Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với...

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với bằng MTESOL

Trước xu thế cạnh tranh của việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay, người dạy có thể đổi mới phương pháp truyền đạt kiến thức và nâng cao kỹ năng, uy tín thông qua bằng MTESOL.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với chứng chỉ MTESOL
Chương trình MTESOL giúp học viên du học thạc sĩ ngay tại Việt Nam. (Nguồn: Đại học Hà Nội)

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Sự thay đổi này gây ra nhiều tranh cãi và được dự đoán sẽ có thể tác động đến xu hướng học tiếng Anh hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng quyết định này sẽ khiến nhiều học sinh giảm mong muốn, sự đầu tư cho việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng.

Giữa bối cảnh “nhà nhà học tiếng Anh” nhưng cũng “nườm nượp người dạy”, việc sở hữu chứng chỉ phương pháp giảng dạy uy tín sẽ giúp các giáo viên, giảng viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp và nâng cao thu nhập. Việc học TESOL – chứng chỉ phương pháp giảng dạy tiếng Anh ngày càng được đẩy mạnh trong những năm gần đây.

Tại Việt Nam, chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra (HANU-UC MTESOL & FLT) là một trong những chương trình chuẩn quốc tế hàng đầu về lĩnh vực này.

Chương trình liên kết MTESOL giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra (Australia) bắt đầu được ký kết triển khai vào năm 2018, vừa bước sang năm thứ 5. Đại học Canberra có chất lượng đào tạo Thạc sĩ lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh tốt hàng đầu ở Australia, nổi tiếng trong việc xây dựng chương trình học mang tính ứng dụng và linh hoạt. Chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo của khóa thạc sĩ liên kết TESOL tại Trường Đại học Hà Nội đều do đội ngũ Đại học Canberra trực tiếp quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điểm nổi bật của chương trình MTESOL là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Người học không chỉ được trang bị kiến thức về ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy ngôn ngữ mà còn có các cơ hội thực hành đứng lớp, thực hiện nghiên cứu.

Cụ thể, ngoài các môn học ở giai đoạn 1 được giảng dạy bởi trường Đại học Hà Nội, có 8 môn học ở giai đoạn 2 của chương trình được kết hợp dạy bởi giảng viên Đại học Canberra. Học viên tự thiết kế bài giảng, giảng thử tại lớp; sau đó thực hành giảng dạy với người học là sinh viên các lớp đại học tại trường Đại học Hà Nội. Trong quá trình đó, giảng viên sẽ giám sát và đưa ra nhận xét, giúp các bạn nhìn ra điểm yếu và cải thiện phương pháp giảng dạy.

Với tính ứng dụng cao, chương trình MTESOL giúp học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về giảng dạy ngôn ngữ liên quan tới nhiều lĩnh vực: giáo dục, văn hóa và xã hội. Mục tiêu của chương trình là tạo cơ hội cho học viên Việt Nam được học chương trình nước ngoài ngay tại Việt Nam dưới sự giảng dạy của các giảng viên có chuyên môn cao của cả hai trường.

Do đó, chương trình MTESOL hướng tới phục vụ đa dạng đối tượng học viên, bao gồm cả những người chưa có kinh nghiệm và những cá nhân đã có kinh nghiệm trong giảng dạy ngôn ngữ.

Học viên tại lễ vinh danh tân thạc sĩ khóa 5,6 của chương trình MTESOL. (Ảnh: TGCC)
Học viên tại lễ vinh danh tân thạc sĩ khóa 5,6 của chương trình MTESOL. (Nguồn: Đại học Hà Nội)

TS. Nguyễn Hồng Giang, Phó giám đốc chương trình MTESOL của Trường Đại học Hà Nội chia sẻ: “Với chương trình MTESOL, chúng tôi đặt ra quan điểm rằng, đào tạo phương pháp giảng dạy tiếng Anh không chỉ là một quá trình truyền đạt kiến thức mà còn là hành trình tương tác và học hỏi chung. Đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực giảng dạy, chúng tôi tin rằng sau khi hoàn thành chương trình, họ sẽ trở nên chín chắn và tự tin hơn trong sự nghiệp.

Bên cạnh tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành ngôn ngữ hay sư phạm ngoại ngữ, chương trình MTESOL còn trao cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác. Các bạn có thể vừa tích lũy kiến thức chuyên ngành, vừa được trang bị các kiến thức, kỹ năng về ngôn ngữ, giảng dạy ngoại ngữ khi tham gia vào thị trường lao động”.

Trải qua 5 năm triển khai, chương trình MTESOL liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra đã có hơn 500 học viên theo học – trong đó có 183 người tốt nghiệp giai đoạn 2. Số lượng sinh viên của chương trình tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm có 90 học viên.

“Theo khảo sát mới đây của chương trình, 100% sinh viên tốt nghiệp chương trình đều có công việc ổn định. Có những bạn mở trung tâm tiếng Anh riêng hoặc tham gia giảng dạy trong hệ thống trường học các cấp, một số bạn làm giảng viên chương trình liên kết ở các trường như Greenwich, FPT, Swinburne, RMIT”, TS. Nguyễn Hồng Giang, Phó giám đốc chương trình MTESOL cho biết thêm.

Lễ gia hạn thỏa thuận hợp tác chương trình MTESOL và vinh danh tân thạc sĩ khóa 5, 6. (Ảnh: TGCC)
Lễ gia hạn thỏa thuận hợp tác chương trình MTESOL và vinh danh tân thạc sĩ khóa 5, 6. (Nguồn: Trường Đại học Hà Nội)

Ngày 6/12, Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra đã tổ chức Lễ gia hạn thỏa thuận hợp tác Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài (HANU-UC MTESOL & FLT) và Lễ vinh danh các tân thạc sĩ Chương trình liên kết HANU-UC MTESOL & FLT khóa 5 và khóa 6.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Văn Trào – Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội bày tỏ: “Chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học Canberra và Trường Đại học Hà Nội là chương trình quốc tế chất lượng cao được phê duyệt từ năm 2018.

Chương trình đã mang đến cho sinh viên những động lực vững chắc cũng như chuẩn bị cho học viên tốt nghiệp với lý thuyết chuyên sâu về giảng dạy tiếng Anh. Đây là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giảng dạy ngoại ngữ của các học viên sau này”.

Là 1 trong 75 tân thạc sĩ được vinh danh tại buổi lễ, chị Vũ Quỳnh Trúc, giảng viên khoa Tiếng Anh trường Đại học Phenikaa, học viên khóa UC5 Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành cho biết: “Chương trình MTESOL là một nền tảng vững chắc, giúp nhiều giảng viên, giáo viên dễ dàng đạt được ước mơ công tác tại các trường học uy tín của mình”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trường Đại học Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Công ty UpGrad

Ngày 29/11, tại Trường Đại học Hà Nội (HANU) diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hà Nội với Công ty TNHH upGrad Tech (upGrad). Lễ ký kết nằm trong chuỗi các hoạt động...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Cô bé ngồi buồn bên cửa lớp và đề văn… đáng sợ nhất

Nguyễn Thị Quỳnh Nga mất cha, mẹ thì bỏ đi, năm nay Nga đã đậu Đại học Hà Nội. Bà nội nuôi cháu từ hồi cháu còn thèm sữa mẹ, quyết định rao bán thửa ruộng của mình. Giờ vẫn chưa bán được nên hai bà cháu đi vay tiền để kịp cho Nga nhập học. Nguyễn Thị Quỳnh Nga mất bố từ khi còn trong bụng mẹ, sống xa mẹ từ khi chưa cai sữa - Ảnh: VŨ TUẤN Ngồi...

Nghị định mới sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Nghị định số 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tập trung vào các quy định về liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thủ khoa thạc sĩ Trường đại học Văn Lang chỉ học trong 10 tháng?

Người mà các học viên phản ánh là Phạm Thanh Danh (học viên ngành kế toán khóa 12 năm 2023) đã được Trường đại học Văn Lang vinh danh là thủ khoa thạc sĩ tại lễ tốt nghiệp vừa qua.Học thạc sĩ trong 10 tháng?Theo các học viên, ngày 11-2-2023, hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang ký quyết định về việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.

Fed đau đầu “dè chừng” loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.

“Từ nhân dân mà ra” là cuốn hồi ký nổi tiếng của ai?

Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là bản chất, quy luật phát triển của quân đội ta-quân đội kiểu mới và mang trong mình truyền thống, đặc điểm con người, đất nước, văn hóa Việt Nam.

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Bài đọc nhiều

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Chuyện người gieo chữ ở Cà Lò

TP - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Lý Thanh Trầm về quê hương, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, gieo chữ. Sau 6 năm “trồng người”, nữ giáo viên sinh năm 1991 được phân công đến điểm trường Cà Lò, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Khánh Xuân, Bảo Lạc. Cà Lò là xóm xa xôi, văn minh chưa gõ cửa, không điện, không nước, không sóng điện thoại… TP -...

Hơn cả một thú chơi

Sưu tầm figure đem đến cảm xúc đặc biệt thông qua sự kết nối với ký ức, niềm vui sở hữu và sự gắn kết cộng đồng ...

Ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Metro TP.HCM?

Những ngày này, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ít ai biết logo và các hạng mục nhận diện thương hiệu của HCMC Metro lại do một nhóm sinh viên tái thiết kế...

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ...

Giảm bao nhiêu tiền trong chi phí học tập?

Nếu từ năm học 2025-2026, trẻ mầm non dưới 5 tuổi ở TP.HCM được miễn học phí, phụ huynh sẽ giảm được một khoản tiền trong chi phí học tập của con em. Việc miễn học phí này còn có ý nghĩa trong...

Mới nhất

Người dân chịu chi vui mùa Giáng sinh

Các trung tâm thương mại, điểm vui chơi, nhà hàng, nhà sách, đường phố rộn ràng đón khách trong đợt cao điểm mùa Giáng sinh và Tết dương lịch. ...

Hình ảnh đẹp, ấn tượng ở hồ Gươm

Phố đi bộ bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) trở nên khác lạ với hình ảnh đẹp, ấn tượng từ các màn văn nghệ, hát giao lưu chụp ảnh cùng người dân, du khách của các chiến sĩ và học viên đến từ các trường học trong ngành quân đội. Triển lãm 80 năm Văn hóa - Văn nghệ Quân...

Tô thắm truyền thống vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Biết ơn đồng bào cả nước đã đùm bọc, chở che, sát cánh cùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh để làm nên những chiến công hiển hách, oai hùng. Sáng 20-12, tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...

Hôm nay (22/12), kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khối nam sĩ quan tham gia diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). (Ảnh: QĐND) VTV.vn - Hôm nay là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Cách đây tròn 80...

Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam

DNVN - Chia sẻ tại chương trình Cà phê Doanh nhân lần thứ 80 với chủ đề “Dự báo những chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ và tác động đến kinh tế...

Mới nhất

Hơn cả một thú chơi