Powered by Techcity

Phát huy giá trị giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ qua hệ thống di tích


Nam Định có hệ thống di tích lịch sử – văn hóa phong phú với hơn 1.300 điểm thuộc các loại hình. Hệ thống các di tích, bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống trên địa bàn tỉnh đang trở thành “địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử cách mạng của quê hương cho thế hệ trẻ. 





Đoàn viên thanh niên tham quan, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng tại Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Trường Chinh, thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường).
Đoàn viên thanh niên tham quan, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng tại Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Trường Chinh, thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường).

Trong số 1.300 di tích lịch sử – văn hóa có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 87 di tích cấp quốc gia, 334 di tích cấp tỉnh, hơn 937 di tích nằm trong danh mục kiểm kê; 4 bảo tàng, nhà truyền thống cấp huyện; Bảo tàng tỉnh; Nhà truyền thống ngành Dệt may Nam Định; Bảo tàng Đồng quê (Giao Thủy), 8 Đền Liệt sĩ huyện; 2 khu, quần thể lưu niệm, tưởng niệm các nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Nhà nước đã được xếp hạng di tích gồm: Quần thể lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh (Xuân Trường), Khu lưu niệm đồng chí Lê Đức Thọ (thành phố Nam Định).

Huyện Xuân Trường có 42 di tích lịch sử – văn hoá được Nhà nước xếp hạng; trong đó nhiều di tích gắn với phong trào cách mạng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; tiêu biểu như: chùa Keo Hành Thiện, chùa Tự Lạc, chùa Liêu Thượng, chùa Viên Quang, đình – chùa Lạc Quần, đền – chùa Kiên Lao, đền Ngọc Tiên, đền Xuân Hy… Hàng năm, công tác phát huy vai trò giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở Xuân Trường của các di tích, nhà lưu niệm, nhà truyền thống được các cấp, các ngành chức năng của huyện tích cực triển khai… Chùa Tự Lạc, xã Thọ Nghiệp là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của 3 huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu. Tại di tích, vào các dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2); Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3); Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9)… các hoạt động gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được các trường tiểu học, THCS, đoàn viên thanh niên xã tích cực tham gia như: dọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh tại khu vực nội tự. Đoàn Thanh niên phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã tổ chức dâng hương, tham quan, học tập, trao đổi, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề bồi dưỡng lý tưởng cách mạng… giúp đoàn viên thanh, thiếu niên trên địa bàn hiểu rõ hơn về ý nghĩa các sự kiện lịch sử của Đảng, của quê hương gắn với di tích.

Tại di tích cấp quốc gia Quần thể lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân Trường, hàng năm, vào các dịp lễ, tết, nhiều cơ sở giáo dục, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống như: tham quan nhà tưởng niệm, tìm hiểu về những hình ảnh, tư liệu, hiện vật gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Trường Chinh theo các chủ đề: “Quê hương – gia đình – thời niên thiếu”; “Hoạt động và cống hiến trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc”; “Đảng và Nhà nước tôn vinh công lao”; “Đồng chí Trường Chinh với quê hương Nam Định”… Đã thành truyền thống, vào dịp kỷ niệm ngày sinh (9/2), ngày mất (20/8 âm lịch) của Tổng Bí thư Trường Chinh, tập thể giáo viên, học sinh đang học tập, công tác tại Trường THCS Đặng Xuân Khu – ngôi trường mang tên thời trẻ của Tổng Bí thư lại tổ chức các hoạt động “về nguồn” ý nghĩa như: thắp hương, dâng hoa, kể chuyện truyền thống, dọn vệ sinh di tích, phát quang đường dong, chăm sóc cây xanh xung quanh Nhà lưu niệm.

Quê hương “Thiên Bản xưa – Vụ Bản nay” là vùng đất có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao trong các triều đại phong kiến; nơi đây hội tụ, lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với hàng trăm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh. Đây là nguồn “tư liệu” vô giá để các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đẩy mạnh giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; khai thác và phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hóa của quê hương. Huyện Đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phối hợp chỉ đạo Đoàn Thanh niên các xã, thị trấn, các trường học tổ chức cho học sinh, đoàn viên, thanh niên tham quan, tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng tại các di tích, danh thắng, nhà lưu niệm, tưởng niệm, nhà truyền thống trên địa bàn. Tiêu biểu như: tìm hiểu về di tích và lễ hội Phủ Dầy; trải nghiệm di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và nghi lễ Chầu văn của người Việt tại xã Kim Thái; tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Trạng nguyên Lương Thế Vinh tại Đền thờ Lương Thế Vinh, xã Liên Bảo; hành trình về nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Vụ Bản tại xã Liên Minh; dâng hương tưởng niệm tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Thuận, xã Quang Trung; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ, Đền Liệt sĩ huyện…

Ở huyện Trực Ninh, các trường học trong huyện thường xuyên đổi mới công tác giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế; xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên quản lý, hướng dẫn học sinh trải nghiệm ngoại khóa tại các di tích, tổ chức các hoạt động gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể với các trò chơi dân gian đặc sắc. Vào các dịp Tết Nguyên đán, Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7), Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), tại Nhà lưu niệm Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Chí Hiếu ở thị trấn Cát Thành, Nghĩa trang Liệt sĩ, Đền Liệt sĩ huyện đón nhiều đại biểu về tham quan, dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; giao lưu trò chuyện cùng các cựu chiến binh, thăm, tặng quà thân nhân các gia đình liệt sĩ, các gia đình chính sách.

Vào các dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9), nhiều đoàn học sinh, đoàn viên, thanh niên ở các xã: Hải Minh, Hải Anh, Hải Trung, Hải Phương, thị trấn Yên Định… (Hải Hậu) lại tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh, dâng hương “Tứ tổ khai sáng, cửu tộc khai cơ”, tưởng nhớ công lao các vị tiền nhân đã có công quai đê, lấn biển, dựng làng, lập ấp, tạo nền móng phát triển quê hương Quần Anh xưa – Hải Hậu nay. Trung tâm Chính trị huyện Hải Hậu thì tổ chức cho các lớp đảng viên mới tham quan Đền Liệt sĩ huyện và Khu lưu niệm đồng chí Vũ Văn Hiếu – Bí thư Đặc khu uỷ đầu tiên Khu mỏ Quảng Ninh, Chánh Văn phòng Trung ương đầu tiên của Đảng, ở xã Hải Anh để tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vang của quê hương. Vào các dịp giao quân hàng năm, cùng với việc thăm hỏi, tặng quà động viên thanh niên chuẩn bị nhập ngũ, các địa phương trong huyện đều tổ chức cho tân binh viếng Đền Liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện, tham dự các hoạt động kể chuyện truyền thống.

Nhằm không ngừng bồi dưỡng, vun đắp, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2018 với các hoạt động giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tại Bảo tàng tỉnh như: tham quan, học tập, trải nghiệm các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể… Trung bình mỗi năm, Bảo tàng tỉnh đón khoảng 12 nghìn lượt khách, trong đó có khoảng 9.000 lượt học sinh, sinh viên các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã biên soạn một số tài liệu học tập cộng đồng với nội dung chuyên đề liên quan đến các vấn đề về di sản văn hóa để phổ biến rộng rãi tại trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề về các vấn đề lịch sử, văn hóa như: “Thiên Trường xưa – Nam Định nay”; “Tư tưởng nhân văn quân sự của các danh thần, võ tướng thời Trần”…; xây dựng và xuất bản nhiều tờ gấp, tập san, cẩm nang giới thiệu về các di tích, danh thắng đặc sắc của quê hương Nam Định, những kỷ vật đi cùng năm tháng qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuyên truyền “chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử và pháp lý”…

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ với nhiều hoạt động ý nghĩa, bổ ích gắn với các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

Bài và ảnh: Khánh Dũng





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202407/phat-huy-gia-tri-giao-duc-truyen-thong-lich-su-cho-the-he-tre-qua-he-thong-di-tich-1f72d54/

Cùng chủ đề

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trước, sau cơn bão số 3

Trước thông tin về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (siêu bão YAGI), tại thành phố Nam Định, từ chiều 5/9 người dân bắt đầu mua thực phẩm dự phòng. Tại nhiều chợ dân sinh, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được bán trong buổi sáng nay (6/9) tăng đột xuất dù các tiểu thương cũng chủ động chuẩn bị lượng hàng cung ứng nhiều hơn ngày thường. Tiểu thương ở các chợ Hoàng Ngân, Phù Long, Diên Hồng, Mỹ Tho...

Tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em

Vào dịp Tết Trung thu, thị trường kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trở nên sôi động với rất nhiều mặt hàng được nhập từ nước ngoài, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tăng cường công tác kiểm soát chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em được kinh doanh, lưu thông trên địa bàn. Chi cục Tiêu chuẩn...

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ...

Gần đây, hai doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án dệt và nhuộm bởi Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Định. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ yếu 6 tháng đầu năm nay. Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đánh giá, CTCP May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) - doanh nghiệp niêm yết...

Sức sống văn nghệ thời 4.0

Trong thời đại số hiện nay, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra sân chơi mới lành mạnh cho các hoạt động văn nghệ. Qua không gian mạng, tạo cơ hội cho những người yêu âm nhạc có cơ hội kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn, góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đa dạng, bền vững. Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hằng thu âm...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh...

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/ĐUCA ngày 15/12/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra trong Công an nhân dân (CAND)”, thời gian qua, Phòng Thanh tra Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Đảng ủy Công an tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh tra. Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão. (Ảnh:...

Bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội, gió mạnh cấp 10

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 20h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Như vậy, với tọa độ trên bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội. Đến 7h ngày 8/9, bão Yagi trên đất liền phía Tây Bắc...

Bão số 3 Yagi ‘càn quét’ Hà Nội tối nay, gió giật mạnh nhất cấp 10

Chiều nay (7/9), bão số 3 Yagi đi sâu vào đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ với cường độ mạnh. Đến 16h, vị trí tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Dự báo, khoảng 19h tối nay, tâm bão đi qua khu vực thủ đô Hà Nội với gió mạnh khoảng cấp 6-7,...

Bão số 3 vẫn còn rất mạnh, gió cấp 12, giật cấp 13

Đến 15h40 chiều 7-9, bão số 3 gây gió mạnh dần ở Hà Nội khiến người đi xe máy không thể di chuyển – Ảnh: PHẠM TUẤN Lúc 15h30, ông Nguyễn Văn Hưởng – trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho biết bão số 3 đã vào đất liền và tiếp tục di chuyển vào khu vực Đông Bắc Bộ, trọng tâm là Quảng Ninh và Hải Phòng. Bão đã gây gió...

Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10

Trưa 7.9, trao đổi với báo chí về diễn biến của bão Yagi (bão số 3), ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão Yagi đã vào sát bờ biển Quảng Ninh – Thái Bình. Bão Yagi đã khiến nhiều cây đổ tại tỉnh Quảng Ninh Trong đó, một số nơi đã ghi nhận gió mạnh như: đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14;...

Cùng chuyên mục

Sức sống văn nghệ thời 4.0

Trong thời đại số hiện nay, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra sân chơi mới lành mạnh cho các hoạt động văn nghệ. Qua không gian mạng, tạo cơ hội cho những người yêu âm nhạc có cơ hội kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn, góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đa dạng, bền vững. Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hằng thu âm...

Gìn giữ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể “Phở Nam Định”

Phở là món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Nam Định, phở xuất hiện từ lâu đời với những làng nghề phở nổi tiếng ở huyện Nam Trực. Nhiều thế hệ người dân ở các làng nghề đã mang nghề phở đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và dần xây dựng, khẳng...

Những nghệ sĩ “cao nhất” Việt Nam

Nam Định có 72km bờ biển. Trong tiến trình quai đê, lập ấp, cư dân vùng chân sóng: Phúc Thắng (Nghĩa Hưng); Hải Đông, Hải Lý, Hải Triều, thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu); thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy) đã nghĩ ra cách “nối” chân bằng cà kheo khi lội xuống biển khai thác hải sản. Từ một công cụ phục vụ lao động sản xuất, đồng hành cùng thời gian, cà kheo đã trở thành một bộ...

Lưu giữ và phát huy giá trị tư liệu giấy về ngày Tết Độc lập

Ngày Quốc khánh 2/9 được coi là Tết Độc lập, một mốc son hào hùng của dân tộc, đánh dấu sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Việc lưu giữ, phát huy các tư liệu giấy liên quan đến ngày Tết Độc lập thể hiện sự trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập và quyết tâm giữ vững, phát huy những thành quả cách...

Giáo dục truyền thống qua di sản văn hoá tại Bảo tàng tỉnh

Bảo tàng tỉnh Nam Định hiện có khoảng 25 nghìn hiện vật, trong đó hơn 2.000 hiện vật có giá trị lịch sử - văn hóa được chọn lọc, trưng bày; năm 2021 được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) xếp hạng I trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam. Những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã trở thành một trong những thiết chế văn hóa quan trọng, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham...

Diện mạo mới từ những con đường bích họa

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng khu dân cư “sáng - xanh - sạch - đẹp”, trong đó điểm nhấn là những con đường bích họa đầy màu sắc. Những hình ảnh tranh bích họa được các địa phương lựa chọn với nội dung quảng bá các di tích lịch sử - văn hóa, thông điệp bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình văn hóa… qua đó...

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9), sáng 17/8, tại Nhà Văn hoá 3/2 tỉnh (Thành phố Nam Định), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng (NTQC) tỉnh năm 2024. Ban tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham dự. Tham gia Liên hoan năm nay có 8 đoàn NTQC với hơn 150 ca sĩ,...

Khác biệt giữa phở Nam Định và phở Hà Nội

Phở Nam Định đậm vị nước mắm, phổ biến là áp chảo, tái lăn còn phở Hà Nội nước dùng trong và thanh, với các món chính là tái, chín và tái chín. Phở Hà Nội và phở Nam Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm 9/8. Dù còn nhiều tranh luận, hai địa phương đều được coi là "nơi khai sinh" của phở. Tuy nhiên, phở ở mỗi nơi đều có những điểm khác...

Chiều trên đất hùng oanh

                                 Nguyễn Hồng Vinh Kính tặng Đảng bộ và nhân dân huyện Vụ Bản Cuối chiều nắng vẫn vàng như mật Trải khắp đồng xanh ngút chân trời Bờ mương cỏ mướt, đàn bò mập Người, xe nườm nượp rộn đường vui Cùng anh say ngắm nông thôn mới Đường nhựa rộng dài dọc ngõ thôn Em đứng hồi lâu mà chưa rõ Lối về nhà cũ, rẽ gần hơn? Chuông chùa Hổ Sơn...

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống “Thiên Bản xưa – Vụ Bản nay”

“Thiên Bản xưa - Vụ Bản nay” là vùng đất bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống với hệ thống các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo. Các di sản văn hóa là “tài sản” vô giá, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa (ĐSVH) tinh thần, giáo dục truyền thống cho người dân. Hát chèo - hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc trong Lễ hội Phủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất