Powered by Techcity

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất


Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này.





Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.
Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.

Nhớ lại lịch sử hình thành làng nghề Cổ Chất, bà Phạm Thị Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Lụa Cổ Chất không giấu được sự tự hào: Nghề dệt tơ lụa Cổ Chất có bề dày lịch sử, khởi đầu từ việc người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông. Trải qua nhiều thế kỷ, từ việc học hỏi, sáng tạo, người Cổ Chất đã du nhập nghề ươm tơ, dệt lụa, xây dựng, phát triển nên làng nghề tơ Cổ Chất ngày nay. Thời thuộc Pháp, tơ Cổ Chất nổi tiếng đến độ vào khoảng đầu thế kỷ XX, giới tư bản Pháp đã cho đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng để khai thác kỹ năng lao động lành nghề của người dân địa phương và tiềm năng vùng dâu tằm dọc bờ sông Ninh. Từ đây, nghề làm tơ ở Cổ Chất bắt đầu phát triển mạnh, trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho Công ty Bông vải sợi Bắc Kỳ. Thương nhân các nơi thường tìm về Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè, một khu cảng sầm uất của Nam Định thời kỳ trước năm 1945. Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội để thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về Kinh thành Thăng Long. Năm ấy, ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất đã đem tơ đi dự thi và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Để góp phần gìn giữ và phát triển nghề tơ lụa truyền thống, một số hộ dân đã chủ động đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công đoạn se tơ, dệt lụa, cho năng suất và thu nhập cao hơn. Năm 2021, HTX Lụa Cổ Chất ra đời, quy tụ các nghệ nhân lành nghề, còn sử dụng kỹ thuật ươm tơ cổ truyền, đồng thời không ngừng nghiên cứu thị trường, tìm tòi, ứng dụng công nghệ hiện đại cho ra đời các sản phẩm lụa cao cấp. Lụa Cổ Chất hiện nay nổi bật nhờ sự tinh tế trong từng sợi tơ mảnh, mượt mà, bóng mượt, bền bỉ. Tơ thành phẩm được các thương lái đến thu mua, chuyển đi các vùng dệt lụa lân cận và phần nhiều xuất khẩu ra các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài sản phẩm tơ, một số hộ trong làng đã sản xuất đa dạng các sản phẩm lụa như: vải lụa, khăn, nơ buộc tóc…

Dù có lịch sử lâu đời, làng nghề Cổ Chất cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong thời kỳ hiện đại. Làng Cổ Chất hiện có 784 hộ dân sinh sống, làm việc nhưng chỉ có 27 cơ sở sản xuất tập trung để duy trì nghề sản xuất tơ với bình quân 10-20 người/cơ sở; lao động chủ yếu là người già nhưng những người nỗ lực theo nghề cũng vô cùng vất trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu lẫn thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân do diện tích trồng dâu đã bị thu hẹp; nguồn cung cấp kén chính (thôn Hợp Hòa) không còn nên các hộ phải nhập nguyên liệu kén từ các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng… kéo theo chi phí nguyên liệu tăng, quá trình vận chuyển kén bị dập nát cũng ảnh hưởng đến chất lượng tơ. Bên cạnh đó, chi phí nhân công, giá điện sản xuất đều tăng trong khi sản phẩm tơ hiện nay khó tiêu thụ, phần vì giá thành nguyên liệu kén ngày càng cao và khan hiếm. Một nguyên nhân quan trọng nữa là sức cạnh tranh của tơ làng Cổ Chất không cao do chưa có thương hiệu riêng được bảo hộ…





Sản xuất tơ tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.
Sản xuất tơ tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.

Nhận thức được sự cấp thiết của việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề, từ tháng 5/2024, Trung tâm Ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã phối hợp với UBND xã Phương Định, HTX Lụa Cổ Chất thực hiện Dự án KH và CN “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” cho sản phẩm dệt xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”. Ban quản lý Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm ươm tơ, dệt vải để làm căn cứ đề xuất những giải pháp thiết thực phát triển sản phẩm; điều tra, đánh giá nhu cầu, mong muốn của người dân về hoạt động quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể Tơ lụa Cổ Chất; thu thập ý kiến về việc xây dựng hình ảnh biểu tượng cho nhãn hiệu tập thể. Qua đó, Dự án đã thiết kế mẫu nhãn hiệu tập thể gồm 2 phần hình và chữ “Tơ lụa Cổ Chất” mang nét đặc trưng của sản phẩm và địa phương nhằm đưa đến người tiêu dùng, khẳng định về nguồn gốc, chất lượng. Đây cũng là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ đăng ký và là yếu tố chính để quảng bá, phát triển thị trường; là căn cứ, cơ sở chống lại các hành vi vi phạm, nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, Dự án cũng xây dựng quy chế quản lý, sử dụng; hoàn thiện hồ sơ, nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH và CN) chấp nhận hợp lệ với 4 nhóm sản phẩm và dịch vụ theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ quốc tế theo thỏa ước Ni-xơ.

Hiện nay, Dự án đang tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” với các nội dung: xây dựng các quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm tơ lụa Cổ Chất, cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất”… Đồng thời triển khai hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” thông qua việc tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức chung về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể; tổ chức quản lý và phát triển sản phẩm ươm tơ, dệt lụa mang nhãn hiệu tập thể hướng dẫn phát triển kênh thương mại, quảng bá và phát triển sản phẩm cho 100 lượt cán bộ địa phương, cán bộ quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm tơ trên địa bàn làng Cổ Chất. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và người dân trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm tơ mang nhãn hiệu tập thể.

Thời gian tới, Dự án tiếp tục hỗ trợ quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm tơ lụa Cổ Chất mang nhãn hiệu tập thể như: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho nhãn hiệu tập thể; thực hiện in ấn tờ rơi, sổ tay giới thiệu sản phẩm phục vụ cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu cho sản phẩm; phát triển kênh thông tin thương mại quảng bá sản phẩm nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” thông qua việc tham gia hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm khu vực phía Bắc.

 Trên toàn tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể nhưng chưa từng có làng nghề ươm tơ nào xây dựng thương hiệu trước đây. Việc thực hiện Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghệ Cổ Chất là giải pháp cấp thiết, không chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là một cách bảo tồn và phát huy tinh hoa, giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của tỉnh nói chung theo đúng tinh thần Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021-2030 của UBND tỉnh đã ban hành ngày 7/2/2023. Đây là hành trình đầy tiềm năng và cũng đầy thử thách đòi hỏi sự quyết tâm của các nghệ nhân và sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Kỳ vọng rằng, cùng với nhãn hiệu được bảo hộ, làng nghề Cổ Chất sẽ tiếp tục phát triển, giữ vững giá trị truyền thống và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nghề thủ công Nam Định nói riêng, Việt Nam nói chung.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202411/xay-dung-thuong-hieu-de-bao-ton-tinh-hoa-lang-nghe-truyen-thong-to-lua-co-chat-a374b61/

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe Kyaw đi theo Nguyễn Xuân Son từ vòng cấm tới gần giữa sân. Cầu thủ của Myanmar liên tục hướng về phía tiền đạo Việt Nam và khiêu khích: “Anh không phải người Việt Nam”. Đáp lại, Nguyễn Xuân Son điềm tĩnh và mỉm cười: “Tôi yêu đất nước này. Gia đình tôi sống ở đây và...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cùng chuyên mục

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam

Ngày 17/12, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam do Ngài Iain Frew, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ai-len làm Trưởng đoàn đến thăm và trao đổi các cơ hội hợp tác với tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trần Lê...

Phân loại chất thải sinh hoạt Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý từ ngày 31/12/2024, được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể. Bằng việc sớm chủ động quản lý CTR, Nam Định đang là một...

Vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn

Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nông dân (HND) tỉnh về “Vận động nông dân sản xuất an toàn và liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019-2023 và những năm tiếp theo”, các cấp HND trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn để phát triển bền vững, nâng cao giá trị hàng hóa. Sản phẩm OCOP cá nhệch kho niêu...

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản: Hướng đi bền vững của nông nghiệp

Từ nhận thức về vai trò quan trọng của chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông, thủy sản trong phát triển kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân phát triển liên kết chuỗi. Đến...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), từ lâu đã giữ vai trò là một vùng kinh tế động lực, có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, sau 10 năm thực hiện...

Nhiều sai phạm trong kinh doanh kính mắt: Lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng

Trước nhu cầu ngày càng tăng của người dân về các sản phẩm kính mắt, thị trường kính thuốc và kính thời trang tại Nam Định đang phát triển sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh các cửa hàng uy tín, không ít cơ sở kinh doanh vẫn công khai bày bán hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật. Lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất