Powered by Techcity

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định


Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Thành Nam. Cùng với việc bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, thời gian qua Cột cờ Nam Định trở thành địa chỉ thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái.





Toàn cảnh di tích Cột cờ Nam Định hiện nay.
Toàn cảnh di tích Cột cờ Nam Định hiện nay.

Đến di tích Cột cờ Nam Định vào dịp cuối tuần, chúng tôi chứng kiến các du khách được cán bộ Bảo tàng tỉnh nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp những thông tin bổ ích về lịch sử và văn hóa của công trình này. Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc cột cờ, mà còn được nghe những trang sử hào hùng từ các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến Cách mạng Tháng Tám của quân dân Nam Định. Theo sự giới thiệu của cán bộ Bảo tàng tỉnh, Cột cờ Nam Định (còn gọi là Kỳ đài) được khởi dựng từ năm Gia Long 11 (1812) đến năm Quý Mão (1843) hoàn thành. Đây là công trình quan trọng của Thành cổ Nam Định, nằm ở phía nam nội thành, trước điện Kính Thiên (Chùa Vọng Cung). Trong suốt quá trình tồn tại, Cột cờ Nam Định là nơi diễn ra các trận chiến đấu rất ác liệt của quân và dân Nam Định chống lại thực dân Pháp vào các năm 1873 và 1883. Nhiều người con quê hương đã anh dũng hy sinh, trong đó có Anh hùng liệt nữ Nguyễn Thị Trinh (ngày 11/12/1873). Sau khi mất, bà được Vua Tự Đức và Vua Thành Thái truy phong “Tiết liệt anh phong”, “Giám thương Công chúa – Bà Chúa coi kho”, nhân dân Thành Nam suy tôn là Bản Cảnh Thành hoàng và lập miếu thờ tại Kỳ đài. Vào thời điểm sôi sục của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên đỉnh Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của chiến thắng và niềm tự hào của người dân Thành Nam. Năm 1967, Nam Định trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ. Cột cờ là nơi đặt tổ quan sát máy bay của lực lượng tự vệ nhà máy Dệt Nam Định. Vào ngày 11/6/1972, trong một cuộc oanh tạc ác liệt, máy bay Mỹ đã bắn rocket và ném bom trúng vào khu vực Cột cờ, khiến toàn bộ công trình bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố, Cột cờ Nam Định được phục dựng lại theo kiến trúc nguyên bản, giữ gìn vẻ đẹp cổ kính và uy nghiêm vốn có.

Cột cờ Nam Định hiện nay được chia thành ba phần chính gồm: chân đế (phần bệ), thân cột (thân dài) và vọng canh (vọng lâu). Phần chân đế của Cột cờ gồm hai bệ hình vuông, với bệ dưới lớn hơn bệ trên. Cả hai bệ đều được xây dựng kiên cố bằng gạch nung già màu đỏ sẫm. Phía ngoài bệ có hàng lan can bảo vệ. Từ bệ dưới lên bệ trên có các bậc thang lên xuống, tạo sự thuận tiện cho người đi lại. Trên mặt bệ thứ hai, có cửa đi vào thân cột cờ. Bốn mặt của bệ này đều xây lan can và có bốn cửa. Trên cửa phía đông có khắc hai chữ “Nghênh húc” (đón ánh ban mai), còn cửa phía nam có hai chữ “Hướng quang” (hướng theo đức sáng). Dưới bệ, có một đền thờ nhỏ, thờ Bà chúa Cột cờ – Giám thương công chúa Nguyễn Thị Trinh. Phần thân cột cờ cao 12,65m, thu nhỏ dần về phía trên và được chia thành hai phần: phần dưới là hình trụ bát giác, phần trên là hình trụ tròn. Thân cột có cầu thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc, chiếu sáng bởi 32 ô cửa sổ hình hoa thị, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và hài hòa với kiến trúc tổng thể. Phần vọng canh được xây dựng theo hình trụ tròn, có hàng lan can và được bố trí 4 cửa vòm cùng 8 ô cửa sổ nhỏ. Từ mặt vọng canh, có một cầu thang sắt nhỏ dẫn lên đỉnh cột cờ, nơi treo lá quốc kỳ. Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và giá trị kiến trúc, năm 1962, Bộ VH-TT (nay là Bộ VH, TT và DL) đã xếp hạng Cột cờ Nam Định là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Năm 1997, Bộ VH, TT và DL đã cấp Bằng Di tích lịch sử – văn hóa cho công trình này. 





Du khách đến tham quan bên trong di tích Cột cờ Nam Định.
Du khách đến tham quan bên trong di tích Cột cờ Nam Định.

Năm 2011, Bảo tàng tỉnh tiếp nhận quản lý di tích Cột cờ Nam Định. Vào các ngày lễ, tết của dân tộc, các nghi lễ truyền thống luôn được Bảo tàng tỉnh tổ chức, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng. Từ năm 2012 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức các hoạt động trưng bày “Một số hình ảnh tiêu biểu về Thành Nam xưa và di tích lịch sử – văn hóa Cột cờ Nam Định” với các chủ đề: “Di tích Cột cờ và sự tích Giám thương Công chúa”, “Thành cổ Nam Định”, “Trường thi Hương Nam Định”, “Phố cổ Thành Nam”… góp phần tuyên truyền, giáo dục lịch sử, cách mạng cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, nhờ vị trí thuận lợi, nằm ngay trong khu vực trung tâm thành phố, Cột cờ Nam Định dễ dàng kết nối với các di tích nổi tiếng khác trong tỉnh. Điều này mở ra tiềm năng lớn để phát triển các tour du lịch kết hợp văn hóa – tâm linh, giúp khách du lịch có cơ hội khám phá sâu hơn những giá trị di sản đặc sắc của Nam Định. Một số hành trình nổi bật như viếng thăm Đền Trần, Phủ Dầy, Chùa Cổ Lễ… Sau đó, điểm dừng chân cuối cùng tại Cột cờ Nam Định sẽ là nơi du khách cảm nhận trọn vẹn tinh thần hào hùng của đất và người Nam Định. Tại đây, mỗi người sẽ được sống lại những thời khắc lịch sử oanh liệt của vùng đất Thành Nam, từ cuộc chiến chống thực dân Pháp cho đến những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đầy cam go. Được chiêm ngưỡng lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ, du khách sẽ cảm nhận được niềm tự hào và tinh thần bất khuất của người dân Nam Định, những con người đã kiên cường đấu tranh vì độc lập và tự do của Tổ quốc. Chị Nguyễn Thị Nhung, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi thật sự ấn tượng với không gian và lịch sử của Cột cờ Nam Định. Mỗi chi tiết, mỗi câu chuyện mà cán bộ Bảo tàng chia sẻ đều mang đến cho tôi một cảm giác như được sống lại trong những khoảnh khắc lịch sử đầy gian nan nhưng cũng đầy tự hào của dân tộc. Đây không chỉ là một điểm tham quan du lịch mà còn là nơi tôi có thể hiểu hơn về tinh thần yêu nước, kiên cường của người dân Nam Định”.

Cột cờ Nam Định không chỉ là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Nam Định. Việc phục dựng và bảo tồn Cột cờ Nam Định là hành động thiết thực, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Đây cũng là một điểm đến du lịch ý nghĩa, giúp mỗi du khách khám phá vẻ đẹp lịch sử và văn hóa của thành phố Nam Định, mảnh đất giàu truyền thống anh hùng và giàu bản sắc.

Bài và ảnh: Viết Dư





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202411/phat-huy-gia-tri-di-tich-cot-co-nam-dinh-5cc4bd0/

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe Kyaw đi theo Nguyễn Xuân Son từ vòng cấm tới gần giữa sân. Cầu thủ của Myanmar liên tục hướng về phía tiền đạo Việt Nam và khiêu khích: “Anh không phải người Việt Nam”. Đáp lại, Nguyễn Xuân Son điềm tĩnh và mỉm cười: “Tôi yêu đất nước này. Gia đình tôi sống ở đây và...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cùng chuyên mục

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Di sản văn hóa phi vật thể: Những giá trị cần bảo vệ

Với bề dày truyền thống văn hóa, Nam Định là nơi hội tụ và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; 12 di sản...

Hội họa Nam Định trên đường hội nhập và phát triển

Với tình yêu nghề, hăng say lao động nghệ thuật, các thế hệ họa sĩ Nam Định đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm hội họa phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài. Bên cạnh những họa sĩ gạo cội, nhiều kinh nghiệm, nhiều nghệ sĩ tạo hình trẻ đã tạo được phong cách riêng với bút pháp tự tin, góc nhìn mới mẻ, sự biểu đạt mạnh...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất