Trang chủKinh tếNông nghiệpNâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát...

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vừa được Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tỉnh uỷ Lào Cai tổ chức ngày 9/5/2023.




nang cao hieu luc hieu qua quan ly bao ve va phat trien rung

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng và trao đổi những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới, phục vụ công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13. Hội nghị cũng là dịp để các đại biểu thảo luận, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế rừng, trong đó chú trọng tới các nội dung: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon; kinh tế dưới tán rừng; dịch vụ môi trường rừng; chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ; du lịch sinh thái.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, tỉnh Lào Cai mong muốn cùng với các bộ, ngành, các địa phương trong vùng, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia thảo luận, cùng góp ý kiến, đề xuất với Trung ương những ý tưởng mới, cách làm sáng tạo, giải pháp chiến lược trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng để tài nguyên rừng trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế phát triển lâm nghiệp thế giới, là nguồn sinh kế bền vững của nhân dân và đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Lào Cai cũng rất mong muốn Ban Chỉ đạo sơ kết Trung ương ghi nhận những kết quả tích cực tại Hội nghị lần này cùng với những nội dung đã sơ kết tại khu vực Tây Nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ để báo cáo Ban Bí thư tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực lâm nghiệp của các địa phương để tiếp tục phát huy hơn nữa ý chí, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong tình hình mới.

Chủ trì Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13, nêu rõ, trong 5 năm qua, các địa phương trong Vùng đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là Chỉ thị số 13 và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.




nang cao hieu luc hieu qua quan ly bao ve va phat trien rung

Ngành lâm nghiệp đã có bước phát triển khá, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng, góp phần nâng cao đời sống người dân. Diện tích rừng trồng tăng lên; diện tích rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học được bảo vệ khá tốt, tỷ lệ che phủ đạt 54,02%, cao hơn nhiều mức bình quân chung toàn quốc (42%) và tăng 0,6% so với trước khi có Chỉ thị 13. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển khá. Các cơ chế, chính sách về phát triển lâm nghiệp từng bước được hoàn thiện.

Các địa phương trong khu vực đã nỗ lực khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu trong Chỉ thị 13 như: Thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… trên địa bàn được thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc phát triển rừng, trồng rừng thay thế và xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có nhiều chuyển biến…

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, cũng còn những hạn chế, vướng mắc cần tiếp tục khắc phục như: Vẫn còn để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, đặc biệt là phá rừng tự nhiên; Việc phân cấp quản lý rừng đặc dụng hiện nay vẫn còn bất cập; kinh phí chi cho quản lý, bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên hạn hẹp; Ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển lâm nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức; Xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đất đai giữa các ban quản lý rừng, công ty nông lâm nghiệp và người dân, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự tại nhiều nơi…

Tại Hội nghị, đại diện các địa phương trong Vùng đã trình bày Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các địa phương trong việc thực hiện, đồng thời đề xuất quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hầu hết các đại biểu đều đề xuất cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững. Nghị quyết này sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách mới, bảo đảm cả 2 hướng chủ đạo: bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm tại Hội nghị; đồng tình với các kiến nghị, đề xuất và nhấn mạnh một số nội dung cần tập trung tới đây.

Thứ nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh; tình trạng di dân tự do.

Thứ hai, có cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ ba, có các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển bền vững dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ carbon.

Thứ tư, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, bảo đảm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo cam kết tại COP26.

Thứ năm, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ sáu, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Thứ bảy, hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Tổ chức Hội nghị tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa những nội dung được trình bày và ý kiến thảo luận phục vụ công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 và tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh mới.





Source link

Cùng chủ đề

Hiện thực “giấc mơ” thu nhập từ rừng của người dân xứ Nghệ

Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 "Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Chợ cá Tha...

Lễ ký kết hợp tác phát triển rừng bền vững

Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Suntory PepsiCo Việt Nam ký kết hợp tác phát triển rừng bền vững, hướng đến bảo tồn nguồn nước và trung hòa các - bon Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) phối hợp với Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức Diễn đàn hợp tác công - tư trong việc phát...

Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho Tây Nguyên, Nam Trung Bộ

DNVN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, đến tháng 11/2024, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 400.000 tỷ đồng, tương đương 54% so với kế hoạch và trên 60% so với mục tiêu chính phủ đặt ra. “Chúng ta vẫn còn thời gian. Kế hoạch đầu tư công thường tính đến tháng 1/2025, do đó, các Bộ, ngành từ Trung ương đến...

Về công tác phong trào xóa đói giảm nghèo

Nhớ mãi Ngân hàng chính sách ở muôn nơi Giúp đỡ bà con đẹp cuộc đời Vay vốn làm ăn, giàu phát đạt Giải ngân sản xuất, tậu xe hơi Hộ nghèo đã giảm, tăng thu nhập Hộ đói không còn, sống thảnh thơi Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Nhân dân ghi...

Central Retail Việt Nam lần đầu tiên hợp tác với các nhà cung cấp để đảm bảo giao hàng xuyên suốt Tết Ất Tỵ...

Hòa cùng không khí của mùa mua sắm tưng bừng dịp cuối năm và chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 sắp đến, chuỗi siêu thị bán lẻ thực phẩm của Central Retail Việt Nam gồm: GO!, Big C, Tops Market, triển khai đồng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt hấp dẫn, giúp người tiêu dùng có một cái Tết ấm no, đủ đầy. Sức mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho Tết tại GO!...

Nâng cao vị thế thương mại để thoát bẫy thu nhập trung bình

Việt Nam, một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất thế giới, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhờ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Tuy nhiên, những thay đổi và các biến động của thương mại toàn cầu đang đặt ra bài toán lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam phải cải cách chính sách và chiến lược để nâng vị thế thương mại lên một tầm cao mới. ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 16-20/12

Tỷ giá trung tâm tăng 60 đồng, chỉ số VN-Index giảm 5,07 điểm so với cuối tuần trước đó hay mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ngày 16/12 đạt 7.085 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cuối năm trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 16-20/12. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/12 Điểm lại thông tin...

Bài đọc nhiều

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Tín dụng ưu đãi trên miền nắng gió (Bài 2)

Ninh Thuận - vùng đất của nắng và gió với những con người chất phác đang từng ngày tìm cách vượt qua khó khăn, kiên trì vươn lên. Trên hành trình ấy, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” ra đời như ngọn đèn hải đăng, dẫn lối cho con tàu tín dụng chính sách vững vàng vượt qua...

Cần Thơ hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSCL

Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, Thành phố Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Đến năm 2045, Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trước ngày diễn ra hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân, anh Nguyễn Minh Tâm-Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Thuận kiến nghị Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn vốn dài hạn, giúp và kết nối để nông dân liên kết làm...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp (PTT) lên 200ha, phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng...

Truy “điểm nghẽn”, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Hưng muốn ngành kinh tế hợp tác và PTNT tạo thay đổi để phát triển

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT diễn ra sáng 24/12, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Hưng đã đặt câu hỏi lãnh đạo, cán bộ ngành kinh tế hợp tác và PTNT khó khăn nhất, điểm nghẽn mà ngành đang...

Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn cao su, trị giá 2,95 tỷ USD. Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Cà phê chín đỏ vườn, lúa ruộng còn non nớt, ngảnh chức năng Đắk Lắk cảnh báo mưa lũ ngập lụt

Giữa mùa thu hoạch cà phê và gieo trồng vụ Đông Xuân, tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị đối mặt với đợt mưa lớn trên diện rộng. Chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu thiệt hại...

Trong 6 giờ qua, bão số 10 ít di chuyển, miền Nam chuẩn bị hứng mưa lớn

Cập nhật tin bão số 10 mới nhất: Bão số 10 được dự báo sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh hưởng từ hoàn lưu của bão sẽ khiến một số tỉnh, thành ở Nam Bộ khả năng có mưa rào và dông. ...

Mới nhất

Ngứa da vào ban đêm có nguy hiểm không?

Ngứa vào ban đêm có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi và có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng này,...

Sao Vàng đất Việt trở thành biểu tượng thành công của doanh nghiệp

Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chia sẻ, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc phát triển thương hiệu quốc gia. Sao Vàng đất Việt trở thành biểu tượng thành công của doanh nghiệpÔng Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam...

Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chính sách kiểm soát thuốc lá không chỉ là một yêu cầu y tế công cộng mà còn là một thách thức lớn đối với các quốc gia trên thế giới. Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt NamChính sách kiểm soát thuốc lá không chỉ là một yêu cầu y tế...

Giáng sinh đầu tiên nơi con đường đất vừa được ‘lên đời’ ở vùng ven TPHCM

TPO - Đường Đồng Đen (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM) vốn là con đường đá đỏ, đã được bê tông hoá và mới được khánh thành, giúp cho người dân trong khu vực đón một mùa giáng sinh lung linh và vui tươi. 24/12/2024 | 21:21 ...

Mới nhất