Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong...

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

(PLVN) – Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên, tạo sự thống nhất trong hành động, qua đó huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Pháp luật và cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội được hoàn thiện theo hướng đồng bộ hơn, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của tín dụng chính sách xã hội, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi đã được ban hành kịp thời để hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Nguồn vốn chính sách xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện đã quan tâm cân đối, bố trí một phần ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Nguồn vốn chính sách xã hội được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác. Mô hình và phương thức hoạt động của NHCSXH được khẳng định và ngày càng được củng cố.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế – xã hội; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng, miền; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, qua đó ngày càng củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là “điểm sáng”, một trong những “trụ cột” của hệ thống các chính sách an sinh xã hội, minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác tín dụng chính sách xã hội còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc: Nguồn vốn chưa thực sự đa dạng; chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; vốn uỷ thác tại một số địa phương, nguồn vốn có nguồn gốc từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hiệu quả tín dụng ở một số vùng, địa phương còn thấp, tỉ lệ nợ quá hạn cao. Quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, chưa gắn kết với mô hình, dự án liên kết theo chuỗi, thiếu sự hỗ trợ đầu ra ổn định, bền vững. Việc chuyển đổi số của NHCSXH còn hạn chế.

Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện; Công tác phối hợp trong xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách chưa thực sự chặt chẽ; chưa gắn kết giữa mục tiêu với khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính;

Cơ chế chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất trong việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội với hoạt động tín dụng chính sách xã hội còn thiếu đồng bộ; một số chính sách áp dụng chung trên toàn quốc chưa phù hợp với từng loại đối tượng, vùng, miền; chưa có quy định cụ thể về tỉ lệ và nguyên tắc xác định nguồn vốn chủ đạo, phù hợp với đặc thù tín dụng chính sách xã hội; cơ chế, chính sách chưa thực sự phù hợp để NHCSXH tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;

Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khống chế tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ trái phiếu đến hạn hằng năm. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhất là của dịch Covid-19.

Bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau; là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là động lực, nguồn lực để những người thụ hưởng chính sách xã hội tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Hai là, Nâng cao vai trò của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội.

Xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị, địa phương và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030. Các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường phối hợp trong xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác từ NHCSXH.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động huy động, quản lý và sử dụng vốn của NHCSXH, không được để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động của NHCSXH.

Ba là, Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh; chú trọng cung cấp tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, học sinh, sinh viên nghèo và các trường hợp khẩn cấp khác… Thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Mức ưu đãi được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.

Rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội hiện hành. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, chính sách an sinh xã hội; tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo. Nghiên cứu tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo, vùng khó khăn, đối tượng có thu nhập trung bình, ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 – 2030.

Bốn là, Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hoá các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn hoạt động được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho NHCSXH, trong đó nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước là chủ đạo, nguồn uỷ thác từ các địa phương là quan trọng, đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế.

– Nghiên cứu tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước vào NHCSXH. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho NHCSXH chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho NHCSXH, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn này chiếm 30% tổng nguồn vốn. Có cơ chế, chính sách để NHCSXH được tiếp nhận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Các địa phương tiếp tục quan tâm, bố trí kịp thời ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 – 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn.

– Tiếp tục duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH. Có cơ chế linh hoạt để huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước. Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền vay, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Năm là, Phát triển NHCSXH là định chế tài chính công, có khả năng tự chủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

– Tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù của NHCSXH. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản trị, cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế tài chính của NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát, năng lực dự báo, phân tích; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống NHCSXH. Hoàn thiện quy chế phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ bị rủi ro bảo đảm an toàn nợ, phù hợp với đặc thù, tính chất hoạt động của NHCSXH. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ trong hoạt động tín dụng.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ NHCSXH có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tuỵ phục vụ người dân. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, thu nhập để thu hút và ổn định nguồn nhân lực của NHCSXH.

– Đơn giản hoá trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hoá công tác quản trị điều hành. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền tảng ngân hàng số, số hoá quy trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, chú trọng thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành để cập nhật và quản lý đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội.

Sáu là, Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách, kiểm soát tín dụng đen một cách hiệu quả.

Bảy là, Tổ chức thực hiện:

– Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo: (i) Ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị. (ii) Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội theo hướng mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh. (iii) Bố trí đủ nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội, có giải pháp kịp thời, báo cáo Bộ Chính trị nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho NHCSXH. (iv) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị.

– Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm cho tín dụng chính sách xã hội; tăng cường giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

– Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện, các hoạt động nhận uỷ thác trong quá trình thực hiện Chỉ thị. Đảng đoàn MTTQ Việt Nam chỉ đạo đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

– Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt và phối hợp với NHCSXH xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện Chỉ thị.

– Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hướng dẫn việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Chỉ thị.

– Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.





Nguồn: https://baophapluat.vn/nang-cao-hieu-qua-cua-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-trong-giai-doan-moi-post531627.html

Cùng chủ đề

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

NDO - Sau 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả với nhiều thành quả nổi bật. Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế...

Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển...

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá

Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở...

Tổng Bí thư chủ trì hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIV

Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng diễn ra sáng nay (6.11). Sáng nay (6.11) tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những dự án thủy lợi kéo dài ‘lê thê’, ‘đội’ vốn và lãng phí

(PLVN) - Nhiều công trình thủy lợi với quy mô dung tích hồ chứa xấp xỉ 100 triệu đến hơn 200 triệu m3, đã khởi công nhưng “đội” vốn ngàn tỷ, phải gia hạn nhiều năm, tới nay vẫn chưa thấy hoàn thành. Vì sao? 11/11/2024 14:13 Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình) đội vốn hơn 1.000 tỷ. (Ảnh: MC) (PLVN) - Nhiều công trình thủy lợi với quy mô dung tích hồ chứa xấp...

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD. Tín hiệu thị trường tích cực Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của dệt may...

Quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa được cấp phép như thế nào?

(PLVN) - Các nhà quản lý sàn TMĐT có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế … Trước băn khoăn của dư luận về việc quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký cấp phép, thông tin với báo chí hôm 8/11, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hoạt động kinh doanh...

Khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch với nhiều hoạt động hấp dẫn

10/11/2024 12:52 (PLVN) - Tối 9/11, tại Quảng trường thanh niên, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch năm 2024 với chủ đề “ Miền hoa thương nhớ ” với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Lễ hội hoa tam giác mạch được tổ chức hằng năm vào dịp cuối thu, đầu đông, đây là thời điểm hoa tam giác mạch khoe sắc đẹp nhất trên Cao...

Ông Đoàn Quốc Việt – nhà sáng lập Tập đoàn BIM qua đời

Để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Đoàn Quốc Việt, BIM Group sẽ tổ chức lễ tang trang trọng từ hôm nay, 10/11, tại tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. 10/11/2024 11:02 Để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Đoàn Quốc Việt, BIM Group sẽ tổ chức lễ tang trang trọng từ hôm nay, 10/11,...

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Cổ phiếu nào kéo tụt hiệu suất của quỹ đầu tư PYN Elite?

Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Báo cáo tháng 10/2024 của Quỹ đầu...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cùng chuyên mục

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

Bộ Xây dựng: Không có quy định cấm cho thuê căn hộ chung cư để ở

Luật Nhà ở 2023 quy định chủ sở hữu nhà ở có quyền "sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm". Cho thuê căn hộ phải làm thế nào? Thời gian qua, những người...

Giá vàng giảm sâu, diễn biến “lạ” tại các điểm mua bán

(NLĐO) - Giao dịch vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn ở TP HCM và Hà Nội từ sáng đến trưa 12-11 khá trầm lắng, khi giá vàng trong nước và thế giới rớt mạnh ...

Kích thích thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trải qua tháng 9 - tháng 10 với nền thanh khoản yếu, không có động lực rõ ràng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán trải qua tháng 9 - tháng 10 với nền thanh khoản yếu, không có động lực rõ ràng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Tiền vào chứng khoán “nhỏ...

Tỷ giá USD hôm nay 12/11/2024: Giá USD ngân hàng đảo chiều đi lên

Tỷ giá USD hôm nay 12/11/2024 ghi nhận giá USD ngân hàng đảo chiều đi lên sau khi giảm mạnh vào hai phiên trước. Có ngân hàng nâng giá USD thêm 80-90 đồng ở chiều mua vào. Tỷ giá USD trong nước hôm nay Hôm nay (12/11), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD là 24.267 đồng/USD, tăng 4 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương...

Mới nhất

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump. Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS Ngày...

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ...

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

“Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng, uy tín thương hiệu hàng Việt Nam”

Điều tra của VCCI cho thấy năm 2023, có 63,3% doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa và dịch vụ đầu vào của các doanh nghiệp Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với 12,4% của năm 2010.   Cách tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam đã bài bản, hiệu quả hơn. Vì vậy, người tiêu dùng trong...

Mới nhất