Powered by Techcity

Phát triển du lịch nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP


Cùng với các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, với lợi thế là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, ẩm thực đặc trưng, những năm qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm liên kết, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.





Du khách quốc tế trải nghiệm dịch vụ du lịch Ecohost Hải Hậu.
Du khách quốc tế trải nghiệm dịch vụ du lịch Ecohost Hải Hậu.

Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, tính đến hết tháng 6/2024, toàn tỉnh có 432 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 235 chủ thể là cơ sở sản xuất trên địa bàn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái cộng đồng gắn với thực hiện Chương trình OCOP được tỉnh đặc biệt quan tâm. Các địa phương có mô hình, sản phẩm du lịch có tiềm năng được tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng thành các điểm đến du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP. Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là một trong 6 nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Hiện tỉnh có 2 sản phẩm là Du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân (Giao Thủy) đạt 3 sao và Du lịch nông thôn Ecohost Hải Hậu đạt 4 sao.

Tại huyện Giao Thủy, thực hiện Đề án số 304/ĐA-UBND ngày 17/4/2021 của UBND huyện về “Khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025”; huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, khuyến khích, động viên các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tham gia chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương. Vườn Quốc gia Xuân Thủy, xã Giao Xuân (Giao Thủy) với những ưu thế nổi trội để trở thành điểm đến du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng từ hơn chục năm trước, Hợp tác xã Du lịch sinh thái cộng đồng Giao Xuân được thành lập, hoạt động theo mô hình cộng đồng cùng nhau xây dựng và phát triển. Người dân cải tạo nâng cấp nhà ở của mình thành nơi có thể đón khách du lịch đến lưu trú, cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt đời thường để trải nghiệm nét văn hóa đặc trưng bản địa. Ngoài tắm biển, thưởng thức ẩm thực đồng quê, ngắm các loài chim di trú, du khách có thể thăm thú đồng quê bằng xe đạp, hòa mình sâu hơn vào đời sống nông thôn… Vào các thời điểm mùa lễ hội trong năm, du khách còn được tham gia các tour du lịch văn hóa với nhiều hoạt động đặc sắc như: Giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian; trải nghiệm làm muối, làm nước mắm cùng người dân; tham quan nhà bổi, nhà cổ, bến cá…

Phát huy thế mạnh là địa phương có đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề nông thôn, những năm qua, thông qua quảng bá phát triển du lịch, kết nối giới thiệu sản phẩm với du khách, huyện Hải Hậu đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, đưa nhiều sản phẩm địa phương vươn xa ra các thị trường rộng lớn. Các xã, thị trấn trong huyện đã phối hợp các cơ quan, đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, Luật Sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu, ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kỹ năng marketing phát triển sản phẩm, giám sát, quảng bá, phát triển thương mại sản phẩm. Năm 2023, huyện Hải Hậu là địa phương duy nhất có 1 sản phẩm tiềm năng xếp hạng 5 sao (Du lịch sinh thái cộng đồng Ecohost Hải Hậu) và có số sản phẩm OCOP 4 sao được công nhận nhiều nhất tỉnh với 7 sản phẩm được công nhận. 100% các xã, thị trấn của huyện đều có sản phẩm OCOP. Đến với Ecohost Hải Hậu, du khách có cơ hội ở homestay sinh thái, trải nghiệm chân thực các hoạt động văn hóa đặc sắc từ thưởng thức các món ẩm thực đặc sản nem nắm, bánh nhãn, gạo nếp… đến nghệ thuật hát văn, múa rối nước; được tham quan các làng nghề, di tích như: Làng nghề đan lưới, xã Hải Triều; làng nghề kèn đồng, xã Hải Minh; Nhà thờ đổ Hải Lý; Cầu ngói – Chùa Lương, xã Hải Anh… Qua đó, giúp du khách có cảm nhận đầy đủ, chân thật nhất về những giá trị văn hóa phi vật thể và cuộc sống của cộng đồng; rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch và người dân. Với phương châm phát triển du lịch vì lợi ích cộng đồng, Ecohost Hải Hậu hỗ trợ quảng bá và thiết kế các sản phẩm thủ công độc đáo. Sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng là Ecohost Hải Hậu đang được UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng được nâng cao về chất lượng, giá trị thương hiệu được nâng tầm và khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa vùng đất, con người Nam Định đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước; thu hút khách du lịch về tham quan, trải nghiệm du lịch. Tập trung phát triển du lịch nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, hàng năm, các ngành, địa phương trong tỉnh phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP đã góp phần khích lệ, cổ vũ các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số doanh nghiệp lữ hành đã kết nối với các nghệ nhân, người dân làng nghề tổ chức cho du khách tham gia trải nghiệm các công đoạn sản xuất, chế biến các sản vật tại địa phương với những nguyên liệu bản địa sẵn có để cảm nhận những khó khăn, vất vả của người sản xuất cũng như những giá trị văn hóa kết tinh trong sản phẩm nghề truyền thống; qua đó ngày càng đa dạng hóa các loại hình du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Việc phát triển du lịch từ các sản phẩm OCOP đã đem đến hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tương tác với cả 2 ngành kinh tế du lịch và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ thương hiệu”, “đại sứ văn hóa” chuyển tải những câu chuyện, những giá trị văn hóa của từng vùng, miền.

Thời gian tới, các địa phương trong tỉnh tiếp tục rà soát, quy hoạch, định hướng, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nông thôn theo hướng liên kết vùng. Trong đó, chú trọng quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn gắn với Chương trình OCOP nhằm tạo ra các sản phẩm đặc thù, độc đáo của các địa phương để hấp dẫn, lôi cuốn du khách đến tham quan, trải nghiệm, đặc biệt hướng đến đối tượng du khách có khả năng và sẵn sàng chi tiêu lớn. Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường sản phẩm OCOP và nông sản của địa phương trên các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, các ứng dụng điện tử đến cộng đồng, để góp phần thúc đẩy các chủ thể tiềm năng mạnh dạn tham gia và tăng doanh thu, giá trị các sản phẩm. Hỗ trợ các chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh tham gia hội thảo, hội nghị triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến du lịch vùng; tổ chức các chương trình kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố lớn nhằm tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP được kết nối với các điểm trưng bày sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố lớn. Tăng cường các quầy bán hàng quà tặng, quà lưu niệm, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP… của tỉnh tại các khu di tích, danh thắng, điểm du lịch, tham quan, trải nghiệm cộng đồng, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Khánh Dũng





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202410/phat-trien-du-lich-nong-thongan-voi-quang-ba-tieu-thu-san-pham-ocop-2961133/

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội

Nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 29/11/2023; góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất