Powered by Techcity

Thiết lập tiền đề vững chắc cho mục tiêu trở thành tỉnh khá của cả nước

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025) của UBND tỉnh trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ, đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến chính trị thế giới phức tạp làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, giá nguyên, nhiên liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng… Song bằng các giải pháp quyết đoán của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, kinh tế – xã hội của tỉnh vẫn đạt những kết quả tích cực.





Tuyến đường nối vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình địa phận huyện Ý Yên (ảnh 1); Sản xuất tại Công ty Cổ phần May Duy Minh, xã Trực Nội (Trực Ninh) (ảnh 2).
Ảnh: Viết Dư và Thanh Thúy
Tuyến đường nối vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình địa phận huyện Ý Yên.

Từ năm 2021 đến nay, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao hơn. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.141 mô hình “cánh đồng lớn” với tổng diện tích 52.638ha, trong đó có 7.891ha được bao tiêu sản phẩm (gồm 1.033 mô hình lúa với diện tích 49.040ha; 108 mô hình cây màu và cây dược liệu với diện tích 3.598ha). Có 39 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP; 41 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh; 4 mô hình được thí điểm phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn bền vững trong chăn nuôi lợn. Đã hình thành 75 vùng nuôi thủy sản tập trung, chuyển đổi từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và siêu thâm canh mật độ cao, áp dụng quy trình nuôi VietGAP. Xây dựng mới và nhân rộng quy mô 39 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các nông sản, thực phẩm hàng hóa với sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và các hộ nông dân. Đã hướng dẫn hỗ trợ 331 cơ sở xây dựng, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, mẫu nhãn sản phẩm cho 736 sản phẩm nông sản, thủy sản; 350 sản phẩm của 60 cơ sở đưa lên sàn thương mại điện tử Voso, Postmart, Shopee, Tiktok, Lazada… Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 cơ sở sử dụng phần định danh điện tử mã truy xuất nguồn gốc (QR Code); 35 cơ sở thiết lập nhật ký điện tử để theo dõi sản xuất. 

Các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững được triển khai kịp thời theo chỉ đạo của Chính phủ. Đến nay, toàn tỉnh đã có 189/204 (chiếm 92,6%) xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra); 18 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, trong đó xã Giao Phong, huyện Giao Thủy là một trong 9 xã của toàn quốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn để thực hiện thí điểm “Mô hình xã NTM thông minh” do Trung ương chỉ đạo thực hiện. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tập trung chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả tích cực với 329 sản phẩm OCOP được công nhận đạt hạng từ 3 sao trở lên. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. 





Tuyến đường nối vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình địa phận huyện Ý Yên (ảnh 1); Sản xuất tại Công ty Cổ phần May Duy Minh, xã Trực Nội (Trực Ninh) (ảnh 2).
Ảnh: Viết Dư và Thanh Thúy
Sản xuất tại Công ty Cổ phần May Duy Minh, xã Trực Nội (Trực Ninh).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bình quân tăng khoảng 14%/năm; trong đó năm 2021 tăng 13,3%, năm 2022 tăng 14,3%, năm 2023 ước tăng 14,5%. Hầu hết các sản phẩm chủ yếu đều có mức tăng trưởng khá. Các ngành thương mại, dịch vụ phát triển khá toàn diện, đáp ứng tốt các yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Trong 3 năm 2021-2023, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 181.828 tỷ đồng, tăng bình quân 13,4%/năm; giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng bình quân 12,8%/năm; giá trị hàng nhập khẩu ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng bình quân 9,4%/năm. Các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin… phát triển nhanh, tăng cả về số lượng và chất lượng.

Nhiệm vụ huy động và sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế để đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, kết nối và hiện đại đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 3 năm (2021-2023) tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.106 tỷ đồng, tăng bình quân 12,4%/năm. Trong đó, vốn Nhà nước chiếm 19,6% và tăng bình quân 18,7%/năm; vốn ngoài Nhà nước chiếm 71,9% và tăng bình quân 10,6%/năm; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,5% và tăng bình quân 13,4%/năm. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã và đang triển khai 113 dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn; giá trị thu từ đấu giá quyền sử dụng đất các công trình này hàng năm đạt gần 4.000 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, tỉnh phân cấp cho các huyện, thành phố sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng NTM; phần còn lại lồng ghép với các nguồn lực khác để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi… 

Theo đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: “Một trong những thành tựu tiêu biểu đáng kể sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX là tạo được các tiền đề vững chắc cho mục tiêu đến năm 2030 là tỉnh khá của cả nước. Bởi tỉnh đã hoàn thành xây dựng và triển khai đầu tư hàng loạt các công trình hạ tầng trọng điểm có tính đột phá, khơi thông nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác đầu tư vào đa dạng các lĩnh vực, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp; các tuyến đường giao thông chiến lược đảm bảo kết nối, liên thông đến các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, của quốc gia”. Trong đó, riêng về hạ tầng giao thông, tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án: Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (giai đoạn I), các tỉnh lộ 487B, 488C, cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ. Đang tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng: Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh; các tỉnh lộ 488B, 485B. Tỉnh còn khởi công và triển khai thi công giai đoạn II dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – Đường bộ ven biển (tỉnh lộ 484); đường trục phía nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B); cầu qua sông Đào… Tập trung hoàn thiện thủ tục, khởi công các dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thuộc tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Bến Mới và chuẩn bị thủ tục đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường. Về hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), trong nửa nhiệm kỳ qua tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN Dệt may Rạng Đông; CCN Yên Bằng (Ý Yên); CCN Thanh Côi (Vụ Bản); đã khởi công và triển khai xây dựng KCN Mỹ Thuận; tập trung hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công xây dựng KCN Bảo Minh mở rộng, CCN Đồng Côi mở rộng và CCN Tân Thịnh (Nam Trực)… Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang triển khai các dự án, công trình lớn, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương như: dự án Khu Trung tâm lễ hội thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa thời Trần (giai đoạn I và II); Bệnh viện Đa khoa tỉnh; cải tạo, nâng cấp một số đoạn đê xung yếu trên tuyến đê sông tỉnh và các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu (điểm) dân cư tập trung, khu tái định cư của các huyện, thành phố. Tỉnh cũng đang tập trung hoàn thiện thủ tục, khởi công các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ.





Thuyền về bến cá Giao Hải (Giao Thủy).
Ảnh: Đăng Khoa
Thuyền về bến cá Giao Hải (Giao Thủy). Ảnh: Đăng Khoa

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, song Nam Định tiếp tục là “điểm đến” hấp dẫn với các nhà đầu tư. Từ năm 2021 đến hết tháng 6-2023, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 169 dự án (gồm 135 dự án đầu tư trong nước, 34 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký trên 108.007 tỷ đồng và 261,5 triệu USD. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.636 doanh nghiệp và 169 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 41.194 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 11.948 doanh nghiệp và 899 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 110.886 tỷ đồng. Riêng năm 2021, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh đạt trên 90% mục tiêu tổng vốn thu hút đầu tư cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết chuyên đề toàn khóa số 04-NQ/TU ngày 18-6-2021 của Tỉnh ủy; số vốn đăng ký đầu tư trong nước gấp trên 4,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020, lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, tiêu biểu là loạt 3 dự án lớn do Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh lên tới 98 nghìn tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Mỹ Thuận 1.621 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, Nam Định liên tiếp đón làn sóng đầu tư nước ngoài vào. Trong đó, tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) về nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư các KCN, đô thị, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; ký kết thoả thuận phát triển dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Quanta về đầu tư tại KCN Mỹ Thuận với tổng mức đầu tư 120 triệu USD, đây là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh) giai đoạn 2021-2023 của tỉnh bình quân ước đạt 8,8%/năm; trong đó, năm 2021 đạt 7,7%, năm 2022 đạt 9,1%, năm 2023 ước đạt 9,5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, ước năm 2023, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 17,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 82,5% (tăng 5,0% so với năm 2020). Quy mô nền kinh tế được mở rộng, ước năm 2023 so với năm 2020: Tổng sản phẩm GRDP (giá hiện hành) gấp 1,3 lần; thu nhập thực tế bình quân đầu người gấp 1,4 lần; tổng giá trị hàng xuất khẩu gấp 1,4 lần; vốn đầu tư toàn xã hội gấp 1,4 lần; thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn gấp 1,6 lần… Các kết quả đạt được đã tạo được nền tảng, tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển để đến năm 2030 Nam Định trở thành tỉnh khá của cả nước./.

Bài: Thanh Thúy

Ảnh: Thanh Thúy, Viết Dư, Đăng Khoa



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực văn hóa

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tất cả các cấp, các ngành của tỉnh. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh từ đầu năm 2024 đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác CCHC toàn diện ở cả 7 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); CCHC...

Ngành Ngân hàng chung tay chăm lo mái ấm cho người nghèo

Với sự chung tay, góp sức của ngành Ngân hàng, năm 2024, đã có hàng trăm căn nhà “Đại đoàn kết” khang trang, ấm áp nghĩa tình được hoàn thành, giúp cho các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Phạm Thị Nhâm, xóm 3, xã Xuân Phong (Xuân Trường). Đón năm mới 2025, chị Nguyễn Thị Hà ở xóm...

Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh – Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như nhân đúng dịp 101 năm ngày sinh nhà thơ (1923-2024). Sinh thời, nhà báo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa V, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật từng phát biểu rằng “Tập thơ của Hải Như về Hồ Chủ tịch...

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm mới 2025

(BNĐ): Với khí thế quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 ngay từ tháng đầu, quý đầu, thi đua lập thành tích cao nhất, thiết thực chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Báo Nam Định phỏng vấn lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh về các nhiệm...

Tạo đột phá tăng trưởng kinh tế từ các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm

Khép lại năm 2024, theo báo cáo của UBND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 73.650 tỷ đồng, tăng 18,0% so với năm 2023; Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 đã được HĐND tỉnh thông qua 9.049 tỷ đồng; ước giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn theo đúng thời gian quy định. Nhiệm vụ phát triển kinh...

Cùng tác giả

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực văn hóa

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tất cả các cấp, các ngành của tỉnh. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh từ đầu năm 2024 đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác CCHC toàn diện ở cả 7 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); CCHC...

Ngành Ngân hàng chung tay chăm lo mái ấm cho người nghèo

Với sự chung tay, góp sức của ngành Ngân hàng, năm 2024, đã có hàng trăm căn nhà “Đại đoàn kết” khang trang, ấm áp nghĩa tình được hoàn thành, giúp cho các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Phạm Thị Nhâm, xóm 3, xã Xuân Phong (Xuân Trường). Đón năm mới 2025, chị Nguyễn Thị Hà ở xóm...

Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh – Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như nhân đúng dịp 101 năm ngày sinh nhà thơ (1923-2024). Sinh thời, nhà báo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa V, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật từng phát biểu rằng “Tập thơ của Hải Như về Hồ Chủ tịch...

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm mới 2025

(BNĐ): Với khí thế quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 ngay từ tháng đầu, quý đầu, thi đua lập thành tích cao nhất, thiết thực chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Báo Nam Định phỏng vấn lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh về các nhiệm...

Tạo đột phá tăng trưởng kinh tế từ các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm

Khép lại năm 2024, theo báo cáo của UBND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 73.650 tỷ đồng, tăng 18,0% so với năm 2023; Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 đã được HĐND tỉnh thông qua 9.049 tỷ đồng; ước giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn theo đúng thời gian quy định. Nhiệm vụ phát triển kinh...

Cùng chuyên mục

Ngành Ngân hàng chung tay chăm lo mái ấm cho người nghèo

Với sự chung tay, góp sức của ngành Ngân hàng, năm 2024, đã có hàng trăm căn nhà “Đại đoàn kết” khang trang, ấm áp nghĩa tình được hoàn thành, giúp cho các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Phạm Thị Nhâm, xóm 3, xã Xuân Phong (Xuân Trường). Đón năm mới 2025, chị Nguyễn Thị Hà ở xóm...

Tạo đột phá tăng trưởng kinh tế từ các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm

Khép lại năm 2024, theo báo cáo của UBND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 73.650 tỷ đồng, tăng 18,0% so với năm 2023; Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 đã được HĐND tỉnh thông qua 9.049 tỷ đồng; ước giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn theo đúng thời gian quy định. Nhiệm vụ phát triển kinh...

Các làng hoa đón Tết

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Về các làng hoa cây cảnh ở ngoại thành, chúng tôi cảm nhận được rõ nét không khí náo nức, sôi động, được hòa mình vào sắc xuân ngập tràn trong những khu vườn rực rỡ sắc màu hoa lá. Nông dân phường Nam Phong (thành phố Nam Định) chăm sóc hoa cúc. Giới sành chơi cây trong cả nước mấy ai không biết tiếng làng hoa...

Nam Định vững bước, tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nam Định bước sang năm mới 2025 tràn đầy sự hứng khởi, tự hào và kỳ vọng với những thành tựu bứt phá đạt được trong năm 2024, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế mới trên bản đồ phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Nam Định đang sẵn sàng vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chinh phục những dấu mốc mới, nhằm thực hiện thắng lợi mục...

Ngành Ngân hàng quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX

Dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng trong hoạt động kinh doanh cùng trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ khách hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, nhiệm kỳ 2020-2025, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần cùng toàn ngành thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tháo...

Tập đoàn Quanta Computer Inc.,  – Nhiều cơ hội việc làm và thu nhập

Tập đoàn Quanta Computer Inc., một trong những tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện máy tính đến từ (Đài Loan - Trung Quốc) đã lựa chọn Nam Định là địa điểm đầu tư chiến lược tại Việt Nam từ năm 2023. Với dự án nhà máy sản xuất linh kiện máy tính tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Thuận (thành phố Nam Định), Quanta không chỉ khẳng định vị thế của mình...

Đẩy mạnh kết nối, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối, chuyển giao thành tựu KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người dân. Trồng dưa lưới ứng...

Phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm tạo điều kiện về đầu tư của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các bộ, ngành Trung ương; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các địa phương, năm 2024 Sở GTVT đã tham mưu kịp thời cho tỉnh trên các lĩnh vực về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, phát triển, quản lý khai...

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo dự báo của các ngành chức năng, dịp tiêu dùng cuối năm nay sẽ có nhiều biến động do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến cho một số mặt hàng tiêu dùng khan hiếm hơn; thời điểm lễ Giáng sinh, Tết dương lịch và Tết âm lịch sát gần nhau nên sức mua của người dân cũng sẽ diễn ra nhanh, dồn dập trong thời gian ngắn. Để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người...

Nhộn nhịp làng cá Mỹ Hà vào vụ Tết

Những ngày cuối năm, làng cá Mỹ Hà (thành phố Nam Định) nhộn nhịp, tấp nập từ sáng sớm đến tối muộn, khắp các con đường, xóm làng, đâu đâu cũng vang lên tiếng máy bơm tát ao, tiếng xe tải chờ “bốc” cá và tiếng cười nói râm ran của người mua bán. Trên tuyến đường chính nối xã Mỹ Thắng - Mỹ Hà với Quốc lộ 21, từng đoàn xe chở nặng cá trắm đen. Thu hoạch cá trắm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất