Powered by Techcity

Sửa đổi để phù hợp thực tiễn

img

Cô trò Trường Mầm non Hải Vân (huyện Hải Hậu, Nam Định) trong giờ hoạt động góc. Ảnh: Đình Tuệ

Dự thảo Nghị định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS có một số điểm mới đang thu hút sự quan tâm từ đội ngũ nhà giáo, chuyên gia giáo dục.

Lợi ích rõ rệt

Bộ GD&ĐT được Chính phủ giao xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền cho rằng, chúng ta cần tạm chấp nhận trình độ đào tạo theo chuẩn cũ và có lộ trình nâng chuẩn đối với giáo viên mầm non và phổ thông, nhất là ở miền núi, vùng sâu xa khó tuyển giáo viên. Bộ GD&ĐT cần thống kê đầy đủ số giáo viên thiếu theo từng cấp/môn học, tỉnh/huyện/trường để có kế hoạch và lộ trình đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên phù hợp.

Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 3 chính sách nhằm khắc phục vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Về tổ chức đào tạo nâng chuẩn: Bỏ phương thức đấu thầu, giữ lại phương thức giao nhiệm vụ và đặt hàng cơ sở đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt. Bổ sung quy định giáo viên được chủ động lựa chọn, đăng ký học nâng trình độ chuẩn trực tiếp với cơ sở đào tạo công lập khi ngành hoặc chuyên ngành mà giáo viên đăng ký đào tạo không đủ điều kiện để địa phương mở lớp theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

Việc đào tạo nâng trình độ chuẩn phải được sự đồng ý bằng văn bản của hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở giáo dục nơi giáo viên đang công tác và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở giáo dục.

Về học phí: Bổ sung quy định thanh toán học phí đào tạo cho những giáo viên (thuộc đối tượng được đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP) đã tự đi học và được cấp bằng kể từ ngày 1/7/2020.

Về chính sách lương trong thời gian đi học nâng chuẩn: Bổ sung quy định trong thời gian thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ, những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp được hưởng chính sách theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.

Dưới góc độ nhà quản lý giáo dục, cô Nguyễn Thị Bình – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đánh giá, dự thảo có nhiều điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, thầy cô có thể yên tâm khi đi học được hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian, công việc mà vẫn được hưởng 100% lương, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

img

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục. Ảnh: Đình Tuệ

Dù vậy, dự thảo yêu cầu nhà trường phải làm các chứng từ dự toán tài chính không phải theo hình thức “đấu thầu” mà là “đơn đặt hàng” để quyết toán kinh phí đào tạo cho các thầy, cô. Điểm này rất mới trong việc sử dụng ngân sách tài chính của trường học, ít nhiều gây khó khăn cho mỗi nhà trường.

“Tại Trường THCS Thanh Xuân, 100% nhà giáo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn nên ban giám hiệu khá thuận lợi trong phân công công việc mà không cần lo kinh phí đào tạo nâng cao trình độ”, cô Nguyễn Thị Bình chia sẻ.

Trường THCS Thanh Xuân cũng như ngành Giáo dục nói chung còn thiếu giáo viên. Do đó, cô Bình cho rằng, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 71/2020/NĐ-CP khiến nhiều nhà quản lý gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tuyển giáo viên. Một số thầy cô dạy khá tốt nhưng bằng cấp chưa đạt chuẩn khiến lãnh đạo nhà trường không dám ký hợp đồng lao động.

img

TS Bùi Hồng Quân – Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Ảnh: Ngô Chuyên

Hướng đến thực chất

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) nhận định, các nội dung sửa đổi nêu trên hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên còn một số vấn đề chưa được giải quyết. Trong đó có việc đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên cần nêu rõ tiêu chí đảm bảo chất lượng để đơn vị có thể đặt hàng, tránh tình trạng liên kết một cách hình thức dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Thứ nữa, nâng chuẩn phải đảm bảo chất lượng đào tạo, không thể làm theo hình thức để có bằng, đạt chuẩn mà chất lượng không đáp ứng yêu cầu giảng dạy thực tiễn. Trên thực tế, nhiều giáo viên chỉ có bằng trung cấp hoặc cao đẳng sư phạm nhưng đi dạy lâu năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đang dạy tốt thì việc nâng chuẩn chỉ mang tính hình thức.

Vị nữ chuyên gia cũng chỉ ra, hiện cả nước thiếu khoảng 113.000 giáo viên các cấp học ở hầu hết địa phương. Tuy nhiên vẫn không tuyển được giáo viên do phần lớn có trình độ không đạt chuẩn. Vì vậy cần có biện pháp tình thế, chấp nhận tuyển dụng đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ và có lộ trình đào tạo nâng chuẩn để đảm bảo đủ giáo viên cho các cấp học, đặc biệt cấp mầm non, tiểu học.

“Thậm chí nhiều trường ở thành thị, một số môn cũng thiếu giáo viên như: Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc thiểu số (cấp tiểu học), Ngoại ngữ 2, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương, Công nghệ; Tin học… Vì vậy, nhà trường cần linh hoạt tuyển dụng giáo viên”, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền đề nghị.

Gắn bó với nghề hơn 10 năm nay, cô Nguyễn Thị Trang – giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho rằng, cần đưa các nội dung hỗ trợ cho nhà giáo các trường ngoài công lập vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 71/2020/NĐ-CP bởi đây sẽ là một động thái có nhiều ý nghĩa và tác động tích cực đối với hệ thống giáo dục.

Đặc biệt trong bối cảnh giáo viên ngoài công lập thường gặp nhiều khó khăn hơn so với đồng nghiệp công tác tại trường công lập khi tiếp cận các nguồn hỗ trợ thì điều này càng trở nên cần thiết.

“Thực tế, giáo viên trường ngoài công lập đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đặc biệt ở các khu vực đô thị lớn, đông dân. Việc hỗ trợ nhóm giáo viên trường tư thục khẳng định vai trò của họ trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mặt khác, giúp giảm bớt khoảng cách về điều kiện làm việc, cơ hội nâng cao trình độ và các quyền lợi khác so với giáo viên công lập, góp phần xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng hơn”, cô Trang nói.

img

Cô trò Trường Tiểu học Yên Nghĩa (quận Hà Đông, TP Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học 2024 – 2025. Ảnh: Đình Tuệ

Xu hướng tích cực

Theo TS Bùi Hồng Quân – Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, dự thảo nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS là xu hướng tích cực. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu trình độ đối với giáo viên là đại học, thạc sĩ. Do vậy, dự thảo nâng chuẩn trình độ giáo viên cũng là xu hướng tiếp cận thế giới và đổi mới giáo dục.

Cùng đó, giáo viên được nâng chuẩn trình độ sẽ có thêm thời gian đào tạo, lúc đó chắc chắn kiến thức, kỹ năng được đầu tư nhiều hơn. Riêng giáo viên trẻ mới ra trường sẽ có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức và thời gian để rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm khi bước vào làm thực tế.

Đồng thời, nâng chuẩn giáo viên, chúng ta sẽ chuyển từ đào tạo người dạy học sang nhà giáo dục – đây là xu hướng phát triển hiện nay bởi không chỉ dạy tốt mà còn có kiến thức nền tảng tốt để thực hiện Chương trình GDPT mới trong tương lai, đáp ứng những đòi hỏi của chương trình.

Từng trải qua vị trí giáo viên, cô La Thu Trang – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non 1 An Sơn (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) cho hay, nâng chuẩn giáo viên là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy cũng như xu thế phát triển xã hội.

Thời đại số đòi hỏi người thầy phải có những thay đổi, cập nhật kiến thức, biết ứng dụng công nghệ vào giảng dạy. Vì vậy, nâng chuẩn sẽ giúp thầy cô có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy cũng như sáng kiến mới để nâng chất lượng tiết học và bài giảng, thay vì chỉ dạy theo phương pháp truyền thống.

“Chưa kể, kiến thức ngày một biến đổi đòi hỏi giáo viên phải cập nhật, bổ sung để đáp ứng yêu cầu. Việc nâng chuẩn cũng giúp các thầy cô nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, sáng tạo bổ sung kiến thức, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội”, cô La Thu Trang dẫn chứng.

Từ thực tế triển khai, cô Trang bày tỏ: Đối với những người đang đi dạy, Bộ GD&ĐT nên cho phép thời gian đào tạo nâng chuẩn trình độ vào nghỉ hè hoặc cuối tuần. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đội ngũ an tâm công tác. Mặt khác, cơ quan chức năng cần xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn.

Đồng quan điểm trên, TS Bùi Hồng Quân khẳng định, nâng chuẩn giáo viên mầm non, tiểu học, THCS cần có lộ trình phù hợp. Bởi trong thực tế, việc học tập để nâng cao trình độ sẽ không dễ dàng vì liên quan đến công việc, gia đình và nhiều hoạt động khác của đội ngũ. Chính vì vậy, khi có lộ trình, giáo viên sẽ có thời gian chuẩn bị, chủ động trong công việc cũng như sắp xếp kế hoạch học tập.

“Nâng chuẩn là tốt nhưng trong bối cảnh thu nhập còn thấp thì tự chi trả học phí vô hình trung trở thành gánh nặng với không ít người. Nếu có chính sách hỗ trợ cho giáo viên học nâng chuẩn, họ sẽ yên tâm hơn”, TS Bùi Hồng Quân đề xuất.

Đối với nhà trường cần hiểu: Giáo viên khi học xong nâng chuẩn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, ban giám hiệu nên tạo điều kiện cho đội ngũ đi học, tiếp thêm động lực để họ yên tâm và được bố trí công việc phù hợp khi trở về công tác.

Với đội ngũ giáo viên cần thấy rằng đây là cơ hội để thay đổi, phát triển, tiếp cận với nền giáo dục tích cực, hiện đại trong nước cũng như trên thế giới, từ đó thực hiện chương trình mầm non hiệu quả hơn.

Các cơ sở đào tạo cần tổ chức theo hướng linh hoạt, thực tiễn để giúp giáo viên đi học nâng chuẩn có thể sắp xếp giữa đi làm và đi học một cách thuận lợi. Việc xây dựng hoạt động đào tạo phù hợp thực tiễn sẽ phát huy được năng lực người học nhiều hơn, hiệu quả nâng chuẩn cao hơn.

“Cần có sự phối hợp giữa địa phương với cơ sở đào tạo, làm sao mang tính linh hoạt. Sự ràng buộc, quy trình thực hiện theo quy chế đôi khi làm khó cho giáo viên cũng như cơ sở đào tạo vì mục đích cuối cùng là giáo viên được học nâng cao trình độ, cơ sở đủ chuẩn thì chắc chắn có cách tổ chức hiệu quả nhất”, TS Bùi Hồng Quân nói.

Nguồn: https://danviet.vn/nang-chuan-giao-vien-sua-doi-de-phu-hop-thuc-tien-20241006114256478.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Người khai phá niềm tin cho cầu thủ nhập tịch

BƯỚC NGOẶT  Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển VN trong trận gặp Myanmar ở lượt cuối vòng bảng AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (21.12) trên sân vận động Việt Trì. 5 năm sau ngày đặt chân đến VN để ký hợp đồng với CLB Nam Định, Xuân Son chuẩn bị chạm đến ước mơ anh từng theo đuổi trong suốt nhiều tháng: được cống hiến cho đội tuyển VN, hát Quốc ca VN...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ? Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27. Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định thí điểm chỉ dạy học 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến 6), học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Chính sách này áp dụng ngay từ học kỳ 2 này, với quy mô khác nhau, hoặc do các trường THCS, THPT chủ động sắp xếp. Phú Thọ thí điểm cho học sinh học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ 7. Ảnh: Hoan Nguyễn Cụ thể, toàn tỉnh có 14 trường THPT triển...

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Cùng chuyên mục

Người khai phá niềm tin cho cầu thủ nhập tịch

BƯỚC NGOẶT  Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển VN trong trận gặp Myanmar ở lượt cuối vòng bảng AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (21.12) trên sân vận động Việt Trì. 5 năm sau ngày đặt chân đến VN để ký hợp đồng với CLB Nam Định, Xuân Son chuẩn bị chạm đến ước mơ anh từng theo đuổi trong suốt nhiều tháng: được cống hiến cho đội tuyển VN, hát Quốc ca VN...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ? Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27. Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định thí điểm chỉ dạy học 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến 6), học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Chính sách này áp dụng ngay từ học kỳ 2 này, với quy mô khác nhau, hoặc do các trường THCS, THPT chủ động sắp xếp. Phú Thọ thí điểm cho học sinh học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ 7. Ảnh: Hoan Nguyễn Cụ thể, toàn tỉnh có 14 trường THPT triển...

Nam Định có 3 sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2024, theo đó, công nhận 3 sản phẩm đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Trong đó, sản phẩm Gạo sinh thái ruộng rươi đạt 92,8 điểm và Gạo sạch chất lượng cao Toản Xuân 999 đạt 93,2 điểm (của Công ty TNHH Toản Xuân, xã Yên Lương, huyện Ý Yên); sản phẩm Nghêu thịt...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã có Kết luận tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024, trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 04 nhiệm vụ trọng tâm, giao 83 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn,...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 – Mang thông điệp “Hòa bình – Hợp tác

(Bqp.vn) – Diễn ra từ ngày 19 – 22/12, đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, với thông điệp “Hòa bình – Hợp tác – Cùng phát triển”, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2, năm 2024 có sự tham gia của 66 đoàn đại biểu quốc tế và hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến...

Thủ tướng: Việt Nam xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng khả năng tự vệ

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai năm 2024. Dự khai mạc có lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành. Về phía quốc tế có đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, chỉ huy Quân đội các nước trong khu vực và thế giới. Đại...

Điều trị miễn phí cho trẻ mắc dị tật bẩm sinh

Tin mới y tế ngày 18/12: Điều trị miễn phí cho trẻ mắc dị tật bẩm sinh Hơn 70 trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và các dị tật khác đến từ nhiều tỉnh thành đã được các y bác sỹ của Bệnh viện E thăm khám và tư vấn phẫu thuật miễn phí trong khuôn khổ chương trình “Phẫu thuật Nụ cười”. Điều trị miễn phí dị tật bẩm sinh mang lại nụ cười cho...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Tin nổi bật

Tin mới nhất