Trang chủNewsNhân quyềnNâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu...

Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả


Nhiều chính sách hiệu quả

Hiện nay, Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh đi đầu cả nước trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, Quảng Ninh dành tổng số vốn cho chương trình giai đoạn 2021- 2025 là 4.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh là 2.500 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện là 1.500 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 200 tỷ đồng.

anh-qn-04.jpg
Người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu phát triển vườn ươm cây giống, cho thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững

Cùng với đó, các cơ chế, chính sách an sinh về y tế, giáo dục, tín dụng chính sách xã hội, đất nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn được triển khai đảm bảo kịp thời, duy trì và phát huy hiệu quả.

Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Quảng Ninh tích cực triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình theo Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gắn với các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Đến nay, một số địa phương đã cơ bản hoàn thành, giúp cho các hộ dân ổn định, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Theo đó, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện còn có 66 hộ còn có nhà ở tạm, nhà ở dột nát cần hỗ trợ, trong đó có 55 hộ có nhà ở dột nát và 11 hộ có nhà ở chưa đảm bảo tiêu chí 3 cứng theo quy định của Bộ Xây dựng. Để hoàn thành việc xóa nhà đột nát, tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện vận động, huy động xã hội hóa để đảm bảo nguồn lực hoàn thành việc hỗ trợ cho các hộ thuộc diện xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát, đến nay nhiều ngôi nhà đã hoàn thiện, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/9/2023.

anh-qn-02.jpg
Ngôi nhà của gia đình ông Lâm Văn Đang, thôn Đông Thành, xã Quảng An vừa được sửa chữa giúp gia đình ổn định cuộc sống

Thực hiện Chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát năm 2023 của tỉnh, huyện Đầm Hà có tổng số 24 hộ thuộc điện được hỗ trợ. Trong đó, trên địa bàn xã Quảng An có 10 hộ, gồm 7 hộ được hỗ trợ xây nhà mới và 3 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà với tổng kinh phí thực hiện là 680 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa của huyện. Quảng An là xã miền núi, đồng bào DTTS chiếm trên 74% dân số, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện và sự vào cuộc tích cực của chính quyền xã, đồng lòng hưởng ứng của nhân dân, đến nay, toàn bộ 10 căn nhà đã cơ bản được hoàn thành, bàn giao cho các hộ gia đình.

Trong ngôi nhà mới được sửa chữa, ông Lâm Văn Đang, thôn Đông Thành, xã Quảng An, huyện Đầm Hà hồ hởi khoe, nhờ có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngôi nhà cũ của gia đình đã xuống cấp được sửa chữa chắc chắn, giúp gia đình ổn định cuộc sống, không còn nỗi lo mỗi khi mùa mưa bão về.

Nâng cao cuộc sống người dân

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình mục tiêu quốc gia mà Quảng Ninh tập trung triển khai đó là nâng cao trình độ, tạo việc làm, giúp đồng bào vùng DTTS từng bước nâng cao cuộc sống. Trong đó, các cấp ngành, địa phương đã phối hợp đẩy mở nhiều lớp hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng là người DTTS, chủ động tham gia thị trường lao động. Đến nay, đã có hơn 1.100 người DTTS được đào tạo nghề, giúp người dân có việc làm, thu nhập ổn định.

Cùng với đó, Quảng Ninh đẩy nhanh việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án giao đất giao rừng trên địa bàn các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Đến nay, tổng diện tích rừng, đất rừng đã được UBND cấp huyện giao, cho thuê trên 139.313 ha với 34.309 hộ tập trung tại các huyện miền núi.

anh-qn-05.jpg
Mô hình trang trại nuôi gà khép kín của gia đình anh Nguyễn Văn Tuyền, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà giúp cho nhiều hộ gia đình ở địa phương có việc làm, thu nhập ổn định

Trong hơn 2 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ hơn 38 tỷ đồng cho 896 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia chính sách phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa với diện tích trên 1.768 ha tập trung tại huyện Ba Chẽ và TP.Hạ Long. Đây là hướng đi mới vừa phát huy lợi thế đất đai, trồng rừng gỗ lớn kết hợp cây dược liệu bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con vùng DTTS taị các huyện miền núi.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn tập trung nguồn vốn từ các Ngân hàng cho vay tại các xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, Ngân hàng nhà nước đã triển khai thực hiện chính sách tín dụng tại địa bàn 65 xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Trong 5 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng nhà nước đã cho trên 32 nghìn khách hàng tại 65 xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo với số tiền hơn 4.284 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Nhờ vậy, trong 2 năm (2021- 2022), số hộ nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh giảm từ 1.056 hộ xuống còn 170 hộ, trong đó số hộ đồng bào DTTS nghèo giảm từ 957 hộ xuống còn 155 hộ.

Ông Vũ Kiên Cường cho biết thêm, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đải, nhất là địa bàn các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, cũng như duy trì thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS tại miền núi, hải đảo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực đầu tư

Dịp này, Hội nghị tập trung đánh giá về kết quả công tác dân tộc trong 6 tháng đầu năm 2024, tiếp thu nhiều ý kiến từ các bộ, ngành Trung ương và các địa phương để bổ...

Cần cụ thể hóa hơn nữa vai trò của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, các Hội VHNT trung ương...

(NADS) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội họp Thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Nội dung thứ hai của buổi họp. Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, chất lượng, sát thực tiễn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. ...

Xác định tổng mức vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương ưu tiên hỗ trợ thêm để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của Chương trình.Vốn ngân sách địa phương: khoảng...

Lào Cai thành lập đoàn giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn giám sát, đánh giá sẽ có 21 thành viên gồm 1 Trưởng Đoàn, 2 Phó Trưởng Đoàn và 18 thành viên. Trong đó, đồng chí Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là Trưởng Đoàn; Phó Trưởng Đoàn là đồng chí Đỗ Xuân Thủy, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và đồng chí Nguyễn...

Nguồn lực mạnh mẽ cho chương trình mục tiêu quốc gia

Từ nguồn lực đầu tư này, đời sống nhân dân khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh đã ngày càng khởi sắc.Trong 3 năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng mới khu công nghiệp Phước An (Đồng Nai)

Quyết định số 862/QĐ-TTg nêu rõ: Về quy hoạch giao thông đô thị mới Nhơn Trạch, sẽ điều chỉnh hướng tuyến đối với đường Liên Cảng và đường tỉnh 25C; giữ nguyên lộ giới, điều chỉnh mặt cắt đường đối với đường tỉnh 25B; điều chỉnh...

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:Xin Đại sứ cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược? Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung...

Cụm Thi đua số V – Bộ TN&MT liên kết, hợp tác công tác quản lý tài nguyên và môi trường

Cụm Thi đua số V bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố đã tham mưu UBND các tỉnh, thành phố...

Phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng là một sức mạnh nội sinh

Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được triển khai sâu rộng, đồng bộ, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, nâng...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng gặp mặt Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhân dịp này, Thượng tướng Lương Tam Quang gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp của các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng đối với lực lượng Công an nhân dân và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, phối hợp kịp thời,...

Bài đọc nhiều

Hơn 400 hộ gia đình dễ bị tổn thương tại Cà Mau nhận nhà an toàn

Chính phủ Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã bàn giao 425 căn nhà an toàn cho các hộ nghèo và cận nghèo tại địa phương, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ người dân trước tác động của biến đổi khí hậu.

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Cùng chuyên mục

Hơn 400 hộ gia đình dễ bị tổn thương tại Cà Mau nhận nhà an toàn

Chính phủ Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã bàn giao 425 căn nhà an toàn cho các hộ nghèo và cận nghèo tại địa phương, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ người dân trước tác động của biến đổi khí hậu.

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Các tổ chức Phật giáo góp phần duy trì hòa bình, hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau

Đây là phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp gửi tới Diễn đàn Phật giáo quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Ulan-Ude, thủ phủ Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga. Khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2 Tăng cường hợp tác Phật giáo...

Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand, Việt Nam và New Zealand đã và đang hợp tác nỗ lực hướng tới tương lai chung, nơi mọi người có thể di cư an toàn mà không sợ bị rơi vào cạm bẫy mua bán người.

Dịp Quốc khánh 2/9, Hà Nội tặng gần 3.000 suất quà cho người có công

Theo Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 6/8/2024 về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), UBND TP Hà Nội tặng 2.891 suất quà với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn thành phố.   Dịp Quốc khánh 2/9/2024, Hà Nội dành 6,12 tỷ đồng...

Mới nhất

Chào bán cạnh tranh hơn 1,3 triệu cổ phần CTCP Kinh tế-Kỹ thuật ngày 16/9

Công ty cổ phần Kinh tế-Kỹ thuật (địa chỉ tại số 8 đường Nguyễn Tri Phương, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội), đi vào hoạt động năm 2010, với vốn điều lệ hiện là 38,8 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là dịch vụ nổ mìn tại địa phương; kinh doanh...

Cần Thơ, Thủ Đức, Thanh Hóa quảng bá tiềm năng, xúc tiến đầu tư thương mại

Thủ Đức đã triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh và chuyển đổi số, tập trung hình thành và phát triển 11 khu đô thị dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, là điều kiện để Thủ Đức từng bước trở thành đô thị thông minh, “hạt nhân”...

Cháy quán bar ở Hà Nội, 1 cụ già bị thương

XEM VIDEO: Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 18h30 hôm nay (16/8), họ thấy lửa bùng lên từ tầng 2 của quán bar có địa chỉ ở số 67 Phó Đức Chính (phường Trúc Bạch). Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và tạo ra cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh...

Khánh thành Digital Hub tại Trường đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Không gian sáng tạo số (DUE-MB Digital Hub) được đặt ngay trong khuôn viên của Trường đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. DUE-MB Digital Hub gồm không gian học tập/hội thảo công nghệ số đa...

Xôn xao học sinh bị ‘dừng đào tạo’, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo nhanh

TPO - Liên quan đến phản ánh học sinh bị nhà trường thông báo “dừng đào tạo” ngay trước thềm năm học mới 2024-2025 do phụ huynh có ý kiến về chương trình đào tạo, Sở GD&ĐT vừa có chỉ đạo nhanh. Liên quan đến phản ánh học sinh bị nhà trường thông báo “dừng đào...

Mới nhất