi xướng Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna (2023).

Đề cập biện pháp triển khai thời gian tới, ông Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam cần chủ động thông tin về nỗ lực, thành tựu bảo đảm quyền con người; nhấn mạnh lập trường đề cao đối thoại và hợp tác, chống chính trị hóa, lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp nội bộ.

Trong quan hệ song phương, Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, thực chất với tất cả các nước về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt, qua đó thúc đẩy hợp tác.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Ông Nguyễn Vũ Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao trình bày.Chuyên đề “Vấn đề nhân quyền tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và ứng xử của Việt Nam”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 57-KL/TW; quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác TTĐN, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền, đẩy mạnh TTĐN về tình hình nhân quyền tại Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người





Nguồn: https://baoquocte.vn/nang-cao-vi-the-viet-nam-qua-cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-ve-quye-n-con-nguo-i-281617.html

Cùng chủ đề

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa dự khai giảng năm học mới tại Tiền Giang

Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thân ái gửi tới các thầy cô giáo, cán bộ làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh lời thăm hỏi ân cần và những lời chúc tốt đẹp nhất. Năm học 2023-2024, trong thành tựu chung của ngành giáo dục nước nhà, có sự đóng góp tích cực của ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang nói...

Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn và tương lai đổi mới.

Bộ TT&TT dự thảo nghị định mới khắc phục khó khăn trong thực hiện chế độ nhuận bút

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), qua hơn 10 năm áp dụng, Nghị định 18/2014 đã bộc lộ nhiều bất cập trong việc quản lý các khoản thù lao liên quan đến hoạt động sáng tác và xuất bản. Một trong những hạn chế lớn là việc...

Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo diễn biến của bão...

Ngày 5/9, Bộ TT&TT gửi công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 3 đến Sở TT&TT các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng...

Vụ Pháp bắt giữ CEO Telegram dấy lên mối lo ngại về nhân quyền

Trong cuộc họp báo ngày 3/9, phát biểu về vụ Pháp bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov, phát ngôn viên của Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc Ravina Shamdasani cho biết: "Đây là một vụ án rất phức tạp. Nó làm dấy lên nhiều lo ngại về nhân quyền"....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê lao dốc từ đỉnh cao chưa từng thấy, kỳ vọng giảm trong năm 2025?

Dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2023/2024 ở mức thấp hơn 5,83% so với năm trước với tổng cộng 178 triệu bao, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Phục hồi sau một tuần “đỏ lửa”; trong nước dự báo tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay 9/9, giá xăng dầu bắt đầu tuần giao dịch mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng xấp xỉ 60 cent.

Top 4 cách ghim bài viết trên Facebook cá nhân nhanh, đơn giản

Ghim bài viết trên Facebook cá nhân giúp giữ thông tin quan trọng, thu hút sự chú ý. Dưới đây là cách đơn giản để ghim và bỏ ghim một hoặc hai bài viết!

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Một nước NATO phát hiện UAV Nga rơi trên lãnh thổ, thông báo triệu tập đại diện của Moscow

Ngày 8/9, Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics thông báo, một thiết bị bay không người lái (UAV) quân sự của Nga đã bị rơi trên lãnh thổ nước này.

Bài đọc nhiều

Phụ nữ là những người mang lại sức sống cho đất nước Papua New Guinea

Phát biểu trong chuyến thăm Papua New Guinea, Giáo hoàng Francis mạnh rằng phụ nữ là những người đưa đất nước tiến lên.

Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới “trời Âu” năm 2024

Theo Bộ Nội vụ Morocco, quốc gia Bắc Phi này đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.

Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn và tương lai đổi mới.

Cùng chuyên mục

Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới “trời Âu” năm 2024

Theo Bộ Nội vụ Morocco, quốc gia Bắc Phi này đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.

Phụ nữ là những người mang lại sức sống cho đất nước Papua New Guinea

Phát biểu trong chuyến thăm Papua New Guinea, Giáo hoàng Francis mạnh rằng phụ nữ là những người đưa đất nước tiến lên.

Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn và tương lai đổi mới.

Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Anh đang chứng kiến số vụ bắt giữ trẻ em do phạm tội bạo lực, cướp bóc và tàng trữ dao ngày càng gia tăng và các chuyên gia đổ lỗi cho... đại dịch Covid-19.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Đại diện Văn phòng đa quốc gia của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị...

Sáng 4/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã tiếp bà Tammi Lynn Sharpe, Đại diện Văn phòng đa quốc gia của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phụ trách Việt Nam đến trình Thư ủy nhiệm.

Mới nhất

Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò

Bệnh nhân là anh P.T.N. (48 tuổi, quê tỉnh Đồng Tháp), đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long với triệu chứng sốt cao, ho và đau đầu.Ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phế quản và điều trị bằng kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, sau 48 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhân...

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao...

Bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Nâng cấp hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn toàn vượt trội như gửi file không giới hạn, lưu trữ vô tận với “Cloud của tôi”, tích hợp trợ lý ảo “Mây AI”…Hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ cũng mang đến cho người dùng nhiều tiện ích và lựa chọn hơn. Tuy...

Giá lúa gạo hôm nay 9/9/2024: Giá lúa giảm 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều với lúa và gạo, giá gạo tăng 150-300 đồng/kg, giá lúa giảm 100-200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… giá lúa nội...

Mới nhất