Powered by Techcity

Nỗ lực vươn tầm sản phẩm địa phương


Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, qua đó khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, nhất là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đây được xem là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới của tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững.





Sản phẩm mắm tôm đạt chuẩn OCOP 3 sao của cơ sở Ngọc Lâm, xã Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng).
Sản phẩm mắm tôm đạt chuẩn OCOP 3 sao của cơ sở Ngọc Lâm, xã Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng).

Sau khi tốt nghiệp Khoa Du lịch của Viện Đại học mở Hà Nội năm 2012, được sự ủng hộ của gia đình, chị Bùi Thị Nhàn thành lập Doanh nghiệp lữ hành Ecosea với hoạt động chính là đón khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Năm 2014, Ecosea triển khai mô hình lưu trú (homestay) tại huyện Giao Thủy. Qua hoạt động của đơn vị, chị Nhàn nhận thấy, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, ở tại nhà của người dân tăng cao. Trong khi đó, Nam Định vốn là tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với những phong tục tập quán văn hóa mang đặc trưng của văn minh lúa nước sông Hồng, là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Vì vậy chị Nhàn quyết định xây dựng ý tưởng về một loại hình lưu trú cao cấp, xây dựng và triển khai mô hình du lịch Ecohost Hải Hậu, trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách đến với Nam Định. Năm 2018, chị Nhàn thành lập Công ty cổ phần Tư vấn và đầu tư Ecohost, thực hiện ý tưởng Ecohost với định vị mô hình du lịch cộng đồng chất lượng cao nên được khách hàng đánh giá và tín nhiệm. Đây là mô hình kết hợp với gia chủ để đón khách, du khách không chỉ tham quan, khám phá những điểm nổi bật quanh khu vực họ lưu trú, mà còn cùng gia đình người dân chế biến, thưởng thức những món ngon của địa phương; đồng thời những đặc sắc về văn hóa được tái hiện, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm. Trong quá trình làm du lịch, chị Nhàn lên ý tưởng xây dựng các dòng sản phẩm khác nhau cho từng đối tượng khách. Đối với khách du lịch nước ngoài, công ty tập trung vào gói trải nghiệp như đạp xe tham quan làng quê, thưởng thức ẩm thực, giao lưu với các nghệ nhân. Đối với khách du lịch nội địa, công ty chú trọng sản phẩm cho khách check-in tại các nhà thờ lớn, các ngôi chùa cổ, các bãi biển và thưởng thức những đặc sản của tỉnh. Sau thời gian xây dựng và phát triển mô hình, tới nay lượng khách về với mô hình du lịch Ecohost ngày một tăng. Công ty đã xây dựng bộ sản phẩm tour du lịch Khám phá Nam Định bao gồm 5 tour: “Lạc bước giữa trời Âu”, “Đường về xứ đạo”, “Ngỡ ngàng Nam Định”, “Con đường di sản Nam Định”, “Xích lô thành phố Nam Định”. Với 5 tour du lịch này, du khách sẽ được tham quan các nhà thờ, đền chùa nổi tiếng, các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái cùng việc thưởng thức các món ăn đặc trưng của Nam Định. Thông qua các sản phẩm du lịch của mình, Ecohost đã thu hút một lượng khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và cộng đồng tham gia vào mô hình. Hiện, đơn vị đang liên kết với 10 hộ dân ở các huyện Giao Thủy, Hải Hậu thực hiện mô hình này, trung bình, doanh thu mỗi hộ gia đình liên kết đạt từ 20-40 triệu đồng/tháng. Năm 2023, Ecohost Hải Hậu là sản phẩm duy nhất được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh đánh giá đạt trên 90 điểm, đủ điều kiện để trình cấp trên đánh giá sản phẩm OCOP 5 sao.

Dù đã ngoài 60 nhưng bà Đỗ Thị Cúc ở khu 3 thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) vẫn mạnh dạn khởi nghiệp, kinh doanh lạc đỏ truyền thống. Tận dụng lợi thế địa phương có truyền thống trồng lạc đỏ bởi loài cây này phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương, nhất là nắm bắt tâm lý người tiêu dùng có xu hướng thích sản phẩm lạc đỏ, bà Cúc đã thu mua lạc của người dân trong thị trấn, đầu tư máy bóc lạc tự động và nhân công bóc thủ công, sơ chế, đóng gói, cho ra sản phẩm lạc đỏ truyền thống được khách hàng ưa chuộng. Hiện trên địa bàn thị trấn có khoảng 270ha lạc đỏ, với hơn 10 hộ chuyên thu mua, chế biến sản phẩm này, tuy nhiên chỉ có sản phẩm “Lạc đỏ Thịnh Long” do cơ sở của gia đình bà Cúc đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp của mình, bà Cúc cho biết: Gắn bó với vùng đất Thịnh Long, nơi người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giàu lên trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhận thấy, ở quê hương có giống lạc được người tiêu dùng ưa chuộng, tốt cho sức khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc, giá thành hợp lý nên tôi tìm hiểu thị trường và quyết định kinh doanh. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, thị trấn Thịnh Long đang rất quan tâm phát triển các sản phẩm chế biến nông nghiệp đặc trưng của địa phương để giới thiệu đến khách hàng trong và ngoài tỉnh. Đây chính là cơ hội để tôi thực hiện ý tưởng chế biến loại lạc đỏ của quê hương”. Với sự chú trọng đến chất lượng cũng như tiếp thị sản phẩm, sản lượng lạc của gia đình bà làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Hiện mỗi năm gia đình bà Cúc tiêu thụ khoảng 20 tấn lạc đỏ ra thị trường, tạo việc làm cho 7-10 lao động địa phương.

Để xây dựng và bảo đảm cung ứng các sản phẩm OCOP của các địa phương, những năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là ngành nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ, xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ, hỗ trợ các tổ chức kinh tế như doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thêm các điểm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động các tour, tuyến du lịch, lễ hội trong tỉnh, để nông sản chất lượng của tỉnh ngày càng vươn xa ra thị trường. Các đơn vị đạt tiêu chuẩn luôn tìm cách để ngày càng nâng hạng cho sản phẩm, chú trọng nguyên liệu đầu vào, tuân thủ nguyên tắc sản xuất an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm được kiểm soát kỹ chất lượng, đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình sản xuất. Nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành, đồng thời tăng cường liên kết lẫn nhau giữa các khâu, công đoạn từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hướng đến nền kinh tế thị trường, đem lại uy tín về sản phẩm và thương hiệu, từng bước cải thiện mức sống cho người dân tại vùng nông thôn. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Từ những nỗ lực trên, chương trình OCOP đã khẳng định vị thế, được ủng hộ của đông đảo các thành phần kinh tế, thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Bài và ảnh: Hồng Minh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202407/no-luc-vuon-tamsan-pham-dia-phuong-a4f10b6/

Cùng chủ đề

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trước, sau cơn bão số 3

Trước thông tin về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (siêu bão YAGI), tại thành phố Nam Định, từ chiều 5/9 người dân bắt đầu mua thực phẩm dự phòng. Tại nhiều chợ dân sinh, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được bán trong buổi sáng nay (6/9) tăng đột xuất dù các tiểu thương cũng chủ động chuẩn bị lượng hàng cung ứng nhiều hơn ngày thường. Tiểu thương ở các chợ Hoàng Ngân, Phù Long, Diên Hồng, Mỹ Tho...

Tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em

Vào dịp Tết Trung thu, thị trường kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trở nên sôi động với rất nhiều mặt hàng được nhập từ nước ngoài, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tăng cường công tác kiểm soát chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em được kinh doanh, lưu thông trên địa bàn. Chi cục Tiêu chuẩn...

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ...

Gần đây, hai doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án dệt và nhuộm bởi Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Định. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ yếu 6 tháng đầu năm nay. Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đánh giá, CTCP May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) - doanh nghiệp niêm yết...

Sức sống văn nghệ thời 4.0

Trong thời đại số hiện nay, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra sân chơi mới lành mạnh cho các hoạt động văn nghệ. Qua không gian mạng, tạo cơ hội cho những người yêu âm nhạc có cơ hội kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn, góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đa dạng, bền vững. Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hằng thu âm...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh...

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/ĐUCA ngày 15/12/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra trong Công an nhân dân (CAND)”, thời gian qua, Phòng Thanh tra Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Đảng ủy Công an tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh tra. Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão. (Ảnh:...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số 3 đổ bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 – 13 (118 – 149 km/giờ), giật cấp 16, khiến hàng nghìn cây xanh bị gãy, đổ. Hàng loạt cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh có công trình bị hư hại. Điển hình như Cung quy hoạch...

Bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội, gió mạnh cấp 10

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 20h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Như vậy, với tọa độ trên bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội. Đến 7h ngày 8/9, bão Yagi trên đất liền phía Tây Bắc...

Bão số 3 Yagi ‘càn quét’ Hà Nội tối nay, gió giật mạnh nhất cấp 10

Chiều nay (7/9), bão số 3 Yagi đi sâu vào đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ với cường độ mạnh. Đến 16h, vị trí tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Dự báo, khoảng 19h tối nay, tâm bão đi qua khu vực thủ đô Hà Nội với gió mạnh khoảng cấp 6-7,...

Bão số 3 vẫn còn rất mạnh, gió cấp 12, giật cấp 13

Đến 15h40 chiều 7-9, bão số 3 gây gió mạnh dần ở Hà Nội khiến người đi xe máy không thể di chuyển – Ảnh: PHẠM TUẤN Lúc 15h30, ông Nguyễn Văn Hưởng – trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho biết bão số 3 đã vào đất liền và tiếp tục di chuyển vào khu vực Đông Bắc Bộ, trọng tâm là Quảng Ninh và Hải Phòng. Bão đã gây gió...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trước, sau cơn bão số 3

Trước thông tin về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (siêu bão YAGI), tại thành phố Nam Định, từ chiều 5/9 người dân bắt đầu mua thực phẩm dự phòng. Tại nhiều chợ dân sinh, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được bán trong buổi sáng nay (6/9) tăng đột xuất dù các tiểu thương cũng chủ động chuẩn bị lượng hàng cung ứng nhiều hơn ngày thường. Tiểu thương ở các chợ Hoàng Ngân, Phù Long, Diên Hồng, Mỹ Tho...

Tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em

Vào dịp Tết Trung thu, thị trường kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trở nên sôi động với rất nhiều mặt hàng được nhập từ nước ngoài, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tăng cường công tác kiểm soát chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em được kinh doanh, lưu thông trên địa bàn. Chi cục Tiêu chuẩn...

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ...

Gần đây, hai doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án dệt và nhuộm bởi Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Định. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ yếu 6 tháng đầu năm nay. Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đánh giá, CTCP May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) - doanh nghiệp niêm yết...

Sôi động thị trường Tết Trung thu

Tết Trung thu đang cận kề. Các siêu thị, đại lý, cửa hàng từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh tưng bừng quảng bá, giới thiệu bánh Trung thu, đồ chơi và nhiều loại hoa quả từ các thương hiệu nổi tiếng đến các dòng sản phẩm truyền thống, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ cả tháng trước, tại thành phố Nam Định và trung tâm các huyện, xã trong tỉnh, nhiều thương hiệu...

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển để tăng nhanh nội lực cho nền kinh tế

Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế, thời gian qua các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh luôn chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, ngành chức năng, Công ty TNHH Top Textiles sớm hoàn tất đầu tư, đưa...

Cộng đồng trách nhiệm làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, công trình trọng điểm

Để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, một trong những nhiệm vụ lớn đối với địa phương, cơ sở chúng tôi là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể là xã Giao Thiện cần GPMB để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định với tổng diện tích trên 7,3ha đất của 215 hộ gia đình, cá...

Kỷ niệm 90 năm thành lập huyện Giao Thuỷ (1934-2024): Giao Thủy – Điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư

Doãn Quang Hùng Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy   Từ một huyện thuần nông, đến nay nền kinh tế phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 4.559  tỷ đồng, đạt 57,88%...

Tổ vay vốn – Cánh tay nối dài giúp Agribank Nam Định phát triển tín dụng Tam nông

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh tỉnh Nam Định đã tích cực phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp triển khai rộng khắp hệ thống Tổ vay vốn và tiết kiệm (VV và TK) trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả. Mô hình này giúp cho Agribank chi nhánh Nam Định ngày càng thành công...

Hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh – Những kết quả bước đầu

Trong Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 đã định hướng, đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trung tâm phát triển quan trọng của vùng Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); đến năm 2050, trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng...

Sức bật kinh tế mới ở Giao An

Trong không khí cả nước rộn ràng, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay “ngoạn mục” của một vùng quê biển khi về xã Giao An (Giao Thủy). Từ một xã nghèo, kinh tế khó khăn, xã Giao An đã “lột xác” vươn lên trở thành một “điểm sáng” về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy. Dây chuyền thêu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất