Powered by Techcity

Văn hóa phi vật thể Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Hệ giá trị văn hóa có tính ổn định và bền vững, tồn tại lâu dài theo thời gian, đặc biệt là văn hóa phi vật thể. Ngày nay, trước sứ mệnh hội nhập trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ giá trị văn hóa bền vững và thống nhất đó trở thành cầu nối quá khứ với hiện tại và tương lai, là sức mạnh nội sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghệ thuật chèo đang được gửi hồ sơ để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO_Ảnh: Tư liệu

Nhìn về ngọn nguồn lịch sử hình thành cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, có thể nhận thấy hệ thống các phong tục, tập quán và các hình thức sinh hoạt thực hành văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, hoạt động của hàng nghìn làng nghề truyền thống đã có quá trình tích lũy, tạo thành kho tàng tri thức văn hóa bản địa khổng lồ của 54 dân tộc (bao gồm hơn 700 tộc người địa phương). Tất cả các nguồn vốn văn hóa này chủ yếu dựa trên ý thức – tâm lý tri ân, sùng bái sức mạnh phù trợ của các lực lượng tự nhiên giúp cho con người bảo tồn sự sống (như đất, cây, nước và các tài nguyên thiết yếu với cuộc sống khác) cùng lòng biết ơn và ngưỡng mộ của các thế hệ nối tiếp nhau đối với tiền thần, tiền nhân, xây kết nên những giá trị văn hóa mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Từ tâm thức hướng tâm và tâm lý sùng bái, tri ân, tôn vinh quá khứ lịch sử đó, trong các cộng đồng dân tộc, tộc người đã hình thành/sáng tạo nên “sản phẩm” tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác(1). Trong đó, hiện tồn một cách sinh động các phong tục, tập quán và vô vàn những cách thức thực hành nghi lễ, lễ hội, tín ngưỡng, thể hiện nhận thức, quan điểm ứng xử của cộng đồng với môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn và môi trường văn hóa – xã hội. Đó là “bệ đỡ” cho sự ra đời của hàng loạt các di tích lịch sử – văn hóa, các hình thức thực hành di sản văn hóa phi vật thể, tạo nên bản sắc và truyền thống văn hóa của từng cộng đồng người trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam. “Dòng chảy” của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, bồi đắp qua các thế hệ đã hình thành nên những hệ giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện một cách liền mạch tâm lý hướng tâm của cộng đồng nhỏ, tạo cơ sở cho sự hình thành văn hóa làng, bản, từ đó vươn tới một cộng đồng lớn (vùng – miền – quốc gia), trong hệ thống cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Tiếp bước các thế hệ tiền nhân, hàng chục các dân tộc, tộc người xuống từ phương Bắc hoặc ngược dòng hội tụ từ phương Nam đến cùng đồng tâm cộng cư, cộng mệnh, cộng cảm, cùng hướng tới sự đồng thuận trong quá trình cùng tồn tại, cùng gắn bó với vận mệnh của một quốc gia, một cộng đồng đa dân tộc. Từ đó, góp phần sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa và định hình/xây đắp/tôn tạo nên các giá trị văn hóa, làm cho hệ thống kho tàng văn hóa dân tộc ngày càng đa dạng, sinh động, dù rằng mỗi dân tộc, tộc người vẫn giữ gìn được những nét văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc mình.

Kho tàng văn hóa phi vật thể Việt Nam hiện tồn phong phú, đa dạng các loại hình văn hóa ngôn từ thành văn và các loại hình nghệ thuật, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh hiện đại, các hình thức biểu đạt văn hóa khác nhau của cuộc sống đương đại. Sự hiện diện tồn tại song hành di sản văn hóa dân gian bên cạnh di sản văn hóa chính thống, thành văn và đặc biệt là sự nở rộ của kho tàng văn hóa phi vật thể đương đại đã làm cho nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam càng thêm phong phú, khởi sắc, đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc, tộc người, vừa đồng thuận hòa nhịp với giá trị văn hóa chung của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh giao lưu, hội nhập.

Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa phi vật thể Việt Nam là một bộ phận đa dạng và phong phú của các dân tộc, tộc người đã bước vào quá trình giao lưu, hội nhập từ rất sớm. Ngay từ chặng đường tiền sử ban đầu của quá trình hình thành nhà nước Văn Lang thời đại các vua Hùng, qua các di vật tìm thấy trong lòng đất cùng so sánh sự hiện tồn của các nếp sống, phong tục, tập quán, thực hành tín ngưỡng và tri thức địa phương, giới khảo cổ học đã khẳng định văn hóa Việt Mường từ cách nay trên dưới ba, bốn ngàn năm đã có sự giao lưu, hội nhập, thậm chí lan tỏa ra các vùng, miền thuộc phía nam sông Dương Tử của Bách Việt hoặc du nhập vào một số quốc gia phía nam Đông Nam Á. Đến những năm trước và sát sau Công nguyên, sự giao lưu, du nhập văn hóa giữa cư dân vùng đất Âu Lạc với ngoại bang càng lộ rõ. Đó trước hết là sự du nhập của văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ qua đường biển vào vùng đất Giao Châu (miền Bắc hiện nay), là bước đường du nhập qua Trung Quốc trước khi vào Việt Nam bên cạnh sự du nhập của Đạo giáo với các hình thái vừa mới lạ, vừa hấp dẫn và có điều kiện hội nhập với văn hóa phi vật thể bản địa, đặc biệt là các thực hành tín ngưỡng ở các vùng, miền. Mặc dù phải chịu sự tác động của văn hóa ngoại lai nhưng với sự hiện tồn của “thành lũy” văn hóa làng và văn hóa các dân tộc…, văn hóa nước ta vẫn đứng vững, được bảo tồn, được sáng tạo, trao truyền, tiếp nối qua các thế hệ. Cho đến cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc, tộc người Việt Nam tiếp tục tiếp biến, đón nhận những nét tích cực từ văn hóa phương Tây với sự hiện diện của chữ viết, báo chí, nếp sống đô thị và các sản phẩm văn hóa khác của quá trình công nghiệp hóa. Đến nửa sau thế kỷ XX là sự du nhập, hội nhập của văn hóa phương tây (từ đế quốc Mỹ) và văn hóa xã hội chủ nghĩa (trọng tâm là từ văn hóa Liên Xô và Trung Quốc hiện đại).

Trong khoảng trên dưới hai chục năm trở lại đây, văn hóa phi vật thể Việt Nam đã và đang hòa vào dòng chảy và từng bước hội nhập sâu rộng với nền văn hóa nhân loại, tạo đà ở mọi cấp độ, mức độ và phạm vi khác nhau để từng bước hội nhập sâu rộng vào văn hóa thế giới. Song hành với quan hệ kinh tế mang tính toàn cầu, sự mở rộng quan hệ hợp tác văn hóa cũng đã và đang phát triển sâu rộng. Hàng loạt Tuần văn hóa song phương giữa các nước có quan hệ đối tác chiến lược hoặc quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Việt Nam đã được tổ chức. Nhiều hiệp định quan hệ phát triển văn hóa và du lịch giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết, hiệu quả thể hiện ở số lượng khách du lịch Việt Nam đi các nước và ngược lại. Nhiều hội thảo khoa học quốc tế về di sản văn hóa Việt Nam đã được tổ chức trong nước và một số nước. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể của nhiều dân tộc, tộc người ở Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa của nhân loại.

Du khách học chơi nhạc cụ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa, văn hóa phi vật thể Việt Nam đã và đang là nguồn lực và năng lượng quan trọng giữ vai trò chủ đạo cho chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trong nước, tạo nên sức mạnh mềm thu hút và thúc đẩy phát triển du lịch ở hầu khắp các tỉnh, thành. Có thể nói, trong lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tiếp thu những giá trị tinh hoa từ nhiều nền văn hóa như hiện nay, và cũng chưa bao giờ môi trường văn hóa Việt Nam chịu sự tác động của nhiều yếu tố tiêu cực như hiện nay. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên, mà khi nhắc lại sự hiện tồn hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa tổ chức tại Hà Nội, tháng 11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích lũy, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại”(2); và yêu cầu mọi người muốn hướng đến một dân tộc có văn hóa cần phải chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội, đồng thời quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại; xây tạo và phát triển “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia../.

GS, TS BÙI QUANG THANH

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

 

16:34, ngày 14-04-2024

Nguồn

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Rà soát và đề xuất các chính sách đặc thù

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. (Ảnh: DUY LINH)Các đại biểu đều thống nhất đánh giá cao đề án do Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị. Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, đường sắt tốc độ cao là xu thế phát triển chung, đồng thời là bước chuẩn bị, đột phá chiến...

Nam Định được Thủ tướng Chính phủ tặng ‘Cờ thi đua của Chính phủ’ năm 2023

GĐXH - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ" cho 14 tập thể đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023, trong danh sách có tỉnh Nam Định.  Ngày 14/10/2024, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký quyết định định của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng "Cờ thi đua của Chính phủ" cho 14 tập thể đã có thành...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Bảo đảm tốc độ khai thác cho các đoàn tàu, tạo không gian phát triển mới

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Bảo đảm tốc độ khai thác cho các đoàn tàu, tạo không gian phát triển mới (Chinhphu.vn) - Chiều 14/10, tại trụ sở Bộ KH&ĐT đã diễn ra phiên họp của Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng chủ trì...

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam sẽ có 23 ga hành khách

(Chinhphu.vn) - Tuyến đường sắt tốc độ cao bố trí 23 ga hành khách. Vị trí các ga đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tỉnh. Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa - Ảnh: Vẽ AlTheo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt...

TIN LŨ KHẨN CẤP TRÊN CÁC SÔNG TỈNH NAM ĐỊNH

Nguồn: http://namdinhtv.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-lu-khan-cap-tren-cac-song-tinh-nam-dinh

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” góp phần tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”

Quyết tâm không để tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép) ra khơi khai thác thủy hải sản, các sở, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thực thi các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hạn chế tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU, góp...

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Với 92,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67,3 tỉ USD. (ảnh minh họa – VGP) Chiều 30-11, với tỷ lệ 92,48% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng...

Tinh gọn bộ máy, tạo động lực mới trong kỷ nguyên mới

Bảy năm đã qua, nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết là hết sức cần thiết để “đổi” tiến trình tinh giản bộ máy của các cơ quan, đơn vị có kết quả thực sự hiệu quả. 1. Trên diễn đàn Quốc hội, Đại biểu (ĐB) Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) khi nói về câu chuyện tình giản biên chế đã cho biết: “Có bộ trưởng nói với tôi rằng” nếu bộ tôi giảm 30-40 %biên chế tạo ra...

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Nam Định giành 1 HCV, 2 HCB và 1 giải xuất sắc tại Liên hoan Cải lương toàn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH, TT và DL) chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VH, TT và DL Thành phố Cần Thơ tổ chức từ ngày 25/10 đến ngày 15/11. Liên hoan quy tụ 29 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công toàn quốc mang đến 33 vở diễn. Sau 20 ngày tổ chức, kết...

Nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch Nam Định theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại

Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 6 định hướng cụ thể: phát triển thị trường du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch; đầu tư phát triển du lịch; tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua,...

Phát huy các nguồn lực văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn đầu, tỉnh cơ bản tập trung vào nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kiến thiết các nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để tiếp tục phát triển “tam nông” trong tình hình mới. Bước sang giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chú trọng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất