Trang chủChính trịChủ quyềnNâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với tài nguyên nước

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với tài nguyên nước


Toàn cảnh phiên họp

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đánh giá cao Chính phủ trong quá trình tổng kết Luật Tài nguyên nước năm 2012 và xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp lần này. Trong đó, ngoài việc kế thừa các quy định còn phù hợp của luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, chính sách mới theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Dự thảo Luật đã có quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra tại Điều 4. Trong đó, đã bổ sung quy định về bảo đảm an ninh nguồn nước tại khoản 9. Đại biểu cho rằng, quy định này là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay, không chỉ các quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu đều phải quan tâm, xử lý vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung, trong đó có an ninh nguồn nước.

Dự thảo cũng bổ sung thêm các quy định về các công cụ kinh tế, các chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước, bổ sung quy định liên quan đến cơ chế tài chính nhằm làm rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế-xã hội theo nguyên tắc kinh tế thị trường. Đại biểu đánh giá, việc bổ sung quy định này là rất cần thiết để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thái độ ứng xử của các tổ chức, cá nhân đối với tài nguyên nước, đây là một trong các nguồn tài nguyên quan trọng và quý giá hàng đầu của quốc gia cùng với tài nguyên đất đai. Từ đó có tư duy và cách tiếp cận khoa học, phù hợp thực tiễn về giá trị kinh tế của tài nguyên nước cũng như việc bảo vệ, khai thác, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bền vững tài nguyên nước, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Đồng thời, những quy định mới này cũng góp phần tính đúng, tính đủ chi phí tài nguyên nước trong giá thành các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường để tránh làm lãng phí, thất thoát nguồn lực nhà nước cũng như hạn chế các rủi ro cho các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam khi hội nhập vào thị trường quốc tế; tránh bị từ chối hoặc bị áp thêm các sắc thuế do vi phạm các quy định về sử dụng tài nguyên nước theo thông lệ quốc tế.

Quan tâm tới quy định về hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước tại Điều 12, khoản 1 quy định “… Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.” Đại biểu Đỗ Đức Duy đề xuất, thay cụm từ “theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường” thành cụm từ “theo quy định của Chính phủ”. Lý giải quan điểm trên, đại biểu cho rằng, đối với hoạt động thành phần của việc điều tra cơ bản tài nguyên nước là hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã được giao Chính phủ hướng dẫn thi hành tại khoản 4 Điều 12, khoản 8 Điều 13 của dự thảo Luật. Hai khoản này đã quy định giao Chính phủ hướng dẫn, do đó, khoản 1 Điều 12 quy định giao Chính phủ hướng dẫn là không phù hợp.

Đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Bên cạnh đó, bày tỏ thống nhất với tên gọi là Luật Tài nguyên nước, đại biểu Phan Viết Lượng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng, tên gọi này bao trùm những chức năng, lĩnh vực, nội dung như quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tên gọi này cũng cơ bản thống nhất với nhiều bộ luật đã xây dựng. Đại biểu cho biết, dự thảo Luật cũng bổ sung 1 Điều về đối tượng áp dụng, trong đó quy định “Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.”. Trong khi đó, còn nhiều nội dung liên quan đến cả bảo vệ tài nguyên nước, do đó đại biểu đề nghị bổ sung thêm cụm từ “bảo vệ” để đảm bảo đầy đủ, bao quát.

Đối với Điều 3 về giải thích từ ngữ, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị rà soát lại cụm từ “nguồn nước sinh hoạt” theo hướng nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước phục vụ trực tiếp hoặc nguồn nước đã qua xử lý phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt để đảm bảo tính khoa học. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn khi nhiều nội dung trong dự thảo Luật giao Chính phủ và các Bộ, ngành quy định chi tiết. Đại biểu nêu rõ, trong dự thảo có khoảng 18 điều giao Chính phủ, trong đó rất nhiều điều giao Chính phủ quy định toàn bộ nội dung. Với mục tiêu sửa đổi luật để áp dụng hiệu quả, đại biểu đề nghị rà soát lại vấn đề này để tránh tình trạng luật khung, luật ống.

Ngoài ra, đại biểu Khang Thị Mào – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, giá trị sử dụng nước của Việt Nam rất thấp, 1m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD, bằng khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,43 USD. Tỉ suất thoát nước trong cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn còn cao; tỉ lệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động không hiệu quả còn lớn, trên 30%. Hiệu suất sử dụng nước cho nông nghiệp ở Việt Nam còn ở mức thấp, đạt 0,2USD/m3. Nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm 81% tổng lượng nước khai thác, sử dụng của Việt Nam nhưng chỉ tạo ra 17%-18% GDP. Do đó, đại biểu cho rằng, việc nâng cấp hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hết sức cần thiết. Kèm với đó, phải có những có công cụ để đo lường, đánh giá, giám sát hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Các đại biểu tham dự

Từ phân tích trên, đại biểu bày tỏ tán thành với quy định tại Điều 68 tích hợp hoạt động tài nguyên nước của dự thảo Luật. Có thể nói, đây là một công cụ quan trọng để đo lường giá trị tài nguyên nước và hiệu quả sử dụng tài nguyên nước. Quy định này đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về việc phải đánh giá đầy đủ giá trị tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các văn bản đã ban hành. Nhận thấy đây là vấn đề có tính kỹ thuật, do đó, để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của dự thảo Luật, đại biểu bày tỏ tán thành với việc giao Chính phủ quy định chi tiết và phải có lộ trình thực hiện đối với nội dung này. Đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo trong quá trình xây dựng quy định chi tiết cần rà soát các quy định pháp luật hiện hành về thống kê cũng như những lĩnh vực có liên quan để đảm bảo rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả trong thực hiện.

Quan tâm đến vấn đề tích trữ nước, theo đại biểu, ngoài nhiệm vụ cơ bản của hồ chứa thủy điện là phát điện, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia thì còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường. Điển hình như đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của vùng hạ lưu trong mùa kiệt, đảm bảo an toàn công trình và góp phần giảm lũ cho hạ du trong thời kỳ mùa lũ.

Thực tế những năm gần đây, các hồ chứa nước thủy điện đã tham gia khá tích cực vào việc tích trữ nước và xả nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, tưới tiêu trong thời kỳ hạn hán, thiếu nước. Do đó, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ hoạt động tích trữ nước của các hồ thủy điện có được coi là hoạt động tích trữ nước được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như quy định tại Điều 69 hay không? Ngoài ra, trường hợp cần yêu cầu huy động các hồ chứa thủy điện tích trữ nước hoặc xả nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất, hạ du mà ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của đơn vị thì cần nghiên cứu, xem xét chế độ đền bù hoặc chia sẻ lợi ích từ các tổ chức, cá nhân hưởng lợi cho các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện để đảm bảo công bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cũng đã cho ý kiến về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng tài nguyên nước; công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Đồng thời, cho ý kiến đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung - các giải pháp phối hợp liên ngành - cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025. ...

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1379/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm...

Cùng nhau xây dựng quê hương thành nơi ‘ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại’

Chung vui cùng người dân khu phố 3 (phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, chiều 14/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong bà con cùng nhau xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh là nơi để ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại. ...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát

Do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 1 năm. TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước...

Nhận diện và cách xử trí hiệu quả

Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là đối với những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao. Khi bị bong gân, dây chằng quanh cổ...

Saigon Co.op tặng phòng học tiếng Anh và sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị

Trao tặng phòng học tiếng Anh và bộ sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, Saigon Co.op hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho các em. ...

Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2

So với các phiên đấu giá trước tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, mặt bằng giá trúng 32 lô đất LK05 và LK06 ở huyện Hoài Đức, Hà Nội có phần thấp hơn, dao động quanh mức 85 - 91 triệu đồng/m2. Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2So với các...

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ai cũng nên biết

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp ở người làm công việc lao động nặng, văn phòng hoặc người cao tuổi. Nếu sớm phát hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm...

Mới nhất