Nhằm phát huy, nâng cao vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước, ngày 30/8, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững”.
Toàn cảnh Diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững”. (Nguồn: Petrotimes) |
Diễn đàn nhằm hưởng ứng cuộc vận động tiết kiệm năng lượng, tiến tới thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đây là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm, lợi ích của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời là dịp để đại diện các cơ quan báo chí, nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cùng trao đổi, thảo luận về thực trạng, tiềm năng phát triển ngành năng lượng, những mô hình công nghệ tiết kiệm năng lượng, những chiến lược tuyên truyền sáng tạo, hiệu quả cho sự phát triển ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi khẳng định, năng lượng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã, đang được coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững.
Thời gian qua, với vai trò, vị trí của mình, báo chí đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành năng lượng qua sự phản ánh chính xác, kịp thời, hiệu quả các nội dung: tuyên truyền, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; nêu bật tấm gương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chủ trương này, phê phán những biểu hiện lãng phí.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm báo chí tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giảm tiêu hao năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; khuyến khích tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Các tác phẩm đã phản ánh kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến, kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả ở các địa phương trong việc áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng; các cơ sở, công trình xây dựng, các nghiên cứu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Các phóng viên trên toàn quốc, với nhiều đề tài mới, thể hiện chi tiết những vấn đề, giải pháp tiết kiệm năng lượng có tính sáng tạo cao, thu hút độc giả, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng, tiết kiệm năng lượng.
Còn theo Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Thị Sự cho rằng, hiện công tác thông tin tuyên truyền vẫn còn mang tính thời vụ. Để nâng cao hiệu quả, công tác truyền thông, thông tin về chủ đề này cần thường xuyên, liên tục, các cơ quan báo chí cần duy các chuyên mục, chuyên đề, đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức thể hiện thông tin để công chúng dễ tiếp cận, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi trong các tầng lớp nhân dân và trong toàn xã hội, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển năng lượng bền vững.
Để nâng cao hiệu quả, công tác truyền thông, thông tin về chủ đề tiết kiệm năng lượng hiệu quả, tiết kiệm cần thường xuyên, liên tục, bà Nguyễn Thị Sự đề xuất: “Các cơ quan báo chí cần duy chuyên mục, chuyên đề, đa dạng hóa nội dung, đổi mới hình thức thể hiện thông tin để công chúng dễ tiếp cận, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi trong các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vấn đề này. Bên cạnh đó, Hội Nhà báo và các cơ quan chuyên ngành cần quan tâm việc tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền do lĩnh vực này mang tính chuyên môn đặc thù”.
Tại Diễn đàn, đại diện các cơ quan báo chí, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế trao đổi, thảo luận về thực trạng, tiềm năng phát triển ngành năng lượng; những mô hình công nghệ tiết kiệm năng lượng; các chiến lược tuyên truyền sáng tạo, hiệu quả cho sự phát triển ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian tới.
Thời gian qua đã có nhiều tác phẩm báo chí tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; khuyến khích tiết kiệm năng lượng. Để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về chủ đề này, các cơ quan báo chí cần duy trì các chuyên mục, chuyên đề, đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức thể hiện thông tin để công chúng dễ tiếp cận. Từ đó, thay đổi nhận thức và hành vi trong toàn xã hội, góp phần tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển năng lượng bền vững.