Powered by Techcity

Tăng cường kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản trên biển, cửa sông và nội đồng


Với 72km bờ biển trải dài qua 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng cùng vùng biển rộng khoảng 6.108km2 và hệ thống sông ngòi dày đặc, từ lâu khai thác thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vì sự phát triển bền vững của ngành kinh tế thủy sản, thời gian qua thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động khai thác thủy sản; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.





Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tỉnh tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân huyện Hải Hậu.
Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tỉnh tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân huyện Hải Hậu.

Hiện nay toàn tỉnh có 1.746 tàu cá với gần 5.400 lao động khai thác thủy sản. Với sự nỗ lực vươn khơi và ứng dụng công nghệ trong khai thác, theo thống kê của Sở NN và PTNT trong 10 tháng năm 2024, tổng sản lượng khai thác của tỉnh ước đạt trên 50,82 nghìn tấn, đạt 83,31% kế hoạch; trong đó khai thác biển đạt 48,48 nghìn tấn, khai thác nội địa đạt 2.342 tấn. Để phát triển thủy sản bền vững, tỉnh đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thuỷ sản theo hướng tập trung đầu tư, huy động nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản; thành lập thêm các tổ, đội, tổ hợp tác khai thác thủy sản; cơ cấu nghề khai thác chuyển đổi theo hướng phát triển các nghề có tính chọn lọc cao, ít gây hại cho môi trường và nguồn lợi thủy sản. Nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động khai thác thủy sản, Sở NN và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện và các cơ quan có liên quan tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật Thủy sản 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); những điểm mới của Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP… Từ đầu năm 2024 đến nay, Sở NN và PTNT đã tổ chức 4 lớp tập huấn với 815 ngư dân và cán bộ làm công tác chống khai thác IUU các huyện ven biển tham gia; phát 815 bộ tài liệu tuyên truyền gồm: sổ tay đi biển cho ngư dân; sổ tay một số điều ngư dân cần biết trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; tờ rơi nhóm hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP); treo 9 pa-nô tuyên truyền chống khai thác IUU và các nội dung theo Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại các cảng cá, bến cá và các khu neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh…

Cùng với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân, Sở NN và PTNT đã chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Thủy sản phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng thường xuyên kiểm tra tại khu vực các cửa sông ra biển và vùng biển tỉnh Nam Định để ngăn chặn, xử lý tàu cá có hành vi vi phạm khai thác thủy sản. Đồng chí Nguyễn Thị Anh, Chánh Thanh tra Sở NN và PTNT cho biết: Hàng năm, Thanh tra Sở đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành, trong đó có nội dung kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, sổ danh bạ thuyền viên, trang thiết bị hàng hải, ngư lưới cụ; các điều kiện đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tàu cá; đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm khai thác IUU góp phần từng bước tháo gỡ thẻ vàng EC đối với ngành thủy sản Việt Nam. Trong 10 tháng năm 2024, Thanh tra Sở đã phối hợp với Hải đội 2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản như: biển số, vạch phân vùng hoạt động, đăng ký, đăng kiểm, an toàn hàng hải, sổ thuyền viên, giấy phép khai thác thủy sản, nhật ký khai thác, chứng chỉ hành nghề khai thác thủy sản; trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị thông tin liên lạc; hoạt động nghề cấm khai thác thủy sản, khai thác không báo cáo và không theo quy định trên vùng biển, cửa sông tỉnh Nam Định. Qua kiểm tra 535 lượt phương tiện; đoàn kiểm tra đã phạt hành chính 65 trường hợp vi phạm quy định về: tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản, máy trưởng tàu cá không có chứng chỉ theo quy định, không thông báo thông tin cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi rời cảng, không treo Quốc kỳ trên tàu cá khi hoạt động, không ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m, không viết số đăng ký tàu cá theo quy định, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hết hạn, không có số danh bạ thuyền viên tàu cá, viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định, thuyền viên trên tàu cá không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá với tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước 292 triệu đồng và tịch thu 6 củ phát điện, 82 mét dây điện.

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở đã phối hợp với Chi cục Thuỷ sản, Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 15 trường hợp vi phạm quy định về việc không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình tàu cá trong quá trình hoạt động trên biển; khai thác thủy sản sai vùng; không có sổ danh bạ thuyền viên tàu cá, viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định, không thông báo đầy đủ các thông tin cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi rời cảng cá, không thực hiện đăng ký sang tên chủ tàu cá đúng thời hạn với tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước 155,5 triệu đồng; tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng có thời hạn đối với 3 cá nhân.

“Trong quá trình kiểm tra, bên cạnh việc xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, các đoàn còn tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản góp phần nâng cao ý thức chấp hành, chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác thủy sẩn trên địa bàn tỉnh” – đồng chí Nguyễn Thị Anh cho biết thêm.

Khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển bền vững được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Thời gian tới, Sở NN và PTNT cùng các sở, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức, thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiệu quả truyền thông làm thay đổi nhận thức của cán bộ, ngư dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá trên biển và tại các cảng cá, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả tàu cá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU nhằm đưa hoạt động khai thác thủy sản đi vào nền nếp.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202410/tang-cuong-kiem-tra-cac-hoat-dongkhai-thac-thuy-san-tren-bien-cua-song-va-noi-dong-22744f7/

Cùng chủ đề

Giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ 

Trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH và CN) được xem là hạt nhân quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh vẫn còn hạn chế, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Sản xuất bồn trộn...

Nghị quyết quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều cấp IV...

(Số: 131/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định

(Số: 139/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo...

(Số: 138/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi...

(Số: 130/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành...

Cùng tác giả

Trọng tài từ chối siêu phẩm của Xuân Son, đúng hay sai?

Chuyện gì xảy ra với Xuân Son? Tối 26.12, đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore trên sân Jalan Besar nhờ các pha lập công của Tiến Linh, Xuân Son. Trong trận đấu này, một tình huống gây tranh cãi xảy ra ở phút 84. Sau một quả ném biên bên cánh trái, Xuân Son có tình huống khống chế tốt rồi xoay người dứt điểm rất nhanh, làm tung lưới thủ môn thủ môn Manbud. Trọng...

Giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ 

Trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH và CN) được xem là hạt nhân quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh vẫn còn hạn chế, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Sản xuất bồn trộn...

Nghị quyết quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều cấp IV...

(Số: 131/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định

(Số: 139/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo...

(Số: 138/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Cùng chuyên mục

Giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ 

Trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH và CN) được xem là hạt nhân quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh vẫn còn hạn chế, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Sản xuất bồn trộn...

Xuân Trường tăng tốc phát triển hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy đột phá kinh tế

Năm 2024, huyện Xuân Trường đạt và vượt kế hoạch 16/18 chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi bật là các chỉ tiêu về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 13,84%; thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 800 tỷ đồng (vượt 33% so với kế hoạch); giá trị thu nhập thực tế trên một đơn vị diện tích...

Nam Định – Động lực mới, tầm cao mới trong phát triển công nghiệp

Năm 2024, bất chấp những thách thức từ tình hình thế giới diễn biến phức tạp và giá nguyên vật liệu leo thang, ngành công nghiệp Nam Định vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14,5% so với năm trước, với nhiều sản phẩm chủ lực (thuốc, hoá dược, dược liệu; thực phẩm chế biến; sản phẩm dệt may; các sản phẩm từ da; sản phẩm từ kim loại...

Phục tráng và bảo tồn thành công giống lạc sen bản địa

Nam Định là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng, có hệ sinh thái đa dạng loài, di truyền. Tuy nhiên, qua thời gian dài canh tác không được chọn lọc, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm, có nguy cơ mất nguồn gen gốc quý. Một trong số đó là giống lạc sen (lạc đỏ). Việc nghiên cứu, phục tráng và bảo tồn...

Sẵn sàng cho sản xuất vụ xuân năm 2025 thắng lợi

Vụ xuân là vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng vì có điều kiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) và các huyện, thành phố Nam Định đang tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các điều kiện phục vụ gieo trồng lúa, rau màu phù hợp với điều kiện thực tế, quyết tâm giành vụ xuân thắng lợi. Hợp tác xã Bảo Xuyên, xã Thành...

Nam Định trỗi dậy từ những công trình mang tầm chiến lược

Nam Định, mảnh đất với bề dày văn hóa và lịch sử, đang vươn mình mạnh mẽ, không chỉ là biểu tượng cho sự chuyển mình về kinh tế, mà còn là minh chứng sống động về khát vọng vươn tầm khu vực và quốc gia. Những công trình chiến lược mang tầm vóc lịch sử, những quyết sách táo bạo và tinh thần quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh đã và đang thay đổi hoàn toàn diện mạo...

Quy hoạch phân khu VIII trên địa bàn huyện Vụ Bản – Tạo trục động lực phát triển kết nối với tỉnh Ninh Bình và vùng...

Nhằm cụ thể hóa các chức năng, định hướng của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung quỹ đất xây dựng đô thị, đáp ứng xu thế gia tăng dân số, định hướng phát triển các khu vực chức năng chuyên ngành trong...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất