Powered by Techcity

Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đảng viên là người theo tôn giáo – nhân tố “then chốt” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho thấy: tranh thủ, phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn, vững chắc. Trong đó, việc phát hiện, nghiên cứu, phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, lực lượng đặc biệt góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa của công tác này. Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, đa chiều, thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng trở thành “chiêu bài” để chống phá. Để làm tốt công tác tôn giáo cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đối với các vấn đề tôn giáo cần huy động đa dạng các lực lượng, trong đó đội ngũ đảng viên là người theo tôn giáo đóng vai trò “then chốt”. Phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên là người theo tôn giáo nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đối với các vấn đề tôn giáo vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị trong thời gian tới.





Huyện ủy Xuân Trường (Nam Định) gặp mặt đảng viên là người công giáo năm 2024.
Huyện ủy Xuân Trường (Nam Định) gặp mặt đảng viên là người công giáo năm 2024.

Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhận được sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động chống phá gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị – xã hội. Thực tiễn chứng minh, các thành phần phản động trong nước và các thế lực thù địch bên ngoài thường xuyên sử dụng các chiêu bài tôn giáo để đả phá, phủ nhận những chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta đối với các tôn giáo. Trong đời sống xã hội, tôn giáo có chức năng bù đắp những thiếu hụt trong nhu cầu tâm lý, tình cảm và tinh thần của con người; có thể làm giảm bớt những tâm lý tiêu cực của con người để vươn tới những giá trị cao đẹp đó là chân – thiện – mỹ. Chính bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết; đồng thời, cũng chính là nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng về tôn giáo và những vấn đề có liên quan.

Tỉnh Nam Định là vùng đất đa dạng về tôn giáo, có 3 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động là Công giáo, Phật giáo, Tin lành; với số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo đứng thứ 3 cả nước và Phật giáo đứng thứ 2 miền Bắc; khoảng 25% dân số theo đạo Công giáo (khoảng 50 vạn người), có hơn 4.600 đảng viên là người có đạo… Các tôn giáo ở Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung đa dạng, đan xen, chung sống đoàn kết, hòa bình; không có xung đột.

Lợi dụng tính đa chiều, phức tạp và phổ quát của tôn giáo, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách chống phá, xuyên tạc, bịa đặt các vấn đề xã hội thông qua tôn giáo và ngược lại, tôn giáo hóa các vấn đề xã hội nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo và chia rẽ nội bộ từng tôn giáo. Trên thực tế, chúng thường nhắm vào hai trọng yếu gồm: cái gọi là “thúc đẩy quyền tự do tôn giáo” và các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Giải quyết đúng đắn, hài hòa vấn đề tôn giáo chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại kết hợp với trí tuệ và nghệ thuật đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.

Trong những năm qua, bằng kinh nghiệm thực tiễn của nhiều địa phương, đơn vị, chúng ta đã xây dựng được đa dạng các lực lượng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ các lực lượng chính thống trong hệ thống chính trị các cấp, lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn thể chính trị – xã hội đến các tầng lớp nhân dân, thậm chí cả người ngoại quốc tiến bộ. Thông qua đó, công tác bảo vệ và đấu tranh cũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội, khu vực trong nước, quốc tế, hình thức không gian mạng, báo chí, diễn đàn… khác nhau và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, một số chiêu bài “truyền thống” mà các thế lực thù địch, phản động thường xuyên lợi dụng, sử dụng vẫn tỏ ra hiệu quả trong các trường hợp cụ thể như vấn đề dân tộc, nhân quyền, tôn giáo,… Trong đó, tôn giáo vẫn thực sự là vấn đề rất khó để phòng ngừa, đấu tranh và giải quyết.

Từ thực tiễn đó, chúng ta cần nhận thức, đánh giá chính xác, khách quan vai trò của đảng viên là người theo tôn giáo đối với các nhiệm vụ chính trị, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến công tác tôn giáo và đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới nhằm có các giải pháp phù hợp để phát huy vai trò của đảng viên là người theo tôn giáo đối với công tác này. Đảng ta đã sớm nhận thức được việc cần thiết phải kết nạp đảng viên là người theo tôn giáo có đủ các điều kiện để huy động sức mạnh tổng hợp từ đa dạng các thành phần, tầng lớp trong xã hội nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và công tác lãnh đạo toàn diện của mình; cụ thể, Đảng đã ban hành Quy định số 123-QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW, ngày 8/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương về “Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo”, gần đây nhất là Quy định số 06-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 về “một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo và đảng viên là người theo tôn giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo”. Những nhận thức đó được cụ thể hóa bằng những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đảng viên là người theo tôn giáo ở những văn bản nêu trên. Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và các quan điểm của Đảng, có thể nhận thấy, đảng viên là người theo tôn giáo có các vai trò sau trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:

Thứ nhất là tuyên truyền, vận động đồng bào theo tôn giáo, nhà tu hành, chức sắc, chức việc hiểu và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo.

Đảng viên là người theo tôn giáo trước hết là một tín đồ, có sức ảnh hưởng đối với những đồng đạo trong khía cạnh tâm linh, đời sống tinh thần cũng như những lời ăn, tiếng nói và các hành vi sống. Chính bởi vậy, người đảng viên theo tôn giáo, nhất là những đảng viên nắm giữ vai trò chức sắc, chức việc tôn giáo có sức thuyết phục lớn đối với đồng bào tôn giáo, trở thành “gạch nối” để tuyên truyền, vận động, truyền bá, bảo vệ những thông điệp, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới cộng đồng tôn giáo của mình; càng giá trị hơn nếu đó là các vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo bởi họ là người học đạo, hiểu đạo, hành đạo. Huyện Xuân Trường có khoảng 30% dân số theo đạo Công giáo, là huyện trọng điểm về tôn giáo của tỉnh Nam Định, có Tòa Giám mục Bùi Chu điều hành hoạt động của một Giáo phận. Đảng bộ huyện hiện nay có 388 đảng viên là người Công giáo (khoảng 4,5% số đảng viên toàn huyện) với gần 180 đồng chí tham gia các hoạt động, giữ các chức vụ từ huyện đến cơ sở, giáo viên các bậc học…  Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 84-NQ/HU, ngày 13/11/2008 về “tăng cường công tác tôn giáo trên địa bàn huyện”, các xã, thị trấn đều thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm Trưởng ban. Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu có đóng góp quan trọng của cán bộ, đảng viên và giáo dân Công giáo; huyện Xuân Trường đạt chuẩn NTM năm 2017; 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã NTM kiểu mẫu, trong đó có 2 xã đạt NTM kiểu mẫu năm 2022 là xã Xuân Tiến với khoảng 87% dân số theo đạo Công giáo, xã Xuân Phương (nay là xã Trà Lũ) khoảng 73% giáo dân. Hiện nay, hầu hết các giáo xứ, giáo họ đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; 85% số hộ gia đình công giáo đạt danh hiệu “Gia đình Công giáo gương mẫu”, không có khiếu kiện, ít tai tệ nạn xã hội.

Giáo xứ Xuân Dục – xã Xuân Ninh là mô hình điểm trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của huyện và của tỉnh. Năm 2023, huyện có 81 thanh niên Công giáo trên tổng số 245 thanh niên lên đường nhập ngũ… Đội ngũ cán bộ, đảng viên là người Công giáo trở thành “cầu nối” giữa cấp uỷ, chính quyền với đồng bào Công giáo, giúp cho nhiều chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả; là “cầu nối” để phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, thu hút nguồn lực tôn giáo đóng góp cho công tác an sinh xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tích cực xây dựng lực lượng nòng cốt, củng cố tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội ở cơ sở.

Hai là trực tiếp tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là các vấn để về tôn giáo. Với tư cách đảng viên, đảng viên là người theo tôn giáo phải nghiêm túc, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bằng những hiểu biết của “người trong cuộc” về tôn giáo, đảng viên là người theo tôn giáo có nhiệm vụ phát hiện và có thái độ đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động trái đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tổn hại đến Nhà nước, quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, gây chia rẽ khối đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc cả trong nội bộ tôn giáo và bên ngoài đời sống chính trị – xã hội. Trong nội bộ tôn giáo, vai trò này không ai làm tốt hơn họ.

Ba là tập hợp các lực lượng tôn giáo tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bằng uy tín, sức ảnh hưởng của bản thân, cá nhân mỗi đảng viên là người theo tôn giáo đóng vai trò là người tập hợp các lực lượng, tổ chức của tôn giáo tham gia vào công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử đã chứng minh, không chỉ đảng viên là người theo tôn giáo mà bản thân mỗi chức sắc, chức việc, tín đồ, đồng bào theo tôn giáo đều trở thành những “chiến sĩ cách mạng” trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Họ sẵn sàng cùng với những đồng đạo, đồng bào và những tôn giáo khác đấu tranh cho chính nghĩa, cho chế độ, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mỗi khi cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với trình độ dân trí xã hội ngày càng nâng cao, một bộ phận đồng bào, tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo có trình độ (nhận thức, lý luận, chuyên môn, phẩm chất,…) rất cao. Họ hoàn toàn có đủ khả năng đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch, nhất là các luận điểm sai trái, thù địch liên quan đến tôn giáo. Tranh thủ được lực lượng này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ và đấu tranh; đồng thời, chính họ cũng là lời khẳng định đanh thép nhất với thế giới, các lực lượng bên ngoài về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

Những vai trò trên là hết sức khái quát, cơ bản của những đảng viên là người theo tôn giáo trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đối với các vấn đề tôn giáo. Trong những điều kiện thực tiễn, đảng viên là người theo tôn giáo sẽ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhằm thực hiện công tác bảo vệ và đấu tranh phù hợp. Thẳng thắn đánh giá, bộ phận đảng viên là người theo tôn giáo mặc dù đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người đảng viên, đóng vai trò “kết nối” quan trọng giữa Đảng, chính quyền các cấp với các tôn giáo, chức sắc, chức việc, đồng bào có đạo; tuy nhiên, cũng không ít đảng viên là người theo tôn giáo chưa tích cực, không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí “trở cờ” đối với Đảng, chế độ ta. Đây là một thực tế đáng quan ngại, chính bởi vậy, để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, cần có những giải pháp phát huy vai trò của đảng viên là người theo tôn giáo trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cụ thể, cần tăng cường sự lãnh đạo sâu sát, cụ thể của các cấp ủy đảng đối với công tác đảng viên, đặc biệt đảng viên là người theo tôn giáo. Cấp ủy các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đảng viên, đặc biệt đảng viên là người theo tôn giáo theo hướng sâu sát, cụ thể. Đối với Trung ương Đảng, cần cụ thể hóa hơn nữa các điểm về kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo để tạo thuận lợi cho “khâu sàng lọc” đảng viên; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý tốt đảng viên là người theo tôn giáo, nhất là trong việc tham gia sinh hoạt tôn giáo của họ.

Cấp ủy các cấp căn cứ trên tình hình thực tiễn, nhất là truyền thống, đặc điểm tôn giáo của địa phương, xây dựng các biện pháp cụ thể để “tuyển chọn” những quần chúng ưu tú theo tôn giáo kết nạp vào Đảng, tránh chạy theo số lượng, hình thức. Đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí nhưng phải linh hoạt, sáng tạo, không để “lọt” vào Đảng những thành phần phản động nhưng cũng không “bỏ sót” những đồng bào tôn giáo “tốt đời đẹp đạo”, cách mạng, yêu nước, “kính Giáo yêu Đảng”.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng đối với đảng viên là người theo tôn giáo, quần chúng ưu tú theo tôn giáo và tinh thần yêu nước, bảo vệ chế độ đối với đồng bào theo tôn giáo. Đảng viên là người theo tôn giáo trước hết đã giác ngộ lý tưởng cách mạng, có nhận thức chính trị ở một trình độ nhất định. Tuy nhiên, cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nhằm tránh hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng. Đây cũng đồng thời là quyền lợi để hoàn thiện, phát triển bản thân của mỗi đảng viên là người theo tôn giáo trên các lĩnh vực đang công tác.

Bên cạnh đó, cần quan tâm dự nguồn, bồi dưỡng đối với quần chúng ưu tú theo tôn giáo nhằm đảm bảo tính kế thừa, tiếp nối, dự nguồn đối với đội ngũ đảng viên là người theo tôn giáo trong Đảng. Từ đó, nêu cao tinh thần yêu nước, bảo vệ chế độ trong cộng đồng tôn giáo, xây dựng “thế trận” bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc ngay từ trong nội bộ các tôn giáo.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ đảng viên là người theo tôn giáo nắm giữ các vai trò chức sắc, chức việc tôn giáo theo hướng “kính Đạo yêu Nước”, “kính Giáo yêu Đảng”. Để xây dựng được đội ngũ “tinh hoa” này cần làm tốt công tác đảng viên từ khâu kết nạp, quy hoạch, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Cùng với đó, phải có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các địa phương, đơn vị với các tổ chức tôn giáo.

Đội ngũ đảng viên giữ vai trò chức sắc, chức việc tôn giáo có khả năng dân vận, thuyết phục, sử dụng uy tín chức vị, uy tín của tôn giáo, uy tín của tổ chức và uy tín cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt là việc định hướng đồng bào, cộng đồng, tổ chức tôn giáo chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước; đóng vai trò tập hợp lực lượng trong các trường hợp khác nhau nếu cần thiết.

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước” vừa là chủ trương, mục tiêu của Đảng, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của đất nước. Trong việc thực hiện mục tiêu, chủ trương đó, đảng viên là người theo tôn là cầu nối “huyết mạch” giữa Đảng, Nhà nước đến với các tôn giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia-tô tin ở đức Chúa Trời; cũng như nhiều người chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng”. Trước sự chống phá ngày càng tinh vi, xảo quyệt, quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động trong việc lợi dụng các vấn đề tôn giáo, yêu cầu đặt ra của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch về vấn đề tôn giáo càng trở nên cấp thiết và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào tôn giáo. Tin tưởng, tranh thủ và có chính sách đúng đắn, phù hợp với các tôn giáo chính thống, đồng bào, tín đồ và nhất là đảng viên là người theo tôn giáo là sức mạnh nội sinh, điều kiện đảm bảo cho hiệu quả, thắng lợi của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trước những quan điểm xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, trong đó đặc biệt là vấn đề tôn giáo.

Trần Xuân Bách

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Xuân Trường





Nguồn: https://baonamdinh.vn/chinh-tri/202411/phong-chong-dien-bien-hoa-binh-dang-vien-la-nguoi-theo-ton-giao-nhan-to-then-chot-trong-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-5a04b34/

Cùng chủ đề

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Cùng tác giả

Bảo đảm hiệu quả việc thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài qua nền tảng thương mại điện tử

Đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ; Nam Định; Bình Dương thảo luận tại tổ. Ảnh: An Đăng/TTXVN ề dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), đáng lưu ý, với quy định về người nộp thuế và thu nhập chịu thuế, dự thảo Luật bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số nộp thuế...

‘Cuộc chiến’ khốc liệt ở 2 cánh đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đau đầu

Không dễ cho ‘Người hùng Thường Châu’ Phan Văn Đức từng là nhân tố chủ chốt trong giai đoạn thành công của bóng đá Việt Nam cùng HLV Park Hang-seo. Nhưng suốt khoảng thời gian dài vừa qua, anh vật lộn với chấn thương và chưa thể tìm lại đỉnh cao phong độ. Lần gần nhất Đức “cọt” thi đấu cho đội tuyển Việt Nam là ở trận giao hữu với Thái Lan ở FIFA tháng 9 nhưng anh không...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm hiệu quả việc thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài qua nền tảng thương mại điện tử

Đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ; Nam Định; Bình Dương thảo luận tại tổ. Ảnh: An Đăng/TTXVN ề dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), đáng lưu ý, với quy định về người nộp thuế và thu nhập chịu thuế, dự thảo Luật bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số nộp thuế...

‘Cuộc chiến’ khốc liệt ở 2 cánh đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đau đầu

Không dễ cho ‘Người hùng Thường Châu’ Phan Văn Đức từng là nhân tố chủ chốt trong giai đoạn thành công của bóng đá Việt Nam cùng HLV Park Hang-seo. Nhưng suốt khoảng thời gian dài vừa qua, anh vật lộn với chấn thương và chưa thể tìm lại đỉnh cao phong độ. Lần gần nhất Đức “cọt” thi đấu cho đội tuyển Việt Nam là ở trận giao hữu với Thái Lan ở FIFA tháng 9 nhưng anh không...

XGIMI khởi công dự án sản xuất máy chiếu 13 triệu USD tại Nam Định

XGIMI khởi công dự án sản xuất máy chiếu 13 triệu USD tại Nam ĐịnhDự án trị giá 13 triệu USD đặt tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận hứa hẹn thúc đẩy kinh tế địa phương và đưa Nam Định thành điểm sáng đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam. XGIMI là công ty công nghệ cao đến từ Trung Quốc, chuyên thiết kế và sản xuất máy chiếu thông minh, tivi laser hiệu suất cao. Sản phẩm của công...

Đội tuyển Việt Nam hội quân chuẩn bị AFF Cup 2024

Sáng 21/11, đội tuyển Việt Nam chính thức tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024. HLV Kim Sang-sik triệu tập 30 cầu thủ và có chuyến tập huấn quan trọng tại Hàn Quốc. Các cầu thủ ở khu vực phía Bắc như Đặng Văn Lâm, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thái Sơn, Doãn Ngọc Tân, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Đình Bắc,…sớm có mặt. Một số cầu thủ Nam Định được gọi bổ sung trước thềm giải đấu và không cần...

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Rà soát và đề xuất các chính sách đặc thù

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. (Ảnh: DUY LINH)Các đại biểu đều thống nhất đánh giá cao đề án do Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị. Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, đường sắt tốc độ cao là xu thế phát triển chung, đồng thời là bước chuẩn bị, đột phá chiến...

Người vui, kẻ buồn bước vào quãng nghỉ V-League

CLB NAM ĐỊNH QUÁ MẠNH Cơn mưa trên sân Gò Đậu tối 20.11 như càng gieo sầu vào nỗi thất vọng của CĐV Bình Dương khi chứng kiến đội nhà để thua CLB Nam Định 1-4. Nguyễn Xuân Son tỏa sáng với hat-trick ở các phút 16, 36 và 45+4, trong khi Lý Công Hoàng Anh có cú solo khó tin qua 4 cầu thủ CLB Bình Dương để ghi bàn.  ...

Bảng xếp hạng V.League 2024-2025 vòng 9

Bàn thắng từ chấm phạt đền của Luiz Antonio giúp CLB Thanh Hóa đánh bại Đà Nẵng với tỷ số 1-0. 3 điểm này giúp đội bóng xứ Thanh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng.  Bám sát CLB Thanh Hóa là Nam Định. Đội đương kim vô địch V.League thắng đậm Bình Dương với cú hattrick của Nguyễn Xuân Son. Ở nhóm cuối bảng xếp hạng, CLB Hải Phòng có chiến thắng đầu tiên trong mùa giải. Trong khi đó,...

Loại Tuấn Anh, HLV Vũ Hồng Việt tiến cử 4 cái tên lên tuyển Việt Nam dự ASEAN Cup 2024

Văn Toàn bỏ lỡ quả phạt đền ở trận gặp Bình Dương – Ảnh: QUANG THỊNH Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt vừa giành được chiến thắng đậm 4-1 trên sân của CLB Becamex Bình Dương ở vòng 9 V-League 2024-2025.  Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son lập hat-trick, Lý Công Hoàng Anh solo ấn tượng. Hồ Tấn Tài ghi bàn danh dự cho chủ nhà. Sau trận đấu, khi được hỏi sắp tới sẽ tiến cử những cầu thủ nào lên đội...

Ghi ở Kho Vàng hôm nay

Thi công một móng nhà trong khu tái thiết (ảnh: Phong Sơn) Trận lũ lịch sử “trăm năm mới có một lần” Có thể nói, trước khi cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) đổ bộ vào nước ta, hiếm ai có thể dự đoán những được hậu quả ghê gớm, có thể nói là tàn khốc của nó gây ra cho nhiều địa phương, tỉnh thành ở miền Bắc nước ta. Tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái...

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường đạt chuẩn Phó giáo sư

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024. Năm nay, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách 615 ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. Trong đó, ông Hoàng Quốc Cường – Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ – đạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất