Powered by Techcity

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan


“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô vẽ được nhà văn Phạm Hồng Loan chia sẻ trong Tập ký “Trở về”. Cuốn sách đã phần nào tái hiện sự khốc liệt của chiến tranh và tình cảm sâu nặng của tác giả dành cho những người lính ra đi từ mái Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (thành phố Nam Định) năm xưa.





Nhà văn Phạm Hồng Loan và tập ký “Trở về”
Nhà văn Phạm Hồng Loan và tập ký “Trở về”

Nhà văn Phạm Hồng Loan, tên thật là Phạm Thị Hồng Loan, sinh năm 1962, là người con của quê quán Thịnh Long (Hải Hậu). Hiện bà là Trưởng Bộ môn Văn xuôi (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh). Tập ký “Trở về” tập hợp 29 bài viết, là những ghi chép của bà trong nhiều năm, được xuất bản năm 2020 (Nhà xuất bản Thanh Niên) và là cuốn sách thứ hai của bà được xuất bản.

Nhà văn Hồng Loan chia sẻ về tựa đề cuốn sách: “Trở về” là ước mong, là khát khao của tất cả những người dân Việt Nam trong chiến tranh và nhất là những người lính nơi chiến trường. Mọi gia đình đều khát khao chờ ngày đón người lính trở về từ chiến trường trong ngày chiến thắng. Nhưng không phải ước mơ ấy, khát vọng ấy gia đình nào, người lính nào cũng thực hiện được. Gia đình bà cũng là một trong những trường hợp đó.

Năm 1971, anh trai của bà vừa học xong lớp 7. Từng đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc, anh được chọn vào lớp chuyên Văn của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Vào một ngày cuối năm, anh thông báo đã tình nguyện xung phong đi bộ đội trước sự bất ngờ của gia đình và bà con hàng xóm. Mặc mọi người khuyên nhủ, cũng như bao lứa thanh niên “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” lúc bấy giờ, anh đã khoác ba lô lên đường nhập ngũ với bao quyết tâm và sức trẻ. Tiếc thay, anh đã hy sinh và nằm lại chiến trường Quảng Trị. 29 năm sau, vào mùa hè năm 2001, gia đình và đồng đội mới tìm thấy và đưa anh trở về quê nhà. Trong cuốn sách, bà dành 2 bài viết về anh trai của mình là “Rưng rưng hương khói ngậm cười” và “Cỏ xanh non ơi xin chớ vô tình”. Chất chứa trong mỗi dòng văn là nỗi nhớ, niềm thương của em gái dành cho người anh trai không bao giờ trở về, nhưng cũng ánh lên niềm tự hào vì anh đã toả sáng sức sống kiên cường, hiến dâng cả tuổi thanh xuân vì nền độc lập, tự do của đất nước.





Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan được xuất bản năm 2020 và được Thư viện Quân đội chọn in, phát hành trong toàn lực lượng năm 2021
Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan được xuất bản năm 2020 và được Thư viện Quân đội chọn in, phát hành trong toàn lực lượng năm 2021

Quá nửa số trang sách của mình, nhà văn Hồng Loan dành để ghi chép lại những câu chuyện của những nhân vật mà bà đã gặp và nghe kể về một thời mưa bom khốc liệt. Mỗi nhân vật là một câu chuyện khác nhau. Mỗi người lính giữ một nhiệm vụ khác nhau trên các mặt trận nhưng tất cả đều mang trong mình ý chí sắt đá, kiên cường, quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc. Đó là câu chuyện hào hùng, can trường, vượt mưa bom, bão đạn để chở từng chuyến hàng đến địa điểm tập kết an toàn của Anh hùng Lực lượng vũ trang Đỗ Văn Chiến, nguyên chiến sĩ Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 101, Binh trạm 31, Đoàn 559. Dù trên đầu là quân địch đang nhòm ngó, dưới lòng đất là mưa bom, đạn lạc, dù bao khó khăn, gian khổ vây quanh, thương tích trong mình, nhưng người chiến sĩ lái xe ấy vẫn kiên cường, tiến thẳng về phía trước. Một niềm tin mãnh liệt cùng ý chí quyết tâm phải thắng được quân địch bằng mọi cách, để giành lại độc lập, để bù đắp cho những đồng đội của mình đã hy sinh. Rồi chính người chiến sĩ lái xe ấy, sau này, khi trả lời nhà báo Mỹ lại mộc mạc đến không ngờ: “Chúng tôi chạy là để thắng các ông. Các ông không đủ khả năng để đánh hết đường Trường Sơn đâu… để chiến thắng, chúng tôi tìm ra không phải một mà là nhiều quy luật để vượt lên bom đạn của các ông mà đi”. Chiến sĩ Đỗ Văn Chiến chính là một trong những người chiến binh quả cảm của Tiểu đội “xe không kính” trong “Tiểu đoàn Đại bàng xanh”, nguyên mẫu để nhà thơ Phạm Tiến Duật sau này khắc hoạ trong bài thơ nổi tiếng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hay câu chuyện của NSƯT Đức Miên – nguyên Trưởng Bộ môn Âm nhạc – Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từng hát cho một thương binh nghe trong khi anh phải phẫu thuật cưa chân nhưng thuốc tê không còn. “Nước mắt chợt ứa ra. Thương quá… Toàn ơi. Làm sao em chịu được sự đau đớn này. Anh sẽ hát, sẽ ngâm thơ cho em nghe. Anh sẽ đưa em đi trên những chặng đường hành quân “đâu có giặc là ta cứ đi””. Những đường dao phẫu bén ngọt lách vào từng thớ thịt. Người lính nghiến chặt răng. Mồ hôi vã ra… “Cố lên em. Em sẽ cùng anh “Đi ta đi giải phóng miền Nam khi quê hương nhà còn bóng quân xâm lược” rồi em sẽ được trở về với quê hương. Ngày thắng lợi sắp tới gần rồi… Không còn đau đớn, vật vã. Người lính thiếp đi trong những lời ca vang vọng mãi”. Đọc những dòng văn, ta như cảm nhận được nỗi đau xé da thịt, nhưng cũng khâm phục sức chịu đựng kiên cường của những người lính. Những lời ca, tiếng hát như tiếp thêm sức mạnh, nâng bước hành quân, cổ vũ động viên người lính mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn với niềm tin mãnh liệt rằng ngày thắng lợi sắp tới rồi. Bên cạnh đó còn là những câu chuyện đi tìm đồng đội, người thân đang nằm lại ở chiến trường xưa; khát khao cháy bỏng có thể đưa họ trở về nằm trong lòng đất Mẹ. Đan xen trong những câu chuyện của những người lính là bài viết “Người kết nối những trái tim”. Qua những dòng văn của mình, nhà văn đã gửi gắm những tình cảm, sự biết ơn đến các thành viên Câu lạc bộ Cựu chiến binh – Cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng những thế hệ học sinh trường Lê ngày ấy cùng “xếp bút nghiên” lên đường nhập ngũ và trở về sau chiến thắng, chưa từng quên những người bạn học, người đồng đội của mình đã hy sinh. Để mỗi năm, Câu lạc bộ vẫn tổ chức thăm hỏi gia đình các bạn học, thắp hương cho các bạn học đã hy sinh và tiếp tục lên đường tìm kiếm những người bạn học cũ, những người đồng đội còn nằm ở đâu đó trên mảnh đất này mà chưa được trở về quê hương.

Gấp lại những trang cuối của tập ký “Trở về”, ông Nguyễn Văn Nhượng, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Nam Định chia sẻ: “Những nhân vật, những câu chuyện chị ghi lại đều không quá cầu kì, nó hết sức chân thật, chân thật đến tận độ tinh khiết của tâm hồn, đặc biệt là những trang viết về những anh hùng liệt sĩ, những lần đi tìm hài cốt đồng đội, người thân… Tất cả đã gây cho người đọc niềm xúc động vô bờ, khơi dậy niềm trân quý những giá trị thiêng liêng, vĩnh hằng; mở ra cái đẹp trong đời sống tâm linh, cái chất thiện cần gìn giữ, cái tình tâm giao giữa con người với con người, và cả thái độ sống với quá khứ”.

Mảng đề tài thứ hai mà nhà văn Hồng Loan dành nhiều thời gian để khắc hoạ trong cuốn sách là quê hương. Quê hương là nơi gắn bó với tuổi thơ của bà, những kỷ niệm một thời chăn trâu, cắt cỏ, nô đùa cùng chúng bạn. Những dòng văn tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng cả khung cảnh của làng quê xưa, những ngày tháng còn nằm trong vòng tay mẹ, nghe mẹ hát ru, lớn lên từ tình yêu thương vô bờ của gia đình để rồi mỗi chúng ta khi đọc những trang văn ấy phải thốt lên rằng “Dấu yêu ơi bao giờ trở lại”. Đan xen những trang văn còn là những bài viết ghi lại cảm xúc của nhà văn Hồng Loan mỗi khi đặt chân đến những vùng đất mới, để cảm nhận được “Cao nguyên đá vẫn rực sắc hồng” hay “Thoáng nét duyên Đà Lạt”.

Đọc hết tập ký “Trở về” ta thấy một ngòi bút nặng lòng với quá khứ, nặng lòng với quê hương và với những miền đất mà người viết đã đi qua. Năm 2021, tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan được Thư viện Quân đội chọn in 600 cuốn, phát hành trong lực lượng vũ trang toàn quốc.

Bài và ảnh: Diệu Linh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202412/tap-ky-tro-ve-cua-nha-van-pham-hong-loan-9fe30c1/

Cùng chủ đề

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Cùng tác giả

Người khai phá niềm tin cho cầu thủ nhập tịch

BƯỚC NGOẶT  Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển VN trong trận gặp Myanmar ở lượt cuối vòng bảng AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (21.12) trên sân vận động Việt Trì. 5 năm sau ngày đặt chân đến VN để ký hợp đồng với CLB Nam Định, Xuân Son chuẩn bị chạm đến ước mơ anh từng theo đuổi trong suốt nhiều tháng: được cống hiến cho đội tuyển VN, hát Quốc ca VN...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ? Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27. Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định thí điểm chỉ dạy học 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến 6), học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Chính sách này áp dụng ngay từ học kỳ 2 này, với quy mô khác nhau, hoặc do các trường THCS, THPT chủ động sắp xếp. Phú Thọ thí điểm cho học sinh học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ 7. Ảnh: Hoan Nguyễn Cụ thể, toàn tỉnh có 14 trường THPT triển...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nam Định có 3 sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2024, theo đó, công nhận 3 sản phẩm đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Trong đó, sản phẩm Gạo sinh thái ruộng rươi đạt 92,8 điểm và Gạo sạch chất lượng cao Toản Xuân 999 đạt 93,2 điểm (của Công ty TNHH Toản Xuân, xã Yên Lương, huyện Ý Yên); sản phẩm Nghêu thịt...

Cùng chuyên mục

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Di sản văn hóa phi vật thể: Những giá trị cần bảo vệ

Với bề dày truyền thống văn hóa, Nam Định là nơi hội tụ và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; 12 di sản...

Hội họa Nam Định trên đường hội nhập và phát triển

Với tình yêu nghề, hăng say lao động nghệ thuật, các thế hệ họa sĩ Nam Định đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm hội họa phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài. Bên cạnh những họa sĩ gạo cội, nhiều kinh nghiệm, nhiều nghệ sĩ tạo hình trẻ đã tạo được phong cách riêng với bút pháp tự tin, góc nhìn mới mẻ, sự biểu đạt mạnh...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất