Trang chủDestinationsThanh HóaNâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng bản địa

Nâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng bản địa


Tỉnh Thanh Hóa có nhiều loại cây trồng nguồn gốc bản địa, như: bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), quýt vòi (Ngọc Lặc), quýt hoi (Bá Thước), Quế Ngọc (Thường Xuân), sâm Báo (Vĩnh Lộc)… Những năm gần đây, Nhân dân đã chú trọng đến việc mở rộng sản xuất, phát triển cây trồng bản địa theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Tuy việc bảo tồn, phát triển cây trồng bản địa đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân song vẫn chưa được như kỳ vọng. Do đó, hiện nay các địa phương, ngành nông nghiệp và người sản xuất đang tìm những giải pháp căn cơ nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho cây trồng bản địa.

Nâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng bản địaSản xuất cây sâm Báo đã mang lại thu nhập cao cho người dân xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc).

Vĩnh Lộc vốn là vùng đất bán sơn địa của tỉnh, có khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi và nổi tiếng với những loài cây bản địa như: sâm Báo, nếp hạt cau Lộc Thịnh. Những năm gần đây, khi nhu cầu của thị trường hướng tới những sản phẩm tự nhiên, mang đặc trưng, gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống địa phương thì những cây trồng có nguồn gốc bản địa ngày càng được người dân quan tâm, chú trọng. UBND huyện Vĩnh Lộc cũng cân đối nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ Nhân dân phát triển sản xuất quy mô lớn. Đối với cây sâm Báo – loại dược liệu quý hiếm có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, mọc trên vùng núi Báo thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng từ lâu đã được tôn vinh là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”, được người dân vùng núi Báo đào cây con về trồng ở vườn nhà. Việc trồng sâm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình hoặc sơ chế rồi bán nhỏ lẻ. Những năm gần đây, giống cây sâm Báo đang được người dân địa phương, các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát triển cây sâm Báo thành cây hàng hóa bản địa. Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Với giá trị văn hóa, dinh dưỡng cao nên những năm gần đây cây sâm Báo được người dân và thị trường quan tâm, ưa chuộng. Do đó, người dân trên địa bàn đã phát triển diện tích hàng năm khoảng 20 ha sản xuất cây sâm Báo ở các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, Minh Tân… mang lại doanh thu từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Để bảo tồn, phát huy giá trị kinh tế của loại cây bản địa này, UBND huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng Đề án Bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây sâm Báo trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, huyện đã xây dựng phương án sản xuất, kế hoạch phát triển quy mô, diện tích cây sâm Báo đến năm 2025 là 120 ha, định hướng đến năm 2030 là 250 ha và cây sâm Báo trở thành sản phẩm chủ lực của huyện.

Được biết, hiện nay, diện tích sâm Báo được trồng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn manh mún, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, chưa tạo thành vùng trồng quy mô lớn, sản xuất hàng hóa tập trung. Tại núi Báo xã Vĩnh Hùng, chỉ có 2 hộ đang trồng sâm Báo hoa vàng với quy mô diện tích gần 1 ha, đây được coi là giống bản địa nhiều đời. Do đó, UBND huyện đang nỗ lực vận dụng chính sách để bảo tồn nguồn gen của cây sâm Báo hoa vàng và cung ứng nguồn giống bản địa cho người dân sản xuất.

Trong nhiệm vụ bảo tồn, phát triển các loại cây trồng bản địa, huyện Vĩnh Lộc còn phối hợp với một số doanh nghiệp, đơn vị chuyên môn bảo tồn nguồn gen gốc của cây lúa nếp hạt cau. Đồng thời, nhân rộng diện tích sản xuất và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm lúa nếp hạt cau Lộc Thịnh. Nhờ đó, đến nay người dân trên địa bàn huyện đã phát triển được khoảng 250 ha lúa nếp hạt cau và sản phẩm nếp hạt cau Lộc Thịnh được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2020, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất.

Không chỉ riêng Vĩnh Lộc mà nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có những loại cây trồng bản địa mang giá trị kinh tế, văn hóa cao đang được bảo tồn, phát triển để trở thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu biểu như cây bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), cây quế (Thường Xuân), cam Vân Du (Thạch Thành), dưa hấu Mai An Tiêm (Nga Sơn)… Theo đánh giá của các địa phương, trước đây do người dân chưa hiểu hết được giá trị của cây bản địa nên chưa có chính sách chăm sóc, phát triển phù hợp, dẫn đến các loại cây này đều đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Khi được chính quyền địa phương, các đơn vị chuyên môn của tỉnh hỗ trợ bảo tồn nguồn gen gốc và khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, người dân đã quan tâm đầu tư, phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm. Đây chính là những giải pháp căn cơ để việc sản xuất cây trồng bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững…

Bài và ảnh: Lê Hòa



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồi Lung Đạc có vết nứt, Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp

Ngày 23/9, UBND Thanh Hóa cho biết, vừa ban hành quyết định công bố...

Vương triều nhà Hậu Lê với 7 cái nhất lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, có vua lên ngôi trẻ nhất

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm và bị gián đoạn nhưng triều đại nhà Hậu Lê đã khẳng định được vị thế quốc gia và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Trong bài viết này xin tổng hợp lại những cái nhất để phác...

Độc đáo múa trò Xuân Phả Xứ Thanh

Người nông dân bước chân khỏi ruộng đồng, tạm rũ đi bùn đất, rơm rạ, khoác lên tấm áo con trò và hóa thân thành những hình tượng nghệ thuật và tái hiện lại thuở oai linh hiển hách của cha ông từ ngàn xưa. Đó chính là điệu múa dân gian Múa Trò Xuân Phả, một trong những trò diễn tiêu biểu, lưu dấu quá khứ hào hùng dân tộc qua các vương triều trong lịch sử phong...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển

Đại hội đã bầu 3 đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV. Tại Đại hội, 3 tập thể, 85 cá nhân đã được nhận Giấy khen của UBND huyện vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024. Nhiều địa phương tổ chức thành công Đại hội đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Chủ tịch IPPG dùng quỹ hưu ủng hộ đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” | Doanh nhân | Tài Chính

Trong đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã đóng góp 1 tỉ đồng tiền mặt và gián tiếp mang về 850 triệu đồng từ hoạt động bán đấu giá ngay trong đêm nhạc.Đêm nhạc "Nghĩa tình phương Nam"...

Gia Lai: Đầu tư phát triển những “hạt giống” quý cho du lịch cộng đồng

Được biết, UBND tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 với quyết tâm đưa du lịch vùng nông thôn phát triển...

Hà Nội duyệt phương án, vị trí nhiều tuyến đường tại huyện Đông Anh và Thanh Oai

Hà Nội duyệt phương án, vị trí nhiều tuyến đường tại huyện Đông Anh và Thanh OaiPhó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành các Quyết định phê duyệt phương án, vị trí nhiều tuyến đường tại huyện Đông Anh và Thanh Oai. ...

Những vựa lúa trĩu bông được người dân Hậu Giang cứu ra sao sau mưa bão?

Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão, mưa lớn kèm theo gió xoáy đã làm ảnh hưởng nhiều đến diện tích lúa hè thu, thu đông tại Hậu Giang.Các cơn mưa lớn kéo dài liên tục khiến việc thu hoạch của người dân bị chậm; năng suất, chất lượng lúa cũng bị giảm sút.Theo thống kê của...

Mới nhất

Mùa vàng Tây Nam Bộ