Trang chủDestinationsĐắk LắkNan giải bài toán thu hút đầu tư cho du lịch (kỳ...

Nan giải bài toán thu hút đầu tư cho du lịch (kỳ 2)


07:52, 23/06/2023

Hiện nay, Đắk Lắk chỉ có chính sách “mềm” (không sử dụng nguồn lực nội tại) cho cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào ngành du lịch khiến ngành kinh tế quan trọng này chưa có bước thúc đẩy mạnh mẽ để bứt phá…

Kỳ 2: Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cho biết, thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển du lịch Đắk Lắk với tổng mức vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Song, đến nay nhiều dự án đã được cấp thẩm quyền cho phép mà qua nhiều năm vẫn không thực hiện được, hoặc chỉ nằm trên giấy buộc chính quyền địa phương phải thu hồi chủ trương đầu tư.

“Nút thắt” đối với nhà đầu tư

Số doanh nghiệp phải dừng đầu tư dự án đã cam kết phải kể đến là: Khu du lịch đèo Hà Lan (của Công ty du lịch Suối Cát – Bình Thuận); Khu du lịch cụm thác Dray Sáp – Dray Nu (Công ty TNHH Khánh Gia); Khu du lịch hồ Ea Kao, đồi Cư H’lâm – huyện Cư M’gar (Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên) sau khi được khởi xướng từ những năm 2012 – 2015. Gần đây là một số dự án đầu tư phát triển du lịch tại các danh thắng như: Thác Thủy Tiên – huyện Krông Năng (của Công ty TNHH Tâm Lộc), Khu du lịch nông trang Ea Sô – huyện Ea Kar (do Công ty TNHH Thương mại, du lịch Trọng Điểm liên kết với Công ty Thương mại, du lịch Đam San khảo sát, lập dự án) vẫn không được hiện thực hóa. Ngoài ra có nhiều dự án được coi là trọng điểm như mở rộng Trung tâm Du lịch Buôn Trí A (xã Krông Na – huyện Buôn Đôn), Khu du lịch cụm thác Gia Long – Dray Nur (huyện Krông Ana), Khu du lịch đồi Cư H’lâm (huyện Cư M’gar), Khu di tích lịch sử hang đá Đắk Tuôr (huyện Krông Bông) vẫn chưa thấy tín hiệu lạc quan nào.





Hạ tầng kỹ thuật đô thị Buôn Ma Thuột ngày càng được hoàn thiện, góp phần phát triển du lịch.

Tìm hiểu thêm vấn đề này, được biết các nhà đầu tư phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng từ các cấp có thẩm quyền. Đặc biệt hơn là do vùng dự án được giao để làm du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa, sinh thái đang bị xâm hại nghiêm trọng vì nhiều nguyên nhân – hoặc là quy hoạch chồng chéo, thiếu đồng bộ; hoặc là môi trường, cảnh quan bị suy giảm cùng những hệ lụy để lại từ chủ trương xây dựng và phát triển thủy điện.




 

Giai đoạn 2018 – 2022, Đắk Lắk chỉ thu hút được 6 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn hơn 60 tỷ đồng. Trong đó có một dự án không thực hiện và UBND tỉnh đã chấm dứt chủ trương đầu tư. Hầu hết số dự án này có quy mô nhỏ do doanh nghiệp (chủ yếu là trong tỉnh) có tiềm lực tài chính hạn chế (báo cáo của Sở VH-TT&DL).

Rõ ràng vấn đề quy hoạch và phát triển trong lĩnh vực du lịch ở đây còn nhiều bất cập; nếu các cơ quan, ban, ngành liên quan không ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp phù hợp và kịp thời thì sẽ khó kêu gọi các nhà đầu tư tìm đến. Và đương nhiên, một khi các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính “quay lưng” lại với du lịch ở đây thì có nghĩa ngành kinh tế quan trọng này sẽ ít có cơ hội, điều kiện tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Nỗ lực hoàn thiện

Được biết từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh đã tổ chức ít nhất hai hội nghị tìm giải pháp phát triển du lịch Đắk Lắk với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan cùng hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn. Tại đây, việc kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực này được bàn thảo đến như vấn đề thiết thực và cấp bách, giúp các cơ quan chức năng xây dựng, thực hiện Đề án Phát triển du lịch Đắk Lắk giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được tổ chức vào cuối năm 2022, báo cáo UBND tỉnh cho biết: Hiện tại, ngân sách của tỉnh hết sức khó khăn, nợ công còn lớn nên không cân đối được nguồn lực để ban hành chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, mà chỉ ban hành chính sách “mềm” (không sử dụng nguồn lực nội tại) tại Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 7/10/2016 quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn Đắk Lắk, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư khi triển khai dự án. Theo quy định, các dự án đầu tư vào tỉnh, tùy thuộc vào địa bàn và ngành nghề, lĩnh vực đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi về tiền thuê đất (miễn tiền thuê đất từ 7 năm đến miễn toàn bộ thời gian thực hiện dự án); tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (tối thiểu là miễn 2 năm, giảm 50% cho 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế).





Một homestay ở khu du lịch buôn Jun – huyện Lắk. Ảnh: Nguyễn Gia

Vậy các ưu đãi này có thật sự hấp dẫn nhà đầu tư, trong đó có du lịch? Nhiều người cho rằng, chính sách “mềm” nói trên ít nhiều cũng tác động tích cực đến lộ trình dần hoàn thiện cơ chế, chính sách kêu gọi và thu hút đầu tư nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng. Tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Đắk Lắk thì lộ trình, phương thức thu hút nguồn lực đầu tư vào “ngành công nghiệp không khói” ở đây chưa thật sự hiệu quả do những vướng mắc trong công tác quy hoạch, cũng như sự thiếu thống nhất và đồng bộ giữa các cấp, ngành trong việc triển khai đề án, khiến nhà đầu tư chần chừ và e ngại. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần phải sớm có cơ chế, chính sách ưu tiên cho đầu tư, phát triển du lịch; có phương án cụ thể về việc huy động vốn, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế cùng hệ, nhất là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh; tăng cường chức năng giám sát, kiểm tra và điều hành đồng bộ gữa các cấp chính quyền trong hoạt động du lịch. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh H’Yim Kđoh, song song với việc thu hút, xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực này, chính quyền địa phương và các sở, ngành, đơn vị liên quan phải linh động, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án du lịch đã đăng ký và được cấp thẩm quyền cấp phép. Có như vậy ngành du lịch Đắk Lắk mới không “lép vế” so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, khi địa bàn chiến lược và giàu tiềm năng này được Bộ VH-TT&DL chọn quy hoạch, xây dựng trở thành một trong 20 điểm đến hấp dẫn của cả nước theo Chương trình phát triển du lịch quốc gia đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Đình Đối





Source link

Cùng chủ đề

Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công

Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cần giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông và nông nghiệp có kế hoạch vốn lớn. An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư côngKhâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá...

Quận Tây Hồ có thêm toà nhà văn phòng cao cấp theo chuẩn LEED Gold

Sáng 26/11/2024, toà nhà văn phòng Catgo đã chính thức được khởi công, bổ sung thêm 15.936 m2 sàn thương mại vào nguồn cung văn phòng cho thuê tại khu vực Tây Hồ. Quận Tây Hồ có thêm toà nhà văn phòng cao cấp theo chuẩn LEED GoldSáng 26/11/2024, toà nhà văn phòng Catgo đã chính thức được khởi công, bổ sung thêm 15.936 m2 sàn thương mại vào nguồn cung văn phòng cho thuê tại khu vực Tây Hồ. ...

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm triển khai thị trường carbon

Thị trường carbon Trung Quốc được chính thức thiết lập vào năm 2021 và đang tiến tới hoàn thiện các mục tiêu xanh và carbon thấp một cách có hệ thống. Ngày 26-11, tại hội nghị Khám phá giải pháp cho thách thức tái...

Điều tiết thuế GTGT 5% thu từ phân bón như thế nào?

Nhà nước sử dụng số thuế thu được cho các mục tiêu hỗ trợ trở lại hoạt động sản xuất, chế biển, tiêu thụ nông sản (Ảnh minh họa) Về nội dung này, kim ngạch phân bón nhập khẩu sẽ có xu thế giảm do áp dụng thuế GTGT 5% dẫn đến số thu thực tế vào NSNN (nếu có) cũng sẽ thấp hơn con số 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, số thuế GTGT thu được từ phân bón nhập...

Uống cà phê mỗi ngày, cơ thể sẽ thế nào?

'Nghiên cứu mới quy mô lớn vừa được công bố đã phát hiện thêm tin vui cho người yêu thích cà phê'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Không để bệnh dại bùng phát

07:53, 17/05/2023 Hiện nay, thời tiết nắng nóng đang là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại trên chó, mèo, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người. Các ngành chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm khống chế, không để bệnh dại bùng phát. Liên tiếp các ca mắc và tử vong do dại Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trong 2 năm trở lại...

Phát triển du lịch Krông Pắc: Đích ngắm 2030

08:13, 31/03/2023 Nằm trên trục đường kết nối tuyến du lịch Nha Trang – Buôn Ma Thuột, mảnh đất Krông Pắc là nơi hội tụ sắc màu văn hóa đa dạng của các vùng miền và được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Đây được xác định là những tiềm năng, lợi thế quan trọng để huyện Krông Pắc đưa ngành “công nghiệp không khói” thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Không phải ngẫu nhiên mà...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín...

20:24, 05/06/2023 Chiều 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng Đóng góp ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi Luật...

Vụ vỡ đập Kherson: Nga hay Ukraine đối mặt tình thế bất lợi hơn?

13:36, 09/06/2023 Vụ vỡ đập Kakhovka thuộc tỉnh Kherson đã gây ra một trận lũ lụt lớn ở miền Nam Ukraine, đe dọa cuốn trôi các ngôi làng và ngăn hy vọng của các lực lượng Ukraine tiến quân qua sông Dnieper. Nga và Ukraine đã cáo buộc nhau cố ý phá hủy con đập này. Trong khi đó, các chuyên gia đang đánh giá về thiệt hại với môi trường và nhà chức trách của cả hai bên đang...

Hơn 2.000 thí sinh tham gia Kỳ thi tuyển sinh lớp 10

10:47, 09/06/2023 Sáng 9/6, hơn 2.000 thí sinh bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 – 2024 của các trường THPT chuyên biệt. Cụ thể, các thí sinh đã dự thi môn thi đầu tiên là Ngữ văn tại 3 điểm thi gồm: Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột (hơn 1.300 thí sinh dự thi); Trường THPT Dân tộc nội trú (DTNT) N’Trang Lơng, TP. Buôn Ma Thuột (gần 400 thí sinh dự thi); Trường...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ. Các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to, cục bộ có nơi trên 350mm. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn...

Gửi trao sữa cho học sinh vùng cao chịu ảnh hưởng do bão Yagi

Ngày 26-11, báo Tuổi Trẻ cùng Tỉnh Đoàn Lào Cai đã gửi trao 510 suất quà tới tận tay các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 2 Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) và Trường tiểu học Lùng...

Masteri Lakeside – Dấu ấn hoàn thiện Masteri Collection tại Ocean Park 1 | Dự án | Tài Chính

Nhà phát triển BĐS quốc tế Masterise Homes chính thức giới thiệu dự án Masteri tại Ocean Park 1, Hà Nội mang tên Masteri Lakeside - Biểu tượng Sống Kết nối. ...

Biên phòng Quảng Trị liên tiếp bắt hai vụ, thu 1kg và gần 5.000 viên ma tuý

Ngày 26/11, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố hai vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy; chuyển giao cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị và huyện Hướng Hoá tiếp tục xử lý...

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Chiều 26/11, trong chuyến thăm TP. Hải Phòng, Tổng thống Bulgaria - Rumen Radev và đoàn lãnh đạo cấp cao Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast. ...

Mới nhất