Powered by Techcity

Sẵn sàng cho sản xuất vụ lúa mùa 2024


Để sản xuất vụ lúa mùa năm 2024 đạt năng suất, sản lượng cao, ngành Nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền và nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung triển khai phương án, kế hoạch sản xuất bảo đảm khung thời vụ tốt nhất.





Chị Nguyễn Thị Khoa, thôn Trình Xuyên, xã Liên Bảo (Vụ Bản) chăm sóc mạ để chuẩn bị cấy máy dịch vụ cho hơn 55ha lúa mùa 2024.
Chị Nguyễn Thị Khoa, thôn Trình Xuyên, xã Liên Bảo (Vụ Bản) chăm sóc mạ để chuẩn bị cấy máy dịch vụ cho hơn 55ha lúa mùa 2024.

Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Khoa, ở thôn Trình Xuyên, xã Liên Bảo (Vụ Bản) khi đang chăm sóc cho hơn 6.000 khay mạ vừa mới xuống giống. Chị Khoa cho biết: Theo lịch thời vụ, gia đình tôi đã xuống giống gieo mạ khay từ ngày 27/6 để đến ngày 6/7 sẽ bắt đầu xuống đồng cấy lúa mùa bằng máy. Toàn bộ mạ khay được gieo bằng các giống lúa chất lượng cao như: Đài thơm 8, TBR225, BC15. Theo hợp đồng ký kết, vụ mùa này gia đình tôi cấy dịch vụ cho hơn 55ha của các gia đình ở trong, ngoài xã với giá dịch vụ trọn gói là 300 nghìn đồng/sào…

Gần đây, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong tỉnh ngày càng tăng. Đồng chí Trần Đức Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN và PTNT) cho biết: Thời gian qua, các mô hình sản xuất nông sản nói chung, gieo cấy lúa nói riêng theo hướng gia tăng giá trị được triển khai mạnh mẽ tạo sự chuyên nghiệp trong sản xuất, hình thành quy trình sản xuất theo chuỗi bền vững giúp quản lý được chi phí và hạch toán có lãi. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất mới được áp dụng đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Tỷ lệ cơ giới hóa trong trồng trọt như làm đất, gieo mạ khay, máy cấy, máy gặt, sấy lúa… ngày càng cao và hình thành nhiều khâu dịch vụ chuyên nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu tư sản xuất, giảm tổn thất trong thu hoạch và giải quyết tình trạng thiếu lao động nông nghiệp. 

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Nam Định, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong sản xuất vụ mùa năm 2024 thời tiết tiếp tục diễn biến cực đoan và có khả năng gia tăng các hiện tượng mưa lớn, nắng nóng cục bộ, giông, lốc có thể xảy ra nhiều hơn, cường độ mạnh hơn; bão mạnh, mưa to, áp thấp nhiệt đới và bão diễn biến phức tạp, bất thường và không theo quy luật. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật, sâu bệnh hại cây trồng trong vụ mùa cũng diễn biến phức tạp. Do thời gian chuyển vụ từ vụ xuân sang vụ mùa ngắn dẫn đến nguồn sâu bệnh tích lũy; rơm, rạ không có thời gian phân hủy, dễ gây ngộ độc hữu cơ cho lúa mới cấy. Trong khi đó, lao động nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động trẻ, gây thiếu hụt nguồn lao động trong sản xuất. Mặc dù thời tiết có diễn biến bất thuận, sâu bệnh hại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng bù lại, giá bán các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiện tương đối ổn định. Đặc biệt vụ lúa xuân năm 2024 được mùa, được giá, tạo niềm tin, động lực cho người dân yên tâm sản xuất. Công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, kinh nghiệm tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và nhận thức của bà con nông dân đã được nâng lên, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với những diễn biến bất lợi của thời tiết. 

Vụ mùa năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy trên 71,2 nghìn ha, năng suất bình quân phấn đấu đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng ước đạt 360 nghìn tấn. Phấn đấu mỗi huyện có từ 10 cánh đồng lớn, quy mô từ 30ha/cánh đồng trở lên sản xuất lúa hàng hóa; có 2 mô hình liên kết chuỗi giá trị, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa với sự tham gia của doanh nghiệp… Diện tích lúa chất lượng cao gồm các giống Đài thơm 8, Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, N97, ST24, ST25, BC15, Thiên ưu 8, TBR225… Mở rộng diện tích lúa gieo cấy máy bằng mạ khay lên trên 20%; tiếp tục khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất đai, bỏ bờ ngăn, gieo cấy cùng giống, cùng trà để mở rộng quy mô đồng ruộng thuận tiện cho việc đưa cơ giới hóa và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích nông dân mua và sử dụng thiết bị sấy để hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Tiếp tục hoàn thiện các chuỗi sản xuất lúa gạo, xây dựng nhãn hiệu gạo cho một số địa phương có lợi thế, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo chung của Nam Định. 

Theo kế hoạch, huyện Vụ Bản gieo cấy 8,16 nghìn ha lúa mùa. Đến ngày 2/7, UBND huyện đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huy động các loại máy đẩy nhanh tiến độ làm đất, đôn đốc nông dân vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị các điều kiện gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất. Theo đồng chí Trần Đình Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Để chủ động ứng phó với bất thuận của thời tiết, gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất, huyện khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích cấy bằng máy, cấy mạ non, phấn đấu diện tích cấy bằng máy đạt 30% tổng diện tích gieo cấy; không khuyến khích bà con áp dụng phương pháp gieo sạ đồng thời dự phòng đủ các loại thóc giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày phòng khi mưa lớn gây ngập úng, làm chết mạ, chết lúa đầu vụ. 

Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, ngành Nông nghiệp khuyến cáo các địa phương căn cứ vào điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, cơ sở hạ tầng, diễn biến thời tiết và dự báo thời tiết vụ mùa năm 2024 để bố trí cơ cấu trà và cơ cấu giống lúa hợp lý. Mỗi huyện lựa chọn sử dụng 3-4 giống chủ lực, mỗi hộ nông dân chỉ sử dụng 1-2 giống lúa; hạn chế tối đa sử dụng giống lúa Bắc thơm số 7 vì giống này nhiễm nặng bệnh bạc lá, rầy và khả năng chịu úng, chống đổ kém. 

Để rơm, rạ, cỏ dại, các tàn dư trên đồng ruộng nhanh phân hủy, hạn chế ngộ độc hữu cơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân nên sử dụng các chế phẩm để xử lý như Sumitri, AT-YTB, Emunix hoặc phân vi sinh Azotobacterin hoặc 20-25kg vôi bột để rắc cho mỗi sào lúa; quá trình làm đất nên bừa kỹ, làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn sâu, bệnh, nhất là bệnh lùn sọc đen, lúa cỏ; giữ đủ nước trong ruộng để đẩy nhanh quá trình phân hủy xác thực vật. Vụ này, cây lúa dễ bị nhiễm bệnh bạc lá, vì vậy nên lựa chọn các giống lúa có khả năng chống chịu hoặc nhiễm nhẹ đối với bệnh bạc lá, đặc biệt không gieo các giống dễ nhiễm bệnh trên các vùng trũng.

Đối với diện tích cấy lúa mùa sớm, để tạo quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm cần gieo cấy trước ngày 5/7. Diện tích gieo cấy đại trà kết thúc việc gieo cấy trước ngày 20/7. Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy 1-2 ngày nên phun phòng, trừ sâu, bệnh cho mạ, đặc biệt là rầy các loại… Đồng chí Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thực tiễn cho thấy nên mở rộng và tăng cường áp dụng phương thức cấy máy bằng mạ khay để tiết kiệm giống, hạn chế lúa cỏ, sâu bệnh, nhất là ở những mô hình tích tụ ruộng đất quy mô lớn, mô hình dịch vụ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hạn chế tối đa diện tích gieo sạ, chỉ gieo sạ ở những cánh đồng chủ động nước và những nơi nông dân đã có kinh nghiệm.

Việc triển khai thực hiện tốt kế hoạch gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ xây dựng, bảo đảm cơ cấu giống và tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các khâu giúp các địa phương chủ động trong thực hiện kế hoạch sản xuất đã đề ra và là cơ sở để giành vụ lúa mùa thắng lợi toàn diện. 

Bài và ảnh: Văn Đại

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202407/san-sang-cho-san-xuatvu-lua-mua-2024-5d0091e/

Cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư tại Nam Định

Sáng 13/8, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư về tìm hiểu đầu tư tại Nam Định. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Trần Anh Dũng, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Đảng bộ xã Hải Xuân thi đua học tập và làm...

Trong những năm qua, Đảng bộ xã Hải Xuân (Hải Hậu) luôn nỗ lực thi đua học tập và làm theo Bác bằng những việc làm, hành động thiết thực, qua đó góp phần xây dựng xã Hải Xuân ngày càng phát triển, vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, đẹp về nếp sống văn hóa mới. Đồng chí Đỗ Thị Tuyết Thanh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, Hải Xuân là...

Ngành Giao thông Vận tải tăng tốc chuyển đổi số

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác chuyển đổi số (CĐS), năm 2024 Sở GTVT đã  thành lập Ban Chỉ đạo CĐS, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 chuyên ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ...

Tác phẩm tham dự Giải Diên Hồng lần thứ ba – năm 2025: Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất...

Kỳ I: Nhiều giải pháp đồng bộ, nâng cao chất lượng hoạt động Kỳ II: Xứng đáng với kỳ vọng của cử tri (Tiếp theo và hết) Kỳ III: Tiếp tục phát huy vai trò đại diện quyền làm chủ của Nhân dân Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: HĐND các cấp tỉnh Nam Định luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm...

Sớm đưa Luật Tài nguyên nước 2023 vào cuộc sống

Luật Tài nguyên nước (TNN) số 28/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Với 10 chương và 86 điều, Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN thông qua 4 nhóm chính sách, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế TNN và...

Cùng tác giả

Quyết tâm khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 vào dịp Quốc khánh 2/9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An về tình hình thực hiện dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch đến Phố Nối. Chiều ngày 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An về tình hình thực hiện dự án đường dây 500 kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch đến Phố...

Huy động sức mạnh tổng lực để hoàn thành Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo cuộc họp. (Ảnh: Trần Hải) Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Cuộc họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Phát biểu ý kiến khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình)-Phố Nối (Hưng Yên) đến nay đã triển khai thi công...

Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư tại Nam Định

Sáng 13/8, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư về tìm hiểu đầu tư tại Nam Định. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Trần Anh Dũng, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Đảng bộ xã Hải Xuân thi đua học tập và làm...

Trong những năm qua, Đảng bộ xã Hải Xuân (Hải Hậu) luôn nỗ lực thi đua học tập và làm theo Bác bằng những việc làm, hành động thiết thực, qua đó góp phần xây dựng xã Hải Xuân ngày càng phát triển, vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, đẹp về nếp sống văn hóa mới. Đồng chí Đỗ Thị Tuyết Thanh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, Hải Xuân là...

Ngành Giao thông Vận tải tăng tốc chuyển đổi số

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác chuyển đổi số (CĐS), năm 2024 Sở GTVT đã  thành lập Ban Chỉ đạo CĐS, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 chuyên ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ...

Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư tại Nam Định

Sáng 13/8, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư về tìm hiểu đầu tư tại Nam Định. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Trần Anh Dũng, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý...

Ngành Giao thông Vận tải tăng tốc chuyển đổi số

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác chuyển đổi số (CĐS), năm 2024 Sở GTVT đã  thành lập Ban Chỉ đạo CĐS, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 chuyên ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ...

Sớm đưa Luật Tài nguyên nước 2023 vào cuộc sống

Luật Tài nguyên nước (TNN) số 28/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Với 10 chương và 86 điều, Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN thông qua 4 nhóm chính sách, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế TNN và...

Nam Định ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn

 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nam Định ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn. Mục đích nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ...

Thị trường sách và đồ dùng học tập phục vụ năm học mới 2024-2025

Thời điểm này, không khí mua sắm sách vở và dụng cụ học tập đã diễn ra khá nhộn nhịp tại các cửa hàng, nhà sách trên địa bàn tỉnh. Các cửa hàng đã nhập số lượng lớn sách giáo khoa (SGK), sách bổ trợ, đồ dùng học tập với nhiều chủng loại, kiểu dáng phong phú, đa dạng. Học sinh chọn mua dụng cụ học tập tại Hiệu sách Nhân Dân thành phố Nam Định. Thị trường phong phú với nhiều...

Hội viên nông dân gắn sản xuất với chế biến nông sản

Xác định chế biến đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp sản phẩm có thời gian bảo quản lâu hơn, giảm được tổn thất sau thu hoạch, hạn chế tình trạng "được mùa, mất giá", nhiều hội viên nông dân trong tỉnh đã tích cực phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện quy trình khép kín từ sản...

Quyết tâm triển khai các dự án tại khu vực Cồn Xanh vì sự phát triển chung

Tổ hợp 3 dự án thép xanh của Tập đoàn Xuân Thiện tại khu vực Cồn Xanh (Nghĩa Hưng) có tổng mức đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định từ trước đến nay; được kỳ vọng sẽ tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội lớn cho tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã bám sát, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính...

Gỡ khó cho nghề muối

Lao động cực nhọc mà giá bán muối thấp, thu nhập không đủ nuôi sống gia đình nên càng ngày càng nhiều diêm dân không còn mặn mà với nghề làm muối. Phần lớn lao động hiện nay là người trung tuổi, người già gắn bó lâu năm với nghề. Lực lượng lao động chính là thanh niên hầu hết đều đi tìm công việc làm khác. Diêm dân xã Bạch Long (Giao Thuỷ) bám nắng sản xuất muối. Vụ muối...

Chủ động triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Luật Đất đai 2024 đã chính thức được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 18/1/2024; được Chủ tịch nước ký Lệnh số 01/2024/L-CTN ngày 1/2/2024 về việc công bố Luật. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Theo đó, Quốc hội cho phép Luật...

Nam Định tận dụng mọi cơ hội để tăng tốc phát triển

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Nam Định vươn lên xếp thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nam Định đang nỗ lực tận dụng mọi cơ hội, lợi thế để vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030. 6 tháng tăng trưởng GRDP đạt 8,56% Thu hút đầu tư là điểm sáng nổi bật trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất