Powered by Techcity

Quyết liệt kiểm soát đảm bảo ổn định thị trường dịp cuối năm


Trong 10 tháng đầu năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong đó có tình trạng mua bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy; vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu; khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường trái quy định; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa… Nhằm bảo đảm bình ổn thị trường, góp phần tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã quyết liệt đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm; kịp thời phát hiện, kiểm tra bắt giữ, xử lý nghiêm các vụ, việc vi phạm… 





Lực lượng Quản lý thị trường kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố Nam Định.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố Nam Định.

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã tổ chức kiểm tra 708 vụ việc; trong đó xử lý hành chính 331 vụ về hành vi mua bán, vận chuyển hàng nhập lậu, không thực hiện niêm yết giá hàng hoá, buôn bán hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại, không đảm bảo các điều kiện đối với các hàng hoá và dịch vụ kinh doanh có điều kiện… Lực lượng QLTT đã xử phạt vi phạm hành chính gần 2,1 tỷ đồng; giá trị hàng hóa tịch thu trên 600 triệu đồng, giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 900 triệu đồng. Đáng chú ý như vụ việc vào rạng sáng 5/7/2024, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh Nam Định) và Công an phường Thống Nhất tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải (BKS 29K-080.71) thường xuyên chở hàng vào thành phố Nam Định có nhiều dấu hiệu khả nghi. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe vận chuyển 1.000 sản phẩm quần áo may sẵn các loại (trị giá hàng hóa vi phạm gần 40 triệu đồng), trên nhãn hàng hóa không thể hiện thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Lái xe và cũng là chủ sở hữu toàn bộ hàng hóa trên đã khai nhận mua số lượng hàng hóa trên trôi nổi trên thị trường về để bán kiếm lời, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Toàn bộ số hàng hóa được lực lượng chức năng thu giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Trong năm lực lượng QLTT cũng đã phát hiện nhiều vụ việc có tính chất vi phạm nghiêm trọng như việc ngăn chặn 15 loại sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu đang được bày bán tại cửa hàng thực phẩm Ngọc Hường, thành phố Nam Định; xử lý trên 10 vụ gian lận thương mại trên nền tảng thương mại điện tử.

Những tháng cuối năm, nhất là những tháng giáp Tết cổ truyền, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cao nên là thời điểm mà hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông lợi dụng trà trộn và thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, năm nay, do ảnh hưởng của bão lũ nên nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán được dự báo sẽ khan hiếm và có giá bán cao hơn so với trước đây. Thực trạng này dễ dẫn đến tình trạng gia tăng các hành vi tiêu cực, trục lợi, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt là phức tạp, khó đấu tranh đối với vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Các dạng vi phạm dự báo chủ yếu là gian lận về chất lượng hàng hóa không đúng với công bố; không thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; niêm yết giá hàng hóa cao, không đúng với giá trị thật hoặc dùng “chiêu bài” giảm giá, đại hạ giá để trà trộn bán hàng nhái, kém chất lượng… thu lời bất chính.

Để ngăn chặn kịp thời những hành vi này, Cục QLTT Nam Định yêu cầu các đội nghiệp vụ tập trung 100% quân số, bố trí trực, bám sát thị trường 24/24 giờ, kiểm tra, giám sát và chủ động thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp căn bản trong công tác chuyên môn như: Nắm chắc địa bàn, phát hiện sớm các đối tượng vi phạm để có phương án kiểm tra, xử lý có hiệu quả, tránh bất ngờ về diễn biến thị trường; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho phù hợp nhằm tạo sức mạnh tối đa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp không tham gia, không tiếp tay và tích cực tham gia phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng cấm, hàng giả; yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh ký cam kết “Không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng”. Định kỳ hàng tuần khảo sát tình hình thị trường về cung cầu và giá các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ đó phát hiện những vấn đề bức xúc, nổi cộm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên cơ sở đó lực lượng QLTT chủ động xây dựng phương án và chủ trì mở các đợt kiểm tra liên ngành đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, như: bánh, mứt, kẹo, rượu, thuốc lá, nước giải khát; các sản phẩm thực phẩm từ gia súc, gia cầm; quần áo, phụ kiện thời trang; dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu… Lực lượng QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Thuế, Thanh tra Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ, chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Trọng tâm kiểm tra là nơi phát luồng hàng hóa lớn như cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, kho chứa hàng nhằm kịp thời ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thẩm lậu vào thị trường.

Cùng với tăng cường công tác nghiệp vụ ổn định thị trường, Cục QLTT cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về sản xuất kinh doanh hàng hóa, quản lý tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường… đến cán bộ, người lao động, người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy thực hiện văn hóa kinh doanh, tiêu dùng văn minh, góp phần tạo môi trường thương mại phát triển, ổn định thị trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ người dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hiện công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật để người tiêu dùng biết và phòng tránh.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202410/quyet-liet-kiem-soat-dam-bao-on-dinhthi-truong-dip-cuoi-nam-65f7835/

Cùng chủ đề

Phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, từ đó giúp nông dân tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập. Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình hợp tác xã tiêu biểu của hội viên nông dân thị trấn Cồn...

Nghĩa Hưng bứt phá thành trung tâm kinh tế mới nhờ đầu tư hạ tầng hiện đại

Theo lộ trình Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra, đến năm 2030 xây dựng Nghĩa Hưng trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh. Đồng chí Hoàng Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng cho biết: “Thời gian qua, huyện Nghĩa Hưng đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút, bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng...

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền (Kỳ II)

Kỳ I: Đổi mới, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo  (Tiếp theo và hết) Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban TVTU và cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác dân vận chính quyền của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. UBND xã Nam Hoa (Nam Trực)...

Xây dựng chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn

Trong lộ trình hướng đến nền nông nghiệp sạch và an toàn, việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực cùng chính quyền các địa phương thực hiện nhiều giải...

Nam Định: Xây dựng niềm tin vững chắc để thu hút đầu tư

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thủ tục hành chính thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào... là những yếu tố để Nam Định trở thành địa chỉ tin cậy thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chứng kiến lễ ký kết phát triển dự án giữa Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong và Tập đoàn Quanta Computer Inc. Ảnh: Viết Dư Chính quyền đồng hành...

Cùng tác giả

Phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, từ đó giúp nông dân tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập. Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình hợp tác xã tiêu biểu của hội viên nông dân thị trấn Cồn...

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tăng 2,28% so với tháng trước và tăng 14,49% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay. Trong sức tăng mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, ngành chế...

Nghĩa Hưng bứt phá thành trung tâm kinh tế mới nhờ đầu tư hạ tầng hiện đại

Theo lộ trình Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra, đến năm 2030 xây dựng Nghĩa Hưng trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh. Đồng chí Hoàng Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng cho biết: “Thời gian qua, huyện Nghĩa Hưng đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút, bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng...

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền (Kỳ II)

Kỳ I: Đổi mới, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo  (Tiếp theo và hết) Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban TVTU và cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác dân vận chính quyền của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. UBND xã Nam Hoa (Nam Trực)...

Xây dựng chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn

Trong lộ trình hướng đến nền nông nghiệp sạch và an toàn, việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực cùng chính quyền các địa phương thực hiện nhiều giải...

Cùng chuyên mục

Phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, từ đó giúp nông dân tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập. Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình hợp tác xã tiêu biểu của hội viên nông dân thị trấn Cồn...

Nghĩa Hưng bứt phá thành trung tâm kinh tế mới nhờ đầu tư hạ tầng hiện đại

Theo lộ trình Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra, đến năm 2030 xây dựng Nghĩa Hưng trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh. Đồng chí Hoàng Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng cho biết: “Thời gian qua, huyện Nghĩa Hưng đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút, bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng...

Xây dựng chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn

Trong lộ trình hướng đến nền nông nghiệp sạch và an toàn, việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực cùng chính quyền các địa phương thực hiện nhiều giải...

Nam Định: Xây dựng niềm tin vững chắc để thu hút đầu tư

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thủ tục hành chính thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào... là những yếu tố để Nam Định trở thành địa chỉ tin cậy thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chứng kiến lễ ký kết phát triển dự án giữa Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong và Tập đoàn Quanta Computer Inc. Ảnh: Viết Dư Chính quyền đồng hành...

Thành phố Nam Định đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng trọng điểm

Với mục tiêu tập trung xây dựng, phát triển thành phố Nam Định giai đoạn 2021-2025 theo hướng hiện đại, đồng bộ và giữ gìn bản sắc văn hóa như Nghị quyết số 07-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XX đặt ra, năm 2024 thành phố Nam Định đã tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng, mở rộng phát triển không gian; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -...

Tháo gỡ điểm nghẽn trong thực hiện chỉ số cải cách hành chính sau sáp nhập đơn vị hành chính

Từ đầu năm đến nay, kết quả thực hiện bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (DVC) theo thời gian thực trên môi trường điện tử (bộ chỉ số) của tỉnh luôn đứng thứ trong top 10 các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên tháng 9 và tháng 10/2024, kết quả thực hiện...

Quan tâm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua công đoàn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp bảo đảm ATVSLĐ, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình lao động, sản xuất, bảo vệ tính mạng cho người lao động, tài sản, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Công ty TNHH Maxport Chi nhánh Nam...

Năng động trong phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, các hợp tác xã (HTX) trong tỉnh đã phát triển đa dạng ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm thường xuyên và nâng cao thu nhập cho người lao...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Đột phá hạ tầng giao thông – “Chìa khóa” phát triển...

Kỳ I: "Quyết tâm, quyết liệt, quyết làm" Kỳ II: Đầu tư trọng tâm, trọng điểm, phá thế chia cắt về hạ tầng giao thông (Tiếp theo và hết) Kỳ III: Tạo lập "bệ phóng" vững chắc để Nam Định bứt phá   Sau hơn 3 năm nỗ lực, quyết tâm thực hiện khâu đột phá về hạ tầng giao thông để đẩy mạnh tăng tốc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, tỉnh Nam Định đã có bước bứt tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực...

Tăng cường kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản trên biển, cửa sông và nội đồng

Với 72km bờ biển trải dài qua 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng cùng vùng biển rộng khoảng 6.108km2 và hệ thống sông ngòi dày đặc, từ lâu khai thác thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vì sự phát triển bền vững của ngành kinh tế thủy sản, thời gian qua thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất