Powered by Techcity

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

Phát biểu ý kiến mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh đổ bộ vào miền bắc gây hậu quả nghiêm trọng; tuy nhiên, hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét. Hội nghị này nằm sơ bộ đánh giá tình hình công tác dự báo có sát, “đúng, trúng” kịp thời không? Với dự báo như vậy, công tác tuyên truyền, vận động người dân, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cho nhân dân biết thực hiện “4 tại chỗ” như thế nào? Công tác ứng phó ở cả ở Trung ương và địa phương như thế nào? Hậu quả để lại như thế nào?

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể? Rút ra bài học gì trong phòng chống thiên tai, bão lũ, trong đó cả công tác ứng trực, sẵn sàng phản ứng trong điều kiện nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, thường xuyên có bão? Về lâu dài thì như thế nào, phải tiến hành những biện pháp gì có tính chất lâu dài, chiến lược như đê điều, chống sụt lún, hay vấn đề nhân dân ở miền núi thường sống ở địa hình phức tạp hay bị sạt lở, lũ ống, lũ quét. Điều này đặt ra liệu có dự báo để sơ tán nhân dân không? Hậu quả bão gây ra mất điện làm ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất công nghệ cao; hệ lụy nữa là sóng viễn thông bị ảnh hưởng. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các nhà mạng liên kết chia sẻ kết nối mạng viễn thông để bảo đảm sóng viễn thông phục vụ công tác chỉ huy, khắc phục hậu quả thiên tai. Qua đây cần đánh giá công tác điều phối lực lượng, phản ứng như thế nào? Đây là những bài học kinh nghiệm rất quan trọng.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 2
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, có hỗ trợ cho các địa phương, các gia đình có người thiệt mạng…, là những vấn đề cần phải làm ngay. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, mất mát nhà cửa, người thân. Do đó, Hội nghị phải bàn với tinh thần khẩn trương, sau đó báo cáo Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục triển khai ngay các công việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hoà Bình và Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Hội nghị này đánh giá lại công tác phòng chống lụt bão, đánh giá hậu quả và giải pháp khắc phục, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó những vấn đề sạt lở, sụt lún có thể diễn ra trong những ngày tới. Thủ tướng mong các cơ quan chức năng, địa phương chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 7 giờ sáng 8/9): do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được. Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu như sau:

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 4
Hội nghị được truyền trực tuyến đến điểm cầu 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hoá trở ra phía Bắc (Ảnh: Trần Hải).

Về người: 9 người chết (Hòa Bình 4, Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 05, Hà Nội 10); 25 tàu xi-măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng. Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội…

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 5
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Về nông nghiệp: 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345ha; Hải Phòng: 6.750ha; Hải Dương 11.200ha; Bắc Ninh: 11.009ha; Hà Nội: 6.218ha; Nam Định: 2.800ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418ha, Hà Nội: 6.218ha, Bắc Ninh: 8.977ha,…); 5.027ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000ha; Thái Bình: 1.385ha, Hưng Yên 1.818ha,…); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh). Vào khoảng 0 giờ 5 phút sáng 8/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình đã xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 người bị thương.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 6
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Về những công việc triển khai tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: hiện nay, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ, song hoàn lưu của bão còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi đến 350mm.

Để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, đồng thời triển khai ứng phó với mưa lớn sau bão, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tiền phương, trong đó: Đối với vùng đồng bằng, ven biển, do vẫn còn sóng to, gió lớn nên tiếp tục duy trì nghiêm lệnh cấm biển; kiên quyết không để người dân quay trở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi chưa đảm bảo an toàn. Triển khai tất cả các biện pháp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các tầu thuyền bị đứt neo trôi dạt và người còn mất tích trên biển; tổ chức thăm hỏi, động viên và thực hiện các chính sách đối với các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thương; tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả do bão gây ra; bảo đảm cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; ưu tiên nguồn lực được hỗ trợ sửa chữa trường học, bệnh viện; hỗ trợ, dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp để đưa học sinh trở lại lớp học; dọn dẹp, xử lý môi trường đảm bảo ngăn chặn để không phát sinh dịch bệnh sau bão.

Tập trung vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thủy lợi để tiêu ủng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung vận hành tiêu úng cho các khu vực đô thị, khu công nghiệp và vùng trũng thấp. Tập trung khắc phục ngay sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,… để sớm cung cấp điện phục vụ tiêu úng và sinh hoạt của người dân.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 8
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Đối với khu vực miền núi phía bắc: triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngẩm, trân, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông; kiểm tra, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân chủ động nắm bắt, động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; duy trì lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, từ ngày 8 đến 9/9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100-150mm, có nơi có thể trên 200mm. Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:

Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3; nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội; nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các đơn vị dự báo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, lũ tại các khu vực nêu trên và cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời cho các cơ quan phòng chống thiên tai của Trung ương và các địa phương để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/nhanh-chong-ho-tro-cac-dia-phuong-nguoi-dan-khac-phuc-hau-qua-con-bao-so-3-post829267.html

Cùng chủ đề

Biến Việt Nam thành một mắt xích của chuỗi cung ứng cho thị trường Halal 10.000 tỉ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định thị trường Halal mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn cho Việt Nam và các nước – Ảnh: ĐOÀN BẮC Chiều 22-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam. Đây là sự kiện đầu tiên có quy mô toàn quốc, lớn nhất về Halal với sự tham dự của hàng trăm đại biểu, hơn 50 đoàn...

Bão lũ ‘quét bay’ gần 31.600 tỷ của nông dân, có hộ mất trắng chục tỷ đồng

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo bộ này, bão số 3 đã đổ bộ trực tiếp vào nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Sau bão, mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại hầu hết khu...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Sớm khắc phục thiệt hại ở doanh nghiệp đóng tàu sau bão số 3

Ghi nhận tinh thần chủ động, nỗ lực của ban lãnh đạo từ tổng công ty đến các đơn vị thành viên trong việc chỉ đạo, triển khai phòng chống bão, khắc phục hậu quả sau bão, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang biểu dương các tập thể người lao động đã đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục khó khăn, sửa chữa nhà xưởng, thiết bị chung tay cùng đơn vị sớm tổ chức lại sản...

Người dùng di động nhiều tỉnh, thành phố bị mất liên lạc do bão Yagi

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tại thời điểm ngày 8/9, một số khu vực trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ vẫn bị gián đoạn thông tin liên lạc do mất điện lưới.  Trong số các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3,...

Cùng tác giả

Nóng bỏng cuộc đua ở tốp đầu, HAGL có ‘vượt cạn’ thành công?

3 điểm dễ dàng cho CLB CAHN, Bình Dương và Thanh Hóa? Trận cầu tâm điểm của vòng 7 sẽ diễn ra lúc 17 giờ ngày 9.11 trên sân Pleiku giữa HAGL và CLB CAHN. Nếu trận đấu này diễn ra sớm hơn 1 hoặc 2 vòng đấu, đây có thể là cuộc đối đầu cân sức nhưng ở thời điểm này, thầy trò HLV Alexandre Polking được đánh giá cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là ở vòng 6,...

Thành phố Nam Định tập trung chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Thời điểm hiện nay, Đảng bộ thành phố Nam Định đang nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024, cũng như cả nhiệm kỳ 2020-2025; đồng thời tích cực chuẩn bị các bước tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng uỷ phường Lộc Hạ (thành phố Nam Định) triển khai công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ...

Khởi nghiệp thành công nhờ các sản phẩm chế biến từ củ sen

Với sức trẻ đầy nhiệt huyết, chăm chỉ cùng tinh thần đổi mới, sáng tạo, anh Vũ Văn Anh (sinh năm 1991) ở thôn Bình Thành, xã Trực Chính (Trực Ninh) đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm chế biến từ củ sen. Đến nay, các sản phẩm: trà củ sen, tinh bột củ sen của anh được thị trường đón nhận với nhiều tín hiệu tích cực góp phần mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập...

Cân nhắc trước các kỳ thi đầu vào đại học tràn lan

Tại TP HCM, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức đã duy trì suốt nhiều năm qua. Tính đến kỳ tuyển sinh năm 2024, 132.865 lượt thí sinh đã tham gia kỳ thi này ở 23 tỉnh, thành (từ Đà Nẵng trở vào). Kết quả kỳ thi này được 100 trường ĐH trong và ngoài khối ĐHQG TP HCM cùng 9 trường CĐ sử dụng để xét tuyển. Đa dạng kỳ thi đánh giá năng...

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Ảnh minh họa Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Làm rõ hướng tuyến theo nguyên tắc “thẳng nhất có thể”, nhất là đoạn qua Nam Định Theo đó, Chính phủ đề xuất phạm vi đầu tư dự án với điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm); tuyến đường sắt đôi, khổ...

Cùng chuyên mục

Nóng bỏng cuộc đua ở tốp đầu, HAGL có ‘vượt cạn’ thành công?

3 điểm dễ dàng cho CLB CAHN, Bình Dương và Thanh Hóa? Trận cầu tâm điểm của vòng 7 sẽ diễn ra lúc 17 giờ ngày 9.11 trên sân Pleiku giữa HAGL và CLB CAHN. Nếu trận đấu này diễn ra sớm hơn 1 hoặc 2 vòng đấu, đây có thể là cuộc đối đầu cân sức nhưng ở thời điểm này, thầy trò HLV Alexandre Polking được đánh giá cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là ở vòng 6,...

Thành phố Nam Định tập trung chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Thời điểm hiện nay, Đảng bộ thành phố Nam Định đang nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024, cũng như cả nhiệm kỳ 2020-2025; đồng thời tích cực chuẩn bị các bước tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng uỷ phường Lộc Hạ (thành phố Nam Định) triển khai công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ...

Cân nhắc trước các kỳ thi đầu vào đại học tràn lan

Tại TP HCM, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức đã duy trì suốt nhiều năm qua. Tính đến kỳ tuyển sinh năm 2024, 132.865 lượt thí sinh đã tham gia kỳ thi này ở 23 tỉnh, thành (từ Đà Nẵng trở vào). Kết quả kỳ thi này được 100 trường ĐH trong và ngoài khối ĐHQG TP HCM cùng 9 trường CĐ sử dụng để xét tuyển. Đa dạng kỳ thi đánh giá năng...

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Ảnh minh họa Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Làm rõ hướng tuyến theo nguyên tắc “thẳng nhất có thể”, nhất là đoạn qua Nam Định Theo đó, Chính phủ đề xuất phạm vi đầu tư dự án với điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm); tuyến đường sắt đôi, khổ...

Viettel và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh

(NADS) – 19h15 ngày 10/11 trong khuôn khổ vòng 7 Vleague 2024/2025, đội Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tiếp có trận đấu tiếp theo với đội Viettel. Đây là cuộc đối đầu của 2 đội top đầu của Vleague 2024/2025 sau 6 vòng đấu. Trên bảng xếp hạng chủ nhà Viettel có 11 điểm sau 3 trận thắng 2 trận hòa và 1 trận thua. Còn đội HLHT là đội bóng duy nhất của Vleague1 chưa thua trận nào trên mọi đấu...

Nghĩa Hưng chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên

Thường xuyên đổi mới nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục truyền thống… là những cách làm hiệu quả giúp Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng. Thông qua đó...

Quả bóng vàng Việt Nam 2024 hấp dẫn và đáng chờ đợi

Danh sách đề cử các hạng mục của giải thưởng Quả bóng vàng VN 2024 Quả bóng vàng nam: Tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh (CLB Nam Định), hậu vệ Bùi Hoàng Việt Anh (CLB Công an Hà Nội), tiền đạo Nguyễn Đình Bắc (CLB Quảng Nam/CLB Công an Hà Nội), hậu vệ Nguyễn Thanh Bình (CLB Thể Công Viettel), hậu vệ Nguyễn Thành Chung (CLB Hà Nội), tiền vệ Đỗ Hùng Dũng (CLB Hà Nội), hậu vệ Nguyễn Phong Hồng Duy...

Trường đại học Cần Thơ dẫn đầu số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Số lượng ứng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 theo ngành – Đồ họa: MINH GIẢNG Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách 615 ứng viên của 28 hội đồng giáo sư ngành, liên ngành được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư. Trường đại học Cần...

Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Báo Nam Định trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà...

Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng năm 2024 lập kỷ lục số đội tham dự

Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng năm 2024 có sự tham gia đăng ký thi đấu hơn 2.300 vận động viên đến từ gần 100 CLB cờ vua thuộc gần 20 đơn vị tỉnh, thành, ngành. Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng năm 2024 do Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức, là giải đấu đã khẳng định được uy tín trong làng cờ vua Việt Nam. Giải Cờ vua...

Tin nổi bật

Tin mới nhất