Trang chủDestinationsHà GiangNâng cao giá trị kinh tế rừng

Nâng cao giá trị kinh tế rừng


21:38, 15/05/2023

BHG – Tỉnh ta có tổng diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 72,69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là tiềm năng, lợi thế trong phát triển KT-XH và đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.





Chế biến gỗ thành ván bóc phục vụ xuất khẩu giúp người dân thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) nâng cao thu nhập từ rừng.
Chế biến gỗ thành ván bóc phục vụ xuất khẩu giúp người dân thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) nâng cao thu nhập từ rừng.

Từ năm 2017 đến nay, tỉnh ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch để phát huy lợi thế về lâm nghiệp với quan điểm xuyên suốt: Lấy quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Phát triển lâm nghiệp bền vững đi đôi với trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện hài hòa các mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, bảo tồn đa dạng sinh học và từng bước nâng cao độ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 464.000 ha đất có rừng; 103.000 ha rừng đã giao cho các tổ chức, gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý. Nhằm phát huy lợi thế về lâm nghiệp, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 16 về phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2021 – 2025; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 29 về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong đó, hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với trồng rừng sản xuất bằng cây giống tốt (cây keo), 8 triệu đồng/ha đối với trồng rừng bằng cây gỗ lớn. Không những vậy, thực hiện Kế hoạch 85 về đột phá trồng rừng kinh tế theo chính sách của HĐND tỉnh, ngành Lâm nghiệp đã có bước phát triển đột phá về thâm canh trồng rừng kinh tế sử dụng cây giống tốt, phát triển kinh tế rừng trồng với tư duy mới, đưa nghề rừng trở thành nghề chính trong khu vực có tiềm năng. Đối với các huyện vùng cao chủ yếu trồng cây Sa mộc, Thông, Tống quá sủ, Lát; đối với huyện vùng thấp tập trung trồng rừng kinh tế với các loại cây như Keo, Quế, Hồi, Xoan, Mỡ, Bồ Đề…





Người dân xã Phương Tiến (Vị Xuyên) chăm sóc rừng trồng.
Người dân xã Phương Tiến (Vị Xuyên) chăm sóc rừng trồng.

Chỉ từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh trồng hơn 32.200 ha rừng tập trung; sử dụng giống tốt chiếm 34,6% trên tổng diện tích rừng được trồng. Trong đó, nhà nước hỗ trợ trồng mới hơn 6.700 ha, diện tích còn lại do người dân và 3 công ty lâm nghiệp thực hiện trồng rừng sau khai thác. Đến nay, toàn tỉnh có 9.162,47 ha rừng được cấp Chứng chỉ rừng bền vững (FSC), tập trung tại 2 huyện Bắc Quang (8.186,6 ha), Vị Xuyên (975,87 ha). Qua đó, hình thành vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn quản lý, bảo vệ rừng của Hội đồng quản trị rừng thế giới; mở ra cơ hội lớn cho người trồng rừng trong xuất khẩu gỗ vào thị trường quốc tế và được hưởng giá trị kinh tế cao hơn 10 – 15% so với rừng không được cấp Chứng chỉ FSC. Mặt khác, toàn tỉnh đã huy động số tiền gần 1.200 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, thu hút được 9 dự án ngoài ngân sách hỗ trợ đầu tư cho ngành Lâm nghiệp. Trên cơ sở này, nhiều dự án được thực hiện, góp phần tạo đột phá trong sản xuất lâm nghiệp như: Trồng rừng kinh tế công nghệ cao và thiết lập mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tại huyện Quang Bình và Xín Mần; ươm tạo, trồng cây dược liệu Sâm dây Ngọc Linh dưới tán rừng huyện Vị Xuyên; liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ gỗ trên địa bàn huyện Quang Bình…

Song song với công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh ta từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa được định hướng đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đầu tư về máy móc hỗ trợ sản xuất nên nhiều sản phẩm chế biến từ gỗ đạt chất lượng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 190 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tập trung nhiều nhất tại huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Các sản phẩm chủ yếu gồm: Ván ép, viên gỗ nén, gỗ bóc, gỗ mộc gia dụng… Giai đoạn 2018 – 2022, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lâm sản (chủ yếu là ván bóc) đạt hơn 30,4 triệu USD. Điển hình có Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Hoàng, Cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang) sản xuất gần 27.000 m3 ván ép/năm với tổng doanh thu bán hàng lên đến gần 250 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu chiếm 84%. Doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước; tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn: Các quyết sách quan trọng của cấp ủy, chính quyền tỉnh đi vào cuộc sống đã tạo đà thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng cơ bản được kiểm soát; diện tích rừng phòng hộ được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt; công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng bước đầu có sự đồng bộ, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh từ 55,57% (năm 2017) lên 58,58% ở thời điểm hiện tại. Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp bình quân đạt hơn 1.500 tỷ đồng/năm, chiếm từ 10 – 11% trong cơ cấu nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Với quan điểm: “Lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu”, “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”; hiện nay, tỉnh ta tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong phát triển lâm nghiệp bền vững, thực hiện đồng bộ các giải pháp về: Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao giá trị kinh tế rừng, tạo sinh kế bền vững cho người dân; huy động nguồn lực để bảo vệ, phát triển rừng bền vững; ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025: Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 60%; nâng tổng diện tích rừng được cấp Chứng chỉ FSC lên 15.600 ha; phấn đấu năng suất rừng trồng bình quân đạt 80 – 120 m3/ha/chu kỳ 7 năm; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 20% trong cơ cấu giá trị của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG





Source link

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. ...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. ...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018...

18:19, 16/08/2023 BHG - Chiều 16.8, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Công viên Địa chất toàn cầu (ĐCTC) Unesco Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018 – 2022; triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 – 2027. Các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí...

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

17:35, 14/08/2023 BHG - Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Không ngừng nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới”. Đây là lần đầu tiên trong các Văn kiện của Đảng gắn liền hai khái niệm lãnh đạo và cầm quyền với nhau. Đảng vừa có vai trò lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm lãnh đạo của mình, vừa nắm quyền lực quản lý đất...

Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ

4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 D034F0256FC215A2E053256AA8C0C981 4028eaa57d01d5df017d02319a751162 /multimedia/truyen-hinh/ Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ 4028eaa589e184e00189e567de5a6afb Truyền hình (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=687626948770491&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Source link

Nông nghiệp khẳng định vai trò “trụ cột”

14:36, 16/08/2023 BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 2025 xác định nông nghiệp là một trong ba “trụ cột” chính trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và ngành nông nghiệp giữ thế chủ đạo thực hiện 2 trong 3 đột phá về tạo sinh kế, nâng cao vật chất, tinh thần cho người dân; phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá...

Sau 15-8, bán xe không nộp lại biển số, đăng ký sẽ bị phạt

11:51, 11/08/2023 Theo quy định từ ngày 15-8, khi bán xe chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. Từ ngày 15-8, trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15-8 quy định biển số ô tô, xe máy được...

Bài đọc nhiều

Mùa nắng nóng, có nên mở hé nắp capo khi di chuyển để tránh quá nhiệt cho xe?

11:34, 13/06/2023 Nhiều tài xế truyền tai nhau mẹo nhỏ mở hé nắp capo để động cơ ô tô lấy được nhiều gió hơn, tránh quá nhiệt. Vậy, cách làm này là đúng hay sai? Vào mùa nắng nóng cao điểm như hiện nay, ô tô khi làm việc nhiều giờ liên tục trên đường rất dễ bị nóng máy, quá nhiệt, dẫn đến giảm công suất, hư hại cho động cơ, thậm chí tăng nguy cơ cháy nổ. Gần đây, nhiều độc...

Những biển số xe đặc biệt tại Việt Nam không phải ai cũng biết

16:47, 14/07/2023 Ngoài những biển số thông thường được sử dụng cho ô tô cá nhân và xe kinh doanh, còn nhiều biển số đặc biệt được lưu hành tại Việt Nam không phải ai cũng biết. Biển số xe có nền màu xanh, chữ màu trắng Biển số nền xanh là biển số xe của các cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan xét xử, kiểm sát; lực lượng công an nhân dân;...

Honda trình làng xe tay ga mới sản xuất tại Trung Quốc, đấu Yamaha Fazzio

18:41, 17/06/2023 Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới của Honda mang tên Honda NS125LA được phát triển, sản xuất tại Trung Quốc, kiểu dáng cổ điển theo phong cách châu Âu, kết hợp với động cơ 125 phân khối, có giá từ 11.900 nhân dân tệ (khoảng 38,9 triệu đồng). Cùng với việc nghiên cứu, phát triển xe máy điện, Honda cùng các đối tác tại Trung Quốc vẫn nỗ lực sản xuất các dòng xe tay ga mới sử dụng...

Cam Sành – đặc sản Hà Giang

Bên cạnh mật ong bạc hà, sẽ là thiếu sót khi đến vùng cao nguyên đá mà không nhắc tới quả cam sành. Nhờ điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi mà giống cam sành nơi đây cho quả đồng đều và đạt chất lượng cao. https://media.techcity.cloud/vietnam.vn/2023/05/Cam-sanh-san-vat-tren-cao-nguyen-da-Dong-Van-2p.mp4

Ban Văn hóa – Xã hội giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND tại Sở Giáo dục và Đào tạo

18:01, 10/06/2023 BHG - Ngày 9.6, đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện Nghị quyết 33/2021/NQ-HĐND ngày 16.7.2021 của HĐND tỉnh quy định mức thu, các khoản dịch vụ phục vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các...

Cùng chuyên mục

Rượu Tam Giác Mạch – Hương vị đặc trưng của vùng cao

Rượu tam giác mạch là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng cao Việt Nam, đặc biệt là Hà Giang. Được làm từ hạt tam giác mạch – một loại ngũ cốc đặc trưng của vùng núi cao, loại rượu này mang trong mình hương vị thơm ngon đặc biệt và những câu chuyện văn hóa thú vị.

Bí quyết nấu rượu Tam giác mạch đặc sản Hà Giang

Rượu tam giác mạch Hà Giang là một đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất cao nguyên đá. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, rượu tam giác mạch không chỉ là thức uống giải khát mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân. Rượu tam giác mạch được sản xuất thủ công theo phương pháp truyền thống. Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch sẽ được ngâm, nấu chín, trộn với men...

Loài hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tam giác mạch là một loại cây trồng phổ biến ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ. Hoa tam giác mạch nở vào mùa thu, khi những cánh đồng được bao phủ bởi một tấm thảm màu hồng rực rỡ. Đây là thời điểm du khách đổ về cao nguyên đá Đồng Văn để ngắm hoa và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trong...

Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!

(ĐCSVN) - Hà Giang vốn dĩ mùa nào cũng đẹp nhưng vào mùa xuân, khi sắc đào, mận, lê, mộc miên... rộn ràng khoe sắc trên mọi cung đường, trên những ngọn núi, bản làng vùng cao là thời điểm miền cao nguyên đá đẹp nhất. Đó cũng chính là lý do mà nhiều du khách thường rỉ tai nhau: Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!  Đến Hà Giang thời điểm này, du khách mới cảm nhận rõ...

Mới nhất

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

Mới nhất