Powered by Techcity

Nhân Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch): Nâng cao giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp Nam Định


Hệ giá trị của nghệ thuật sân khấu Việt Nam hiện nay theo định hướng của Đảng và Nhà nước là sáng tạo một nền sân khấu thời kỳ đổi mới “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm “xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến giá trị chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Thực hiện định hướng này trong bối cảnh bùng nổ cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật, giải trí hiện đại với sự giúp sức của phương tiện truyền thông, nghe nhìn công nghệ mới, để nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp (SKCN) giữ vững vị trí trong lòng khán giả, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên Nam Định luôn nỗ lực không ngừng trong lao động sáng tạo nghệ thuật, nâng cao giá trị thẩm mỹ của các tác phẩm, đầu tư đồng bộ cho nội dung, diễn xuất, biên đạo, âm nhạc, mỹ thuật…





Một cảnh trong vở diễn “Điều còn lại” của Đoàn Kịch nói Nam Định đoạt 1 HCV, 2 HCB và 2 Giải diễn viên Xuất sắc tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024.
Một cảnh trong vở diễn “Điều còn lại” của Đoàn Kịch nói Nam Định đoạt 1 HCV, 2 HCB và 2 Giải diễn viên Xuất sắc tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024.

Lịch sử SKCN Nam Định là hành trình nghệ thuật phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân; là quá trình tiếp nhận những giá trị, phong cách nghệ thuật mới để hiện đại hóa nền sân khấu truyền thống nhằm phù hợp với xu thế thị hiếu thẩm mỹ mới của công chúng, thời đại; đồng thời gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất và con người quê hương Nam Định. Các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp Nam Định: Chèo, Cải lương, Kịch nói từ khi thành lập đến nay, luôn kiên trì sưu tầm, nghiên cứu vốn dân ca, dân vũ, kịch mục truyền thống để bảo tồn, lưu giữ và làm chất liệu cho các tác phẩm nghệ thuật đương đại. 

Sau hơn 60 năm thành lập và phát triển, Đoàn Chèo Nam Định đã khôi phục, dàn dựng nhiều trích đoạn chèo cổ; nghiên cứu, bảo tồn nhiều chương trình hát chèo và làn điệu dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với tài năng diễn xuất, dàn dựng sân khấu, những tác phẩm đặc sắc của Đoàn Chèo Nam Định không chỉ tạo ấn tượng trong lòng những khán giả yêu nghệ thuật kịch hát dân tộc mà còn được bạn bè đồng nghiệp, các nhà quản lý, giới chuyên môn cả nước đánh giá cao. Đoàn Chèo Nam Định đã xây dựng được dàn kịch mục phong phú, chọn những trích đoạn, vở diễn kinh điển và hiện đại kết hợp các chương trình ca – múa – nhạc, hát Văn, trống hội để biểu diễn vào các dịp lễ, tết phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đoàn Chèo Nam Định còn góp mặt biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị của tỉnh và toàn quốc.

Đối với Đoàn Cải lương Nam Định, với định hướng bảo tồn, phát huy vốn cải lương cổ bằng việc tiếp tục rèn luyện đội ngũ, đào tạo các thế hệ diễn viên kế cận; nâng cao chất lượng nghệ thuật các tác phẩm, chương trình phục vụ công chúng; mở rộng địa bàn biểu diễn, tranh thủ tìm đất diễn ở những vùng bà con còn thiếu các phương tiện giải trí hiện đại tại vùng miền núi phía Bắc. Đoàn đã nỗ lực đổi mới, dàn dựng thêm các chương trình ca nhạc kết hợp với vở diễn có chất lượng để thu hút khán giả trẻ tuổi.

 Khác với kịch hát truyền thống (chèo, cải lương) sử dụng âm nhạc và ca điệu, với đặc thù của loại hình nghệ thuật kịch nói, thoại kịch, Đoàn Kịch nói Nam Định luôn “xung kích” trong mảng đề tài hiện đại, tập trung khai thác các vấn đề nóng của đời sống xã hội, được cộng đồng quan tâm. Bên cạnh những vở chính kịch mang đậm giá trị nghệ thuật có tính chính trị, định hướng giáo dục cao, Đoàn Kịch nói Nam Định nỗ lực đổi mới đầu tư sáng tác kịch bản, dàn dựng nhiều vở diễn sinh động, đa phong cách để làm tươi mới không gian thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ và thu hút khán giả.

Thành công của các đoàn nghệ thuật thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật sân khấu chèo, cải lương, kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc trong nhiều năm qua đã phản ánh kết quả quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, tâm huyết của tập thể nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công Nam Định từ khả năng diễn xuất đến đạo diễn, chỉ đạo nội dung, dàn dựng sân khấu, sáng tác kịch mục… Không ngừng nâng cao giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật SKCN đáp ứng tình hình mới, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh luôn chú trọng công tác “trẻ hóa” đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên; tích cực phối hợp với các đơn vị nghệ thuật Trung ương, Trường Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Nam Định, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố Nam Định tuyển chọn, đào tạo diễn viên; đồng thời tạo điều kiện cho lớp diễn viên trẻ có cơ hội tham gia các hội thi, hội diễn SKCN; cử các nghệ sĩ có kinh nghiệm về các địa phương giảng dạy, hướng dẫn hát, diễn xuất cho các hạt nhân văn nghệ tại cơ sở để xây dựng đội ngũ kế cận. Bên cạnh việc xây dựng nhiều trích đoạn, vở diễn tái hiện những câu chuyện, sự kiện, nhân vật lịch sử, các đoàn nghệ thuật của Nhà hát đã cố gắng đưa đề tài xã hội đương đại vào sân khấu chuyên nghiệp với những tác phẩm mang tính giáo dục cao, phù hợp với yêu cầu và xu hướng thưởng thức nghệ thuật mới. Hiện nay, Nhà hát đang tập trung cho mục tiêu mở rộng đối tượng người xem, nhất là khán giả trẻ để nâng cao hiểu biết kiến thức về lịch sử và đời sống xã hội thông qua các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, tư tưởng nhân văn. Nhiều tác phẩm sân khấu mới có chất lượng cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật được công chúng đón nhận như các vở: “Bản tình ca viết dở”, “Hải âu trắng”, “Đợi đến bao giờ” (Kịch nói); “Bến nước Ngũ Bồ”, “Huyền Trân Công chúa”, “Oan tình Lệ Chi Viên”, “Nàng Công chúa nhà Trần” (Cải lương); “Không phải là vụ án”, “Gò đống mối”, “Thánh Mẫu”, “Ông Trạng kỳ tài” (Chèo)… Nhiều tác giả, đạo diễn, diễn viên có nhiều tác phẩm, công trình nghệ thuật được thu, phát sóng trên các kênh sóng phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương và nhận được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi, hội diễn sáng tác, biểu diễn nghệ thuật do Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, các cơ quan của Trung ương, của tỉnh phát động, tổ chức. Các nghệ sĩ là hội viên Bộ môn Sân khấu (Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh) hoạt động tích cực trên các lĩnh vực nghệ thuật: sáng tác kịch bản, đạo diễn sân khấu, diễn viên, nhạc công; thường xuyên tham gia các trại sáng tác văn học, nghệ thuật. Hàng năm, Bộ môn Sân khấu phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam mời nhiều diễn giả sân khấu tài năng tập huấn, trao đổi về nghệ thuật sân khấu Việt Nam và trên thế giới; trao đổi, tọa đàm về các kịch bản, vai diễn của hội viên, góp phần để nâng cao chất lượng tác phẩm biểu diễn.

Trong xu thế xã hội hiện đại với thị hiếu của công chúng ngày càng cao và đa dạng, nghệ thuật sân khấu truyền thống đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Việc nâng cao giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật SKCN cần được quan tâm, đầu tư từ khâu sáng tác các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao đến đổi mới, sáng tạo trong cách thức biểu diễn, nâng cao chất lượng vở diễn; đẩy mạnh xã hội hóa tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho kịch bản hay cũng như chất lượng dàn dựng, biểu diễn. Để SKCN ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu mới, thời gian tới, Sở VH, TT và DL tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý ngành nghệ thuật SKCN, có trình độ cao trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp, vận dụng linh hoạt các chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn sáng tạo của văn nghệ sĩ, khơi dậy khát vọng cho văn nghệ sĩ sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lớn về tư tưởng và nghệ thuật. Xây dựng kế hoạch đào tạo để văn nghệ sĩ nhận thức, thấm nhuần sâu sắc về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, về những nội dung: khoa học, dân tộc, đại chúng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xã hội hóa sân khấu và sân khấu tự chủ…, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ diễn viên trẻ tài năng, có trình độ, năng lực chuyên môn; chú trọng đầu tư các trích đoạn, vở diễn, chương trình nghệ thuật có chất lượng chiều sâu để biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, lễ hội, sân khấu học đường, góp phần định hướng cho khán giả về giá trị “chân, thiện, mỹ” từ những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ sáng tác, dàn dựng, biểu diễn để có những tác phẩm nghệ thuật sân khấu có giá trị đỉnh cao, hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của người nghệ sĩ góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài và ảnh: Khánh Dũng





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202409/nhan-ngay-san-khau-viet-nam-128-am-lich-nang-cao-gia-tri-tham-my-nghe-thuat-san-khau-chuyen-nghiep-nam-dinh-0c82fd4/

Cùng chủ đề

Tác phẩm tham dự Giải Báo chí Búa liềm vàng lần thứ IX-2024: Ươm mầm xanh cho Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ...

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm và đề ra nhiều chủ trương về công tác phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng. Trong bài viết “Tiêu chuẩn người đảng viên” (đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 9/12/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Khi phát triển Đảng cần phải chọn lọc rất cẩn thận, phải xem...

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm

Những năm qua, công tác kiểm soát các sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường luôn được lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp. Qua đó, góp phần từng bước đẩy lùi thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo đảm quyền lợi, sức khoẻ người tiêu dùng. Lực lượng chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm tại một cửa hàng trên địa bàn thành phố Nam...

Agribank Nam Định đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định (Agribank tỉnh Nam Định) luôn tiên phong trong các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội, nhất là hoạt động hỗ trợ cho giáo dục. Agribank Nam Định trao tặng thiết bị học tập trong chương trình “Thêm con chữ - Bớt đói nghèo” cho Trường THCS Hồng Thuận (Giao Thủy). Trường THCS Hồng Thuận nhiều năm qua luôn đạt thành tích cao...

Giao Long phát triển nghề chế biến thủy sản

Giao Long là xã ven biển huyện Giao Thủy; bao đời người dân chủ yếu làm nghề đi biển đánh bắt và nuôi hải sản. Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân đã phát triển thêm nghề chế biến thủy sản. Mặc dù chưa sôi nổi như nghề đi biển hay nuôi thủy sản song nghề chế biến bước đầu đã mang lại hiệu quả, xây dựng được sản phẩm đặc trưng; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa để...

Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; là một đô thị cổ, một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo từ giữa thế kỷ XIII. Trải theo chiều dài lịch sử, từ năm 1812 khi nhà Nguyễn cho xây dựng Thành Nam Định và Cột Cờ Nam Định, thành phố Nam Định được biết đến với tên gọi là Thành Nam. Với bề dày truyền thống và những giá trị...

Cùng tác giả

Dành nguồn lực lớn, tập trung đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt

(MPI) – Phát biểu kết luận phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định dự án Tân Phú – Bảo Lộc và Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình; đẩy nhanh các thủ tục thẩm định...

Nóng bỏng derby thủ đô, HAGL có vững ngôi đầu?

Chiến thắng đậm 4-0 trước CLB Quảng Nam ở vòng 1 giúp HAGL đứng trên CLB Hà Nội, Bình Dương hay Hà Tĩnh, các đội bóng cũng có 3 điểm nhờ nhỉnh hơn hiệu số bàn thắng bại. Ở vòng 2, cả 3 đội xếp dưới HAGL đều có những trận đấu khó khăn. Trên sân nhà, CLB Bình Dương tiếp đón đội Hải Phòng. Đoàn quân của HLV Chu Đình Nghiêm chưa bao giờ là đối thủ dễ...

Top 5 ứng viên sáng giá nhất chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024

Chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 (Miss Tourism Vietnam Global) diễn ra vào tối 21/9 tại Hải Phòng. Trước đêm thi quan trọng này, cộng đồng yêu nhan sắc đưa ra dự đoán về dàn ứng viên sáng giá giành ngôi vị cao nhất tại Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu năm nay. Theo BTC Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu, người đẹp kế nhiệm Hoa hậu Lý Kim Thảo Hoa...

Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng 8 giỗ Cha.” Điện Biên: Nghiên cứu phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1 Không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy tại các điểm xin ấn đền Trần Nam Định: Dòng người tấp nập đổ về Đền Trần...

MB triển khai gói vay ưu đãi 2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ tái thiết sau bão lũ

Cụ thể, MB giảm lãi suất cho vay đến 1% một năm so với hiện hành cho các khoản vay khách hàng cá nhân, với đa dạng mục đích: xây dựng sửa chữa nhà cửa, trang bị nội thất, sửa chữa cơ sở sản xuất kinh doanh, vay vốn lưu động sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng phục vụ cuộc sống. Trước tình hình thiệt hại nặng nề của bão Yagi và tình trạng ngập lụt diện rộng, lũ...

Cùng chuyên mục

Nguyễn Cao Kỳ Duyên giành danh hiệu Miss Universe Việt Nam 2024

Xuất sắc vượt qua 19 thí sinh còn lại, cựu Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô gái đến từ thành phố Nam Định đã giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi Miss Universe Việt Nam 2024. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa trao vương miện cho Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên. (Ảnh chụp màn hình) Các vị trí Á hậu 1 thuộc về thí sinh Nguyễn Quỳnh Anh (Hà Nội), Á hậu 2 thuộc về...

Thành lập Chi hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” huyện Nam...

Sáng 12/9, tại đền Đồng Phù, xã Nam Điền (Nam Trực) đã diễn ra hội nghị thành lập Chi hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” huyện Nam Trực. Ông Nguyễn Văn Thư, Chủ tịch Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định trao quyết định thành lập Chi hội Bảo vệ và phát...

Sức sống văn nghệ thời 4.0

Trong thời đại số hiện nay, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra sân chơi mới lành mạnh cho các hoạt động văn nghệ. Qua không gian mạng, tạo cơ hội cho những người yêu âm nhạc có cơ hội kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn, góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đa dạng, bền vững. Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hằng thu âm...

Gìn giữ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể “Phở Nam Định”

Phở là món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Nam Định, phở xuất hiện từ lâu đời với những làng nghề phở nổi tiếng ở huyện Nam Trực. Nhiều thế hệ người dân ở các làng nghề đã mang nghề phở đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và dần xây dựng, khẳng...

Những nghệ sĩ “cao nhất” Việt Nam

Nam Định có 72km bờ biển. Trong tiến trình quai đê, lập ấp, cư dân vùng chân sóng: Phúc Thắng (Nghĩa Hưng); Hải Đông, Hải Lý, Hải Triều, thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu); thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy) đã nghĩ ra cách “nối” chân bằng cà kheo khi lội xuống biển khai thác hải sản. Từ một công cụ phục vụ lao động sản xuất, đồng hành cùng thời gian, cà kheo đã trở thành một bộ...

Lưu giữ và phát huy giá trị tư liệu giấy về ngày Tết Độc lập

Ngày Quốc khánh 2/9 được coi là Tết Độc lập, một mốc son hào hùng của dân tộc, đánh dấu sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Việc lưu giữ, phát huy các tư liệu giấy liên quan đến ngày Tết Độc lập thể hiện sự trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập và quyết tâm giữ vững, phát huy những thành quả cách...

Giáo dục truyền thống qua di sản văn hoá tại Bảo tàng tỉnh

Bảo tàng tỉnh Nam Định hiện có khoảng 25 nghìn hiện vật, trong đó hơn 2.000 hiện vật có giá trị lịch sử - văn hóa được chọn lọc, trưng bày; năm 2021 được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) xếp hạng I trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam. Những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã trở thành một trong những thiết chế văn hóa quan trọng, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham...

Diện mạo mới từ những con đường bích họa

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng khu dân cư “sáng - xanh - sạch - đẹp”, trong đó điểm nhấn là những con đường bích họa đầy màu sắc. Những hình ảnh tranh bích họa được các địa phương lựa chọn với nội dung quảng bá các di tích lịch sử - văn hóa, thông điệp bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình văn hóa… qua đó...

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9), sáng 17/8, tại Nhà Văn hoá 3/2 tỉnh (Thành phố Nam Định), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng (NTQC) tỉnh năm 2024. Ban tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham dự. Tham gia Liên hoan năm nay có 8 đoàn NTQC với hơn 150 ca sĩ,...

Khác biệt giữa phở Nam Định và phở Hà Nội

Phở Nam Định đậm vị nước mắm, phổ biến là áp chảo, tái lăn còn phở Hà Nội nước dùng trong và thanh, với các món chính là tái, chín và tái chín. Phở Hà Nội và phở Nam Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm 9/8. Dù còn nhiều tranh luận, hai địa phương đều được coi là "nơi khai sinh" của phở. Tuy nhiên, phở ở mỗi nơi đều có những điểm khác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất