Trang chủNewsThời sựNâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách...

Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc


(Tin văn bản) Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Ảnh minh họa (TTXVN)

Đề án đặt mục tiêu nâng cao, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc từ trung ương đến địa phương trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể, là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Xây dựng và biên soạn các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Đến năm 2030, 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

Đến năm 2030, 100% các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được đẩy mạnh hoạt động về chuyển đổi số; hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc.

Đề án được triển khai thực hiện tại Thanh tra và một số vụ, đơn vị có chức năng kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc; Thanh tra và các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc cấp tỉnh; phòng Dân tộc cấp huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2025 đến hết năm 2030.

Quyết định nêu rõ 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bao gồm:

a) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách: Rà soát, tham mưu đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, các điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra, kiểm tra có tính chất đặc thù trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra để tháo gỡ, giải đáp những vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định quản lý về công tác dân tộc còn bất cập; đồng thời chia sẻ kỹ năng, bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động thanh tra, kiêm tra thực hiện chính sách dân tộc.

b) Nhóm nhiệm vụ về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc: Rà soát, xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ công chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhất là phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ công chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

c) Nhóm nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc: Xây dựng phần mềm, cập nhật cơ sở dữ liệu nhằm theo dõi, quản lý về kết quả thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu, khai thác số liệu về thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc.

d) Nhóm nhiệm vụ về tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác dân tộc: Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Ưu tiên, đảm bảo kinh phí hoạt động thanh tra, kiểm tra cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi và các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc các cấp. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các hoạt động thuộc Đề án để triển khai thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan khác.

Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Phối hợp với các cơ quan theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến Đề án. Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác để phối hợp thực hiện Đề án.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan liên quan khác trong phạm vi, quyền hạn của mình và theo nhiệm vụ được phân công phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Thảo luận Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/nang-cao-nang-luc-thanh-tra-kiem-tra-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-cho-cong-chuc-trong-cac-co-quan-quan-ly-nha-nuoc-ve-cong-tac-dan-toc-1729479245121.htm

Cùng chủ đề

Kỳ vọng của Người có uy tín vào Đại hội IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ diễn ra vào ngày 18-19/10 với chủ đề "Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, đổi mới, phát huy lợi thế, hội nhập và phát triển".Cũng...

Công tác dân tộc góp phần quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh Bắc Kạn

Chuyển biến từ công tác dân tộcBắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 4.859,4 km2; dân số khoảng 326.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%, gồm các dân tộc: Tày, Nùng; Mông, Dao, Sán Chay;...

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024

Trong thời gian 02 ngày, từ ngày 26 - 27/9, 10 đội thi với 200 thí sinh tham gia Hội thi đã trải qua 4 phần thi: Màn chào hỏi; Trắc nghiệm kiến thức; Xử lý tình huống...

Nhiệm vụ và giải pháp

Dự đại hội còn có các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang qua các thời kỳ; đại biểu Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Quân khu II. Đại biểu các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bình Thuận cùng 250 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 474.000 đồng bào...

Quang Bình (Hà Giang): Tổ chức Hội thi tìm hiểu về công tác dân tộc năm 2024

Việc tổ chức các hoạt động thi đua liên quan đến pháp luật không chỉ nâng cao nhận thức mà còn khơi dậy tinh thần chủ động tham gia vào các chương trình phát triển của địa phương. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Quang Bình tiếp tục thực hiện thành công các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, và nâng cao chất lượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tam Đường (Lai Châu): Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS

Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 13 xã, thị trấn, với hơn 12.500 hộ. Xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, Đảng bộ, chính quyền huyện đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân cùng tham gia vào chương trình giảm nghèo. Đồng thời, huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức xây dựng...

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm, tặng quà gia đình chính sách người DTTS tiêu biểu

Đoàn đã đến thăm và tặng quà gia đình cụ Bằng Thị Thái, sinh năm 1931, người dân tộc Sán Dìu (Mẹ liệt sĩ), hiện đang sống tại Tổ 10, phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.Tại đây, Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, động viên và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những công lao, sự hy sinh của...

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm, tặng quà gia đình chính người DTTS tiêu biểu

Đoàn đã đến thăm và tặng quà gia đình cụ Bằng Thị Thái, sinh năm 1931, người dân tộc Sán Dìu (Mẹ liệt sỹ), hiện đang sống tại Tổ 10, phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.Tại đây, Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, động viên và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những công lao, sự hy sinh của...

Hiệu quả từ sự đồng thuận, tự giác của người dân trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể thấy, để triển khai các Chương trình MTQG đạt hiệu quả, đúng tiến độ thì công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân là vô cùng quan trọng. Khi người dân nhận thức về vai trò chủ thể của mình trong việc thực hiện chương trình; hiệu quả mà chương trình mang lại thì sẽ trở thành ý thức tự giác, chủ động, hăng hái tham gia của mỗi người dân. Đây cũng là một trong...

Cần một “cuộc cách mạng” ở Rào Tre

Ở Rào Tre, hiện tại có 30 nhà ở kiên cố và 15 nhà gỗ đang xuống cấp. Đặc biệt có 5 nhà đã xuống cấp rất nghiêm trọng và 2 hộ mới ở riêng mà chưa có nhà ở, vẫn phải ở cùng bố mẹ.Khuôn viên ranh giới các khu đất ở bản Rào Tre chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người dân. Nguyên nhân là do sau khi bàn giao...

Bài đọc nhiều

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chiều tối 19/10/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời thủ đô Vientiane, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).  Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-ket-thuc-tot-dep-chuyen-tham-chinh-thuc-lao-va-tham-du-dai-hoi-dong-aipa45-20241019192410828.htm

Cựu Vụ phó Bộ Thông tin và Truyền thông nhận quà Tết 1 tỷ đồng từ AIC

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ban hành kết luận điều tra vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCER) thuộc Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT), Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị có liên quan.C03 đề nghị truy tố 13 bị can về tội vi phạm quy định đấu thầu gây...

Học viện Chính trị tặng quà, khám bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách

Ngày 19/10, đoàn công tác Học viện Chính trị do Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Hùng - Chính ủy Học viện làm trưởng đoàn tổ chức hành quân về nguồn, thăm, tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Phát biểu tại chương trình, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Hùng khẳng định,...

Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh dưới chân đèo Ngang là điểm du lịch của Quảng Bình

NDO - Ngày 19/10, tỉnh Quảng Bình tổ chức trao quyết định điểm du lịch Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Đây là điểm du lịch tâm linh mới được phục dựng ở tỉnh Quảng Bình để phục vụ người dân địa phương và du khách chiêm bái khi có dịp đi trên đường thiên lý bắc-nam qua đèo Ngang với nhiều huyền tích. Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh dưới chân đèo Ngang là điểm du...

Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Belarus với ASEAN

(ĐCSVN) - Tại cuộc gặp Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội Belarus Igor Sergeyenko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Belarus với ASEAN. Nhân dịp tham dự Đại hội đồng AIPA-45 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), chiều 19/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội (Hạ viện) Belarus Igor Sergeyenko. ...

Cùng chuyên mục

Phát huy tiềm năng hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Argentina

Trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các địa phương Argentina, từ ngày 17 - 20/10, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cordoba, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước nói chung, giữa Việt Nam và tỉnh Cordoba nói riêng. Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, trong khuôn khổ chuyến công tác, Đại sứ Ngô...

Lễ hội chùa Keo mùa Thu ở tỉnh Thái Bình thu hút đông du khách

NDO - Sau 8 ngày tổ chức, Lễ hội tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã khép lại với nhiều tín hiệu tích cực, trong đó qua mỗi năm số lượng du khách đến với lễ hội ngày càng tăng cao. Toàn cảnh Lễ hội chùa Keo mùa Thu ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chụp từ trên cao. (Ảnh: Nguyễn Thuyên) Theo Ban tổ chức Lễ hội chùa Keo mùa Thu, ước tính trong các...

“Tạo dựng một thế hệ doanh nhân, nhà khoa học trẻ năng động”

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang sẵn sàng đảm đương vai trò rường cột, tiên phong dẫn dắt đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và làm chủ công nghệ mới. Tối 20/10, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - người Đoàn viên Thanh niên...

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV có nội dung chương trình lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ

Đầu giờ sáng 21/10, Quốc hội đã tiến hành họp phiên trù bị và biểu quyết thông qua chương trình, nội dung Kỳ họp thứ 8. Phóng viên Tuấn Anh của Truyền hình Quốc hội Việt Nam đang có mặt tại Nhà Quốc hội sẽ cho chúng ta biết thêm thông tin chi tiết. Quochoitv.vn

2 trưởng công an thành phố thôi làm nhiệm vụ công an, chuyển sang ngành khác

Theo các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương mới được...

Mới nhất

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải,...

Mù Cang Chải đẹp siêu thực, du khách tranh thủ check-in cuối mùa vàng

(Dân trí) - Biết Mù Cang Chải được chuyên trang du lịch xếp ở vị trí đầu tiên trong danh sách 25 điểm đến sở hữu vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc, Ngọc Bích tranh thủ tới ngắm lúa vàng dù đã vào cuối vụ. Mù Cang Chải đẹp siêu thực   Tháng 9, tháng 10 hàng năm, du khách ở...

Thủ tướng: Năm 2025 GDP bình quân đầu người đạt 4.900 USD

Sáng 21-10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XV), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến kế...

Tam Đường (Lai Châu): Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS

Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 13 xã, thị trấn, với hơn 12.500 hộ. Xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, Đảng bộ, chính quyền huyện đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân cùng...

Mới nhất