Trang chủNewsThời sựNâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực...

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực từ đất đai


Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).

Hội nghị có sự tham dự của nhiều tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý nhà nước.

small_ttr-le-minh-ngan_6.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).

Huy động trí tuệ của toàn xã hội tham gia

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật lớn với quy mô rộng, có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường…; tác động đến mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Do vậy, quá trình chuẩn bị, xây dựng bên cạnh việc thực hiện thật bài bản, khoa học, kỹ lưỡng, tập trung đầu tư nhiều công sức, trí tuệ không chỉ của các cơ quan tham gia trực tiếp vào quy trình lập pháp như Chính phủ, Quốc hội mà đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các cơ quan trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

“Quá trình chuẩn bị và xây dựng Dự án Luật này cần phải huy động được tối đa trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau.” – Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh.

small_ttr-ngan5.jpg
Thứ trưởng Lê Minh Ngân phát biểu tại Hội thảo

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, trên cơ sở định hướng quan điểm của Nghị quyết 18-NQ/TW, Dự thảo Luật Đất đai đã có nhiều chính sách đổi mới như: đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy định về bồi thường, hỗ trơ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; cơ chế xác định giá đất; tài chính về đất đai; … và đặc biệt là có nhiều chính sách liên quan đến việc sử dụng đất của các doanh nghiệp như đã quy định cụ thể về giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu các dự án có sử dụng đất; các trường hợp thuê đất trả tiền một lần, thuê đất trả tiền hàng năm; quy định các trường hợp áp dụng bảng giá đất, trong đó áp dụng bảng giá để tính thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất; bổ sung quy định để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai; phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể phù hợp với thẩm quyền trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; bổ sung các quy định về quản lý, đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ lấn biển…

Bên cạnh những điểm đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng đất đã được thể chế hóa từ Nghị quyết 18-NQ/TW thì “cơ quan soạn thảo vẫn luôn luôn lắng nghe ý kiến của các đại biểu về việc thể chế như vậy đã đầy đủ chưa? có khả thi không? những chính sách nào cần tiếp tục được thể chế, những chính sách nào đã được thể chế đầy đủ? Còn những chính sách nào mà mặc dù Nghị quyết 18 không nêu nhưng quá trình thực thi còn vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành…?” Thứ trưởng Lê Minh Ngân nêu vấn đề.

toan-canh(1).jpg
Luật Đất đai (sửa đổi): Phát huy nguồn lực từ đất đai

Do đó, Là cơ quan soạn thảo dự án Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường rất mong muốn tập hợp được những ý kiến tâm huyết, trí tuệ của tất cả các tầng lớp Nhân dân, của các doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, những ý kiến có tính đặc trưng, riêng biệt đối với từng đối tượng chịu tác động của pháp luật về đất đai về dự án Luật đặc biệt quan trọng này để làm sao chúng ta có được một dự án Luật với nhiều chính sách bảo đảm tính khả thi, đi vào cuộc sống.

Xây dựng các ý kiến hoàn thiện cho dự án Luật

Về nội dung “các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất”, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM, đề nghị bổ sung quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho một số lĩnh vực ưu đãi đầu tư về cơ sở giáo dục, đào tạo, thể dục, thể thao và miễn tiền thuê đất cho đơn vị sự nghiệp (tự chủ tài chính), đất xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, các công trình, hạ tầng cảng biển, đường sắt, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kinh tế – xã hội, có lợi cho cộng đồng.

luat-su.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM phát biểu tại Hội thảo 

Về nội dung Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất, theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Quy định của Dự thảo Luật về điều kiện thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức sử dụng đất vẫn còn có khả năng phát sinh rủi ro khi áp dụng, cụ thể như tại Điểm a Khoản 1 Điều 49 Dự thảo Luật quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình khi có “Giấy chứng nhận”.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng cần phải bổ sung quy định đầy đủ như nội dung đã được ghi nhận tại Khoản 22 Điều 3 Dự thảo Luật, là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

mekong.jpg
Ông Brian Garcia, Quản lý Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mêkông (MRLG) phát biểu tại Hội thảo 

Ông Brian Garcia, Quản lý Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mêkông (MRLG) tham luận rằng, về cam kết về quyền sử dụng đất bảo đảm của người dân tộc thiểu vẫn còn chưa rõ ràng. Trong đó thiếu một điều khoản công nhận rõ ràng các quyền và tập quán sử dụng đất theo tập tục của đồng bào thiểu số với tư cách là một nhóm hoặc toàn bộ cộng đồng cư dân để giao/tiếp cận, quản lý, sử dụng đất và hưởng lợi từ đất. Do đó khuyến nghị khẳng định cam kết bảo đảm quyền sử dụng đất bảo đảm của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân đồng bào thiểu số, hài hòa Dự thảo Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Ông Seck Yee Chung, đại diện Nhóm Công tác Thương mại và Đầu tư VBF nêu rằng, định nghĩa của khái niệm “tài sản gắn liền với đất” quá mơ hồ, trong khi khái niệm này ảnh hưởng đến rất nhiều quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong Luật này và các văn bản pháp luật khác. Điển hình là nội hàm của khái niệm này có thể ảnh hưởng đến khả năng thế chấp tài sản tương ứng và cơ quan đăng ký biện pháp thế chấp đó.

chungshan.jpg
Ông Seck Yee Chung, đại diện Nhóm Công tác Thương mại và Đầu tư VBF phát biểu tại Hội thảo

Ông Seck Yee Chung đề nghị bổ sung vào định nghĩa này đoạn nói rằng “Các tài sản mà khi di dời khỏi thửa đất không bị thiệt hại đáng kể đến công năng sử dụng của tài sản đó và không gây ra thay đổi đáng kể với đất thì đều được coi không phải là tài sản gắn liền với đất”…

Ngoài ra, các đại biểu, chuyên gia, tổ chức cũng tham gia đóng góp ý kiến về Sửa đổi Luật Đất đai để huy động tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp tại Việt Nam; Các vấn đề cần sửa đổi của Luật Đất đai nhìn từ góc độ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam; Cơ chế thế chấp quyền sử dụng đất để huy động nguồn vốn quốc tế cho danh nghiệp Việt Nam; Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất…

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Lê Minh Ngân trân trọng cảm ơn và ghi nhận tất cả các ý kiến của các địa biểu. Theo Thứ trưởng, các ý kiến của các nhà khoa học, các hiệp hội, các doanh nghiệp… rất trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết trong việc đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

small_ttr-le-minh-ngan_4.jpg
“ Chúng ta quyết tâm sao Luật Đất đai sửa đổi phải tạo ra cơ chế minh bạch, thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đảm bảo phát huy nguồn lực đất đai, phát triển một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu của Đảng và nhân dân đề ra” – Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh.

Với các ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, có những ý kiến đóng góp đã có trong dự thảo Luật, chỉ đề nghị làm rõ hơn nội hàm; có ý kiến ngoài dự thảo Luật. Trách nhiệm cơ quan soạn thảo và trực tiếp là Bộ TN&MT sẽ tổng hợp, tiếp thu, tiếp nhận đầy đủ các ý kiến tiếp góp ý của các đại biểu. Trong đó, trên cơ sở ý kiến nào phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng về chính sách đất đai, không trái Hiếp pháp, có giá trị thực tiễn khi chính sách, ý kiến đó được thể chế hóa đi vào cuộc sống làm phát huy nguồn lực đất đai…sẽ được cơ quan soạn thảo báo cáo đưa vào dự thảo Luật.

Bên canh đó, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cũng giành thời gian trao đổi một số ý kiến các đại biểu đặt ra về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư, giá đất, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sử dụng đất, trong đó có quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp….

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay dựa trên rất nhiều điều kiện, yếu tố, trong đó có 3 điều kiện hết sức quan trọng, gồm: chính sách pháp luật, công cụ quy hoạch và cơ sở dữ liệu đất đai. Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho rằng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng đã được thể chế hóa trong các Nghị quyết của Đảng và cơ quan soạn thảo sẽ bám sát các chủ trương của Đảng để đưa ra dự thảo Luật bám sát thực tiễn nhất.

toan-canhr1.jpg
Toàn cảnh Hội thảo chiều 15/3

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cũng trao đổi về các ý kiến góp ý việc xây dựng bảng giá đất hàng năm hay 5 năm; việc xác định giá đất sát với giá thị trường nhằm đảm bào hài hòa quyền lợi của nhà nước, doanh nghiệp và người dân, hạn chế khiếu nại khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc cho phép doanh nghiệp thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài…

Tất cả các ý kiến trên sẽ được cơ quan soạn thảo cầu thị, lắng nghe, tiếp thu đầy đủ; đối với những góp ý những chính sách mới ngoài dự thảo Luật sẽ được tổ chức đánh giá tác động đầy đủ, nếu phù hợp, hiệu quả sẽ đưa vào dự thảo Luật. “ Chúng ta quyết tâm sao Luật Đất đai sửa đổi phải tạo ra cơ chế minh bạch, thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đảm bảo phát huy nguồn lực đất đai, phát triển một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu của Đảng và nhân dân đề ra” – Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh.

Trả lời phóng viên báo chí bên hành lang Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết: Theo Nghị quyết 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch 170 của Chính phủ, đến ngày hôm nay (15/3) thời hạn lấy ý kiến nhân dân kết thúc. Tuy nhiên, với cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục lấy ý kiến đến khi Quốc hội thông qua Luật. Tất cả các ý kiến có trách nhiệm, giá trị đều đươc cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, giải trình một cách đầy đủ để nâng cao chất lượng dự thảo luật trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền

Về tiến độ, tất cả các tỉnh, thành phố đã tổ chức xong việc lấy ý kiến nhân dân thông qua các hội thảo, báo cáo, các hội nghị với những hình thức phong phú,khác nhau, có những nơi làm rất sáng tạo đến tận tổ dân phố, có các hội nghị mang tính chuyên đề đối với các nhà khoa học và các giai tầng xã hội đều đóng góp rất đầy đủ.

Hiện nay, trên website  của Bộ TN&MT, có gần 8 ngàn ý kiến trực tiếp; 75 ý kiến bằng văn bản, trong đó 22 ý kiến của tổ chức. Đến nay, UBND tỉnh Lào Cai đã gửi báo cáo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật.

Từ nay đến ¼, với khối lượng công việc rất lớn,cơ quan soạn thảo phối hợp cơ quan liên quan tổng hợp các ý kiến từ các báo cáo của cơ quan Mặt trận tổ quốc, bộ ban ngành…dể tổng hợp thành báo cáo với dung lượng rất lớn thể hiện đầy đủ, kịp thời khách quan ý kiến của nhân dân đóng góp cho Luật Đất đai. Từ đó, cơ quan soạn thảo sẽ xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến nhân dân đối với dự thảo. Với 2 tài liệu quan tọng đó sẽ làm cơ sở để cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai và các tài liệu có liên quan để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.

Thời gian vừa qua, các địa phương, bộ ngành đã chủ động, tích cực lấy ý kiến nhân dân và đạt kết quả rất cao. Nếu tiến độ đến 20/3, cơ quan soạn nhận được đầy đủ báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố gửi về bằng văn bản sẽ tạo điều kiện rất tốt để cơ quan soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật Đất đai.









Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy

(ĐCSVN) - Ngày 18/11, Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Lê Minh Trí, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao; Nguyễn Huy Tiến, Viện...

Ninh Phước (Ninh Thuận): Trên 2 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719

Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân

Y, bác sỹ Bệnh xá đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa điều trị cho ngư dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng. ...

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Nghệ An đã bầu ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với số phiếu 100% đại biểu dự họp đồng ý. ...

Toàn văn phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)...

Chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Thừa ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sáng 18/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban chấp hành Trung ương về “chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020 - 2025”. ...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam

Trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil. ...

Bài đọc nhiều

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Hệ thống xác định VĐV khuyết tật tại Paralympic hoạt động như thế nào?

Paralympic 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 8/9. Một điều có thể gây bối rối cho những người mới xem Paralympic là hệ thống phân loại độc đáo của giải đấu này. "Phân loại là nền tảng của Phong trào Paralympic, nó quyết định vận động viên...

Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồi đầu tháng 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm một thứ trưởng, để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng 6 thứ trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác điều động, bố trí, sắp...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Dự báo thời tiết 18/11/2024: Không khí lạnh gây mưa, Bắc Bộ chuyển rét

Dự báo thời tiết 18/11/2024, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, mang theo mưa rét và gió lạnh. Các tỉnh Trung Bộ đang trải qua những ngày mưa giông diện rộng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông...

Cùng chuyên mục

Triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy

(ĐCSVN) - Ngày 18/11, Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Lê Minh Trí, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao; Nguyễn Huy Tiến, Viện...

Ninh Phước (Ninh Thuận): Trên 2 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719

Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các cơ quan...

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Ngày 18/11/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 1297/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày...

Ủy ban Dân tộc thống nhất kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Chiều 18/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đã chủ trì cuộc họp để thống nhất kết quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và kế hoạch triển khai Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 10/10/2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011...

Lửa bùng cháy dữ dội tại xưởng sản xuất đồ nhựa ở Hà Nội

Một nhà xưởng sản xuất đồ nhựa tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bốc cháy dữ dội, Cảnh sát PCCC&CNCH huy động hơn 10 xe đến hiện trường dập lửa. Hơn 22h đêm 18/11, một vụ cháy nhà kho sản xuất đồ nhựa xảy ra tại ngõ 115/35 phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tại hiện trường, lửa đỏ rực bùng lên dữ dội kèm theo cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Ước tính, khu nhà xưởng...

Mới nhất

Lửa bùng cháy dữ dội tại xưởng sản xuất đồ nhựa ở Hà Nội

Một nhà xưởng sản xuất đồ nhựa tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bốc cháy dữ dội, Cảnh sát PCCC&CNCH huy động hơn 10 xe đến hiện trường dập lửa. Hơn 22h đêm 18/11, một vụ cháy nhà kho sản xuất đồ nhựa xảy ra tại ngõ 115/35 phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tại hiện trường, lửa đỏ...

Ba cách xem ngày tạo tài khoản Facebook

Nếu muốn biết chính xác gia nhập Facebook ngày nào hay tài khoản Facebook đã bao nhiêu ‘tuổi’, bạn có thể làm theo ba cách dưới đây. Xem ngày tạo tài khoản Facebook Cách dễ nhất để xem ngày tạo tài khoản Facebook là sử dụng mục Thông tin cá nhân trên website hoặc ứng dụng. Trong ô tìm kiếm, nhập...

Triển khai, đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024

(ĐCSVN) - Với việc triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tại TP Hồ Chí Minh năm 2024, Thành phố mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các chỉ số cụ thể, như tính minh bạch trong thông tin, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, chi phí thời...

Mới nhất