Powered by Techcity

Quán xôi xíu truyền thống hơn 40 năm ở Nam Định

Xôi xíu truyền thống Nam Định đặc biệt ở chỗ không ăn cùng hành khô, dưa góp và dùng thịt xíu thay cho thịt kho.

“Đến đây ăn xôi xíu phải ra Hàng Sắt”, bà Phụng, chủ một quán nước trên đường Lương Thế Vinh, TP Nam Định, giới thiệu cho khách du lịch. Một số người dân địa phương tại quán cũng đồng tình rằng quán xôi xíu ở số 61 Hàng Sắt là nơi bán món xôi xíu gốc của người Nam Định.

Món xôi xíu truyền thống của người Nam Định không dùng hành khô, thịt kho mà thay bằng thịt xíu.

Món xôi xíu truyền thống của người Nam Định không dùng hành khô, thịt kho mà thay bằng thịt xíu.

Khoảng đầu tháng 7/2023, quán xôi xíu của chị Nguyễn Thị Bích (43 tuổi) chuyển về số 33 Bắc Ninh, cách địa chỉ cũ khoảng 200 m. Quán có mặt tiền rộng rãi, có chỗ để xe, diện tích trong nhà khoảng 20 m2, phục vụ được khoảng 10 khách cùng một thời điểm. Ngay trước cửa là quầy hàng gồm một nồi đồ xôi điện làm bằng inox, một chiếc bàn đựng các nguyên liệu, thìa, bát và các gia vị.

Chị Bích cho biết khoảng những năm 1980, mẹ chị bắt đầu gánh xôi đi bán dạo trên vỉa hè tại khu vực trung tâm TP Nam Định. Sau này khi có điều kiện, mẹ chị mở quán ở số 61 Hàng Sắt. Đến khoảng năm 2005 khi sức khỏe bà không tốt, chị thay bà tiếp quản. Trong gần 20 năm bán hàng, chị vẫn giữ nguyên công thức nấu xôi của mẹ. Quán mở bán hai khung giờ, từ 5h30 đến 12h và từ 15h đến 21h. Ngày thường, quán bán được khoảng 50 kg xôi, cuối tuần khách đông có thể lên đến 70 – 80 kg xôi.

“Xôi xíu Nam Định không ăn cùng hành phi, dưa góp hay thịt, trứng kho như xôi ở các tỉnh khác”, chị Bích nói về món xôi xíu truyền thống của quê hương. “Nếu cho hành khô, sẽ mất hết vị thịt xíu, còn nếu ăn với dưa góp thì nước sốt bị loãng, vị chua ngọt của dưa góp sẽ át vị ngọt từ thịt của nước sốt”.

Một bát xôi xíu quán chị Bích có 5 loại nguyên liệu gồm xôi, thịt xíu, pate, ruốc, lạp xưởng và nước sốt làm từ nước thịt xíu. Quán không có giá cụ thể, thực khách có thể gọi lượng xôi tùy ý và yêu cầu thêm, bớt từng nguyên liệu theo sở thích. Chị Bích lấy xôi được ủ nóng trong nồi, lần lượt thêm các nguyên liệu khô vào bát, bước cuối cùng là rưới nước sốt lên.

Lớp xôi trắng dưới cùng làm nền cho màu đỏ của lạp xưởng, màu vàng nhạt của ruốc thịt tơi, màu nâu vàng của thịt xíu và nước sốt. Hạt xôi căng tròn, dẻo, không bị nát hay nhão. Từng lát thịt xíu quyện với nước sốt sền sệt, mềm, độ ngọt và mặn được cân bằng. Ruốc thịt dai nhẹ và pate béo, bùi.

Chị Bích, chủ quán đã bán quán gần 20 năm.

Chị Bích, chủ quán đã bán quán gần 20 năm.

Để làm ra những bát xôi xíu trên, vợ chồng chị Bích và nhân viên phải chuẩn bị các công đoạn từ 2h sáng hàng ngày tại xưởng của gia đình. Gạo để nấu xôi được chọn từ gạo nếp cái hoa vàng, loại trồng 6 tháng, ngâm trong nước 6 – 8 tiếng tùy điều kiện thời tiết và nấu bằng nồi điện. Trung bình, 10 kg gạo sẽ nấu ra 15 kg xôi. “Phải đồ xôi hai lần, hai lửa thì xôi mới mềm và ngon. Chọn gạo nếp cái hoa vàng trồng 6 tháng sẽ cho ra hạt xôi tròn, căng, mẩy, không dễ bị nát như các loại gạo khác”, chị Bích nói.

Thịt xíu được làm từ phần thịt lợn nạc vai vẫn có mỡ nên không bị khô, ướp cùng gia vị trong ít nhất 3 tiếng. Phần đặc biệt của món xôi xíu là nước sốt được tiết ra trong quá trình nấu thịt xíu, chỉ cho thêm bột năng để tạo độ sánh, mịn, không sử dụng chất tạo màu.

Nguyễn Thùy Linh (25 tuổi, Thanh Hóa) hiện làm việc tại Hà Nội nhận thấy có nhiều khác biệt giữa xôi Hà Nội và xôi xíu tại Nam Định. Do quen ăn xôi với hành khô và thịt kho ở phố cổ Hà Nội nên khi nhìn thấy xôi xíu Nam Định, Linh cảm thấy hơi ít topping. “Nhưng ăn rồi mới thấy xôi xíu Nam Định không ‘ít’ như vẻ bề ngoài và là sự kết hợp giữa độ dẻo, độ ngọt, độ dai và bùi. Đúng với cái tên xôi xíu thì thịt xíu là nguyên liệu gây ấn tượng nhất, đậm vị ngọt và béo của thịt. Thậm chí chỉ rưới nước sốt thịt xíu lên ăn cùng xôi cũng thấy ngon”, Linh chia sẻ.

Ông Đặng Duy Đông (78 tuổi), từng làm tổ trưởng tổ dân phố khu vực Hàng Sắt – Bắc Ninh trong 30 năm, một khách quen của quán, cho biết đây là một trong số ít những quán bán món xôi xíu truyền thống của Nam Định. Xôi xíu và sữa đậu là món ăn sáng được nhiều người dân địa phương yêu thích và “du khách nên thử”.

Thịt xíu trong món xôi xíu.

Xôi xíu Nam Định có thể ăn cùng tương ớt.

Xôi được ủ nóng trong nồi điện.

Một du khách Hà Nội thưởng thức xôi xíu tại quán chị Bích.

Quán xôi của chị Bích là địa chỉ yêu thích của khách ở mọi lứa tuổi. Ngày thường, khách đến quán chủ yếu là học sinh, người đi làm, khách lớn tuổi, đến đông vào khung giờ từ 6h30 đến 8h30. Vào cuối tuần, dịp lễ, Tết, nhiều du khách trẻ tuổi và có một số khách nước ngoài ghé quán thưởng thức vào khoảng từ 8h đến 10h. Bên cạnh đó, chị cũng nhận đơn đặt hàng của các trường tiểu học, trung học trong mỗi buổi dã ngoại, hoạt động ngoài trời.

Từng mở cửa hàng xôi xíu Nam Định ở Hàng Lược nhưng kinh doanh không tốt, chị Bích lại trở về với quán xôi của gia đình. Ngày nay, ở trung tâm TP Nam Định không còn nhiều quán xôi xíu giữ được hương vị truyền thống. Chị hy vọng những thực khách thưởng thức xôi xíu tại quán sẽ cảm nhận được hương vị nguyên bản nhất của món xôi đặc sản, gắn bó với tuổi thơ của nhiều người ở xứ Thành Nam.

Bài và ảnh: Quỳnh Mai

Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp mặt gần 300 người hiến nhóm máu hiếm, hòa hợp phenotype tiêu biểu 2024

Tham dự chương trình gặp mặt là gần 300 người hiến máu nhóm máu hiếm và máu hòa hợp phenotype tiêu biểu, được lựa chọn theo nhiều tiêu chí, trong đó tối thiểu đã hiến trên 10 lần và hiến ít nhất 2 lần trong năm 2024. Với chủ đề “Điểm hẹn yêu thương” và tiếp nối thành công của chuỗi chương trình đã được tổ chức vào các năm 2022 – 2023, sự kiện là nơi gặp gỡ, chia...

Doanh nghiệp tìm khe hở đưa hóa chất nguy hiểm ra thị trường

Một loại hoá chất nhưng mỗi lĩnh vực quản lý khác nhau dẫn tới việc doanh nghiệp lách luật đưa ra thị trường gây mất an toàn xã hội. Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn Nam Định) cho biết, một loại hóa chất nhưng mỗi lĩnh vực quản lý khác nhau dẫn tới việc doanh nghiệp lách luật đưa ra thị trường gây mất an toàn xã hội. Ảnh: Quochoi.vn Chiều 23.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án...

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được thông qua với 9 điểm mới

Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có bố cục gồm 9 Chương, 95 Điều, quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và...

Đội tuyển Việt Nam còn ‘kho vàng’ cất ở Nam Định, ông Kim sẽ chọn ai?

Đây là trận đấu trong khuôn khổ vòng bảng AFC Champions League 2 (trước đây gọi là AFC Cup). Sau khi các cầu thủ của Nam Định hoàn tất nhiệm vụ quốc tế với CLB của họ, ông Kim sẽ gọi các nội binh tốt nhất của Nam Định vào lúc này lên đội tuyển, chuẩn bị cho AFF Cup. Điểm đáng chú ý ở chỗ phong độ của CLB Nam Định đang rất tốt. Họ vẫn bất bại tại...

Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn

Chiều 22/11, Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Báo cáo tại sự kiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai Công nghệ, cho biết, việc thành lập Ban là đầy thử thách trong bối cảnh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khi đó còn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cơ bản. Ban đã tham...

Cùng tác giả

Tinh hoa nghề làm rối nước trăm năm tuổi ở Nam Định

Ngoài việc lưu truyền nghệ thuật múa rối, người dân ở thôn Bàn Thạch (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) còn giữ gìn nghề làm con rối hàng trăm năm nay. Thôn Bàn Thạch (còn gọi là làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) từ nhiều năm nay nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc. Ngôi làng có phường rối nước nổi tiếng “Nam Chấn”. Trong một...

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Cùng chuyên mục

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Nam Định: Chàng trai trẻ với biệt tài làm tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa

Nổi tiếng trên mạng xã hội, chàng trai 9x Nguyễn Văn Tiên quê Nam Định được nhiều người biết đến với biệt tài làm các mô hình tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa. Sinh năm 1996, ở xóm Quang Tây, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ nhỏ Nguyễn Văn Tiên đã có niềm đam mê và chơi cây cảnh bonsai. Ngay khi vừa tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Tiên quyết định lên đường nhập ngũ để...

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết...

Nam Định luôn đồng hành với doanh nghiệp, cùng hướng tới thành công

Ngày 13/7, nhân dịp dự lễ khánh thành Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã tiếp, trao đổi thông tin với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng dự. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm...

Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam...

Chiều 28-8, các đồng chí: Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam Định. Cùng tham gia kiểm tra có các...

Lợi thế và tiềm năng của Nam Định

1. Vị trí chiến lược: Là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút...

Hiệu bánh xíu páo gia truyền ba đời ở Nam Định

Một hiệu bánh xíu páo ở TP Nam Định với hương vị xưa đã giữ được chân thực khách trong hơn 30 năm. Nhắc đến ẩm thực Nam Định không thể không kể đến bánh xíu páo, món đặc sản đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đưa vào Cẩm nang Du lịch Nam Định. Không ai nhớ bánh xíu páo xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết loại bánh này theo chân người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất