Powered by Techcity

Thiên Trường – Nam Định: Khai nghiệp võ, hiển đạo văn

Đứng trên thềm của quê CHA đất MẸ(*), lòng ta rạo rực, lòng ta lâng lâng đón luồng sinh khí ngang dọc thổi lộng vào tâm hồn, tình đất nước, nghĩa quê hương do tiền nhân khai vận, hậu thế hiển vinh.

Ôi Thiên Trường – Nam Định! Nam Định – Thiên Trường là duyên người thiện sinh tình, là đất văn chương sinh chí, lưu thắng tích muôn đời. Con trai Nam Định ánh mắt lấp lánh lửa, con gái Nam Định khuôn mặt ngời ngời xinh, nhất tâm làm theo lời Bác, tiếp nối tiền nhân phò xã tắc, giữ non sông để khai nghiệp lớn. 





Nghi thức rước kiệu trong lễ hội Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). 
Ảnh: Khánh Dũng

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).


Ảnh: Khánh Dũng

Kỷ niệm 761 năm (1262-2023) Thiên Trường – Nam Định, chúng ta nhớ về Vương triều Trần, về người anh hùng cứu nước, văn chương cái thế, võ lực siêu quần – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với Hịch Tướng Sĩ – văn(**) sáng ngời hào khí Đông A, danh lưu thiên cổ, chữ để muôn đời. 

Kỷ niệm 761 năm Thiên Trường Nam Định, đứng dưới tượng đài uy phong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bên hồ Vị Xuyên, tôi cứ muốn đọc to lên, đọc mãi lên Hịch tướng sĩ viết cách đây 739 năm (tháng 9-1284) cho thế giới cùng nghe, cho Biển Đông thời nay cảm hiểu: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, lại thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương để vét bạc vàng của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi gây vạ về sau”. Bộ mặt của kẻ xâm lược đã tự phơi bày ra đó? Thái độ thì nhâng nháo, miệng lưỡi chúng thì hỗn láo tanh hôi, hành động của chúng thì tham lam tàn bạo. Với lòng tự tôn dân tộc, Trần Quốc Tuấn đã gọi chúng là cú diều, là dê chó, là hổ đói và tỏ thái độ thẳng băng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng nguyện xin làm”. Đọc đoạn văn ta như thấy đôi mắt Trần Quốc Tuấn có lửa, ngực có ngọc châu, đầu có gương báu nên xuống bút là sấm vang chớp giật, là bão nổi sóng cồn làm gương cho tướng lĩnh, khích lệ ba quân tay nắm chí quyết mà vùng lên giữ nước.

Nhìn thấy trước nguy cơ Tổ quốc bị giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2 nên Trần Quốc Tuấn viết Hịch. Thiên chức của Hịch là kêu gọi khi đất nước lâm nguy. Nếu như sông núi là sự huyền diệu của đất trời dành cho mỗi quốc gia thì con người là khí thiêng của quốc gia đó mà tạo hóa đã ban cho. Kẻ thù mưu toan xâm lấn núi sông, biển trời của ta thì ta phải đánh đó là lẽ đương nhiên. Là vị chủ soái thống lĩnh toàn quân vừa có tài cao, vừa có đức lớn nên Trần Quốc Tuấn rất mẫn cảm về hoàn cảnh của quốc gia, về mưu đồ của quân xâm lược? Thông qua lời Hịch, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ tâm nguyện chủ quan của mình trước đất trời sông núi, trước vua cha thà chết vinh chứ không thèm sống nhục để làm gương cho tướng lĩnh rèn luyện ba quân. Bằng phong cách chính luận uyên thâm và sắc sảo, Trần Quốc Tuấn đã dựng lên hai bức tranh hiện thực đối lập nhau như một cặp mâu thuẫn sáng – tối, mất – còn, thắng – thua, vinh – nhục. Bức tranh trong hiện tại đất nước đang mất dần chủ quyền, triều đình bị sỉ mắng, tể phụ bị bắt nạt. Vậy mà tướng lĩnh không biết lo, biết thẹn, không biết nhục, biết căm, đã thế lại còn vui chơi hưởng lạc, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát dẫn đến nguy cơ là thái ấp không còn, bổng lộc cũng mất, gia quyến bị tan, vợ con khốn đốn. Còn đây là bức tranh hiện thực trong tương lai. “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược, nếu các người biết chuyển tập sách này theo lời dạy bảo thì mới phải đạo thân chủ. Huấn luyện quân sĩ, tập luyện cung tên khiến cho người người đều là Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai… chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các người cùng đời đời hưởng thụ… sử sách lưu thơm”. Cao minh lắm mới viết được những câu văn mạnh như sấm sét. Sức thuyết phục lớn lao của bài Hịch là tính hùng biện. Giữa hai con đường, hai cuộc sống phải chọn lấy một. Cách lập luận lúc song hành, lúc tương phản trên hai tọa độ không gian và thời gian nhưng ở tọa độ nào cũng thấu tình đạt lý nên sức cảm hóa vừa nhanh lại vừa bền.

Ngọn nguồn của những so sánh giữa mất còn, thua thắng, nhục vinh là những cặp mâu thuẫn nằm trong vòng kiểm soát của ý thức trước hoàn cảnh lịch sử. Bỏ đi cái thú ham chơi, hoãn lại cái lo làm giàu nhưng lại được thụ hưởng bổng lộc đời đời, được sử sách lưu thơm. Đúng như Bác Hồ đã dạy: Không có gì quý hơn độc lập tự do! Mất độc lập tự do là mất tất cả. Có độc lập tự do là có tất cả. Những gì hôm nay chưa có thì ngày mai sẽ có. Những gì đời ta chưa có thì đời con cháu ta sẽ có. Vì độc lập tự do của quốc gia đang bị đe dọa nên “triều đình” mới bị chúng “sỉ mắng”, “tể phụ” mới bị chúng “bắt nạt”. Trần Quốc Tuấn tháng ngày suy nghĩ luyện tâm can, rèn binh pháp, viết Hịch văn. Những câu văn như gió tuyết, luyện tinh thần cho tướng lĩnh đẩy lùi bến mê cờ bạc, rượu chè, khai thông bến tỉnh, học tập binh thư. Thần khí của Hịch cảm hóa người nghe, thôi miên người đọc khắc sâu trong dạ, từ bỏ ham chơi, xả thân cứu nước. Trần Quốc Tuấn đã sử dụng linh hoạt những câu văn biền ngẫu để lập luận khúc chiết. Trần Quốc Tuấn lấy bản thân mình để răn dạy tướng lĩnh, lấy hành động của mình để làm gương cho tướng dưới quyền, chứ không phải chỉ là thuyết giáo và pháp giáo, vì thế lời Hịch được cảm hóa bằng chân tâm, tự nguyện. Trần Quốc Tuấn bày trận thì giỏi quyền biến, làm Hịch thì giỏi điều động ba quân, khai thông tướng lĩnh. Tình nào thì giọng ấy, vừa hô ứng, vừa cân xứng. Giọng văn có lúc dập dồn như sóng, vỗ mãi ở bên lòng. Ôi xúc động thay! Lời Hịch mắng mỏ tướng lĩnh dưới quyền: “Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Giận mà không ghét, mắng nhiếc mà vẫn thương. Lời mắng mỏ đó cao đẹp biết bao, vì nó không riêng tư mà thấm tình nghĩa lớn của cả một quốc gia. Ý văn cuồn cuộn như suối chảy trong rừng. Thần văn tráng trí như thông gieo gió ngàn, như Biển Đông cuộn sóng.

Cái bại của kẻ xâm lược đã nằm trong tầm nhìn chiến lược của Hịch văn? Câu chữ của bài Hịch không giáo huấn ở bên ngoài mà đi vào thần thái ở bên trong, cũng không thuyết giáo cao đàm, mà ngòi bút của tác giả cứ rung lên nỗi nhục mất nước để khích lệ lòng tự tôn dân tộc. Trong lịch sử Hán văn hàng nghìn năm nay của cả phương Bắc và Việt Nam ta chưa có một tác phẩm “văn dĩ tải đạo” nào hay – đẹp – như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai và lần thứ ba của giặc

Nguyên Mông.

Hịch tướng sĩ  – Bản trường thiên đại luận  – một luận văn hay bậc nhất cho những ai được đứng trong hàng binh nghiệp? Kỷ niệm 761 năm Thiên Trường – Nam Định, chúng ta hãy đọc to lên Hịch tướng sĩ để ngắm vẻ đẹp của lịch sử và chiêm ngưỡng hào khí Đông A, sáng đức tiền nhân, sáng tâm hậu thế./.

NGƯT. HOÀNG TRUNG HIẾU

—————————

(*) Thánh Cha Hưng Đạo Đại Vương theo dân gian “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ” (Thánh Mẫu Liễu Hạnh).

(**) Tên bài Hịch tướng sĩ nhưng trong bài chỉ là Hịch tướng dưới quyền chứ không có sĩ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Cùng tác giả

Tân binh tuyển Việt Nam có thể khiến nhà vô địch V.League lỡ AFF Cup 2024

Trong các trận đấu gần đây của đội tuyển Việt Nam, Doãn Ngọc Tân nhận được sự quan tâm từ ban huấn luyện. Ngọc Tân thậm chí chưa từng có mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ. Khi đã 30 tuổi, anh được triệu tập thẳng lên đội tuyển quốc gia Việt Nam. Thể hiện phong độ tốt trong màu áo Đông Á Thanh Hóa nhưng cầu thủ chỉ cao 1m69 cần thêm thời gian thích nghi với...

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Cùng chuyên mục

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Nam Định giành 1 HCV, 2 HCB và 1 giải xuất sắc tại Liên hoan Cải lương toàn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH, TT và DL) chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VH, TT và DL Thành phố Cần Thơ tổ chức từ ngày 25/10 đến ngày 15/11. Liên hoan quy tụ 29 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công toàn quốc mang đến 33 vở diễn. Sau 20 ngày tổ chức, kết...

Nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch Nam Định theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại

Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 6 định hướng cụ thể: phát triển thị trường du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch; đầu tư phát triển du lịch; tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua,...

Phát huy các nguồn lực văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn đầu, tỉnh cơ bản tập trung vào nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kiến thiết các nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để tiếp tục phát triển “tam nông” trong tình hình mới. Bước sang giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chú trọng...

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định

Là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tỉnh Nam Định là nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị dân gian đặc sắc với các nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tâm linh được đông đảo cộng đồng tín ngưỡng, thực hành, lưu giữ. Năm 2012, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất