Powered by Techcity

Mùa thanh long chín đỏ

Đầu tháng 8, sau vài trận mưa lớn, vườn thanh long của bà Nguyễn Thị Gái, thôn Trung Trại, xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) cành lá càng bóng lên xanh thẫm. Chen chúc giữa màu xanh của lá là vô vàn những quả thanh long chín mọng, bắt mắt. Lấy một quả ở gần mời khách, bà Gái chia sẻ: “Năm nay thời tiết khắc nghiệt cộng thêm với cây đã trồng lâu năm nên quả ngày càng bé. Tuy nhiên, chất lượng, độ ngọt của thanh long không thay đổi. Duy trì vườn thanh long đến nay đã trên 10 năm, những năm được mùa, được giá, thanh long chính là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình tôi”.





Bà Nguyễn Thị Gái, thôn Trung Trại, xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) kiểm tra chất lượng quả thanh long chín trong vườn nhà.
Bà Nguyễn Thị Gái, thôn Trung Trại, xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) kiểm tra chất lượng quả thanh long chín trong vườn nhà.

Người đầu tiên đưa cây thanh long về trồng trên đồng đất Mỹ Tân từ 10 năm trước là anh trai của bà Gái. “Thấy cây lạ lạ, hay hay, quả ăn mát và tốt cho sức khoẻ nên tôi cũng tập tành trồng”, bà Gái kể. Để trồng thanh long, bà lên nhà một người quen ở xã Mỹ Phúc cùng huyện Mỹ Lộc xin giống thanh long ruột trắng về ươm; chồng bà tìm thợ đúc cột bê tông làm trụ cho cây leo. Thời điểm mới trồng thanh long, gia đình bà Gái cũng chỉ “dám” cấy vài trụ. Đổ trụ xong, vợ chồng bà nhanh chóng bắt tay xuống giống. Trước đó, ông bà cùng nhau xáo xới kỹ đất vườn rồi phơi nắng phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh. Chuẩn bị đất xong vợ chồng bà Gái đào lỗ xuống trụ. Với các cây cho leo lên trụ bê tông, bà Gái thường làm trụ cao trên 1m. Sau khi chôn xong trụ, bà còn đào âm xung quanh, độ sâu từ 10-20cm, đường kính 1,5m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên và đặt hom. Một trụ bà Gái cấy khoảng 4 ngọn, cho cây bò vào cột bê tông. Khi cây đã bắt đầu bám vào trụ, bà dùng vải mềm bó chặt ngọn vào thân trụ bê tông. Bà cũng ước lượng khoảng cách cấy thanh long sao cho phù hợp, theo đó cứ 3m cấy 1 trụ.

So với nhiều giống cây ăn quả khác, thanh long rất dễ trồng lại không tốn nhiều công chăm sóc, tưới tiêu, sâu bệnh cũng ít. Mặc dù là giống cây chịu hạn giỏi, nhưng nếu nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất. Do đó, bà Gái đặc biệt chú ý đến việc cung cấp nước tưới cho cây. “Nếu không được cung cấp đủ nước, thanh long sẽ ít ra cành mới, cành phát triển chậm, có dấu hiệu bị teo và chuyển sang màu vàng. Hậu quả của việc thiếu nước trên cây có thể “đo đếm” được ngay khi tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao, có thể lên tới trên 80%, quả bé”, bà Gái cho biết thêm. Hiểu rõ đặc tính của cây, tùy theo độ ẩm đất mà nhịp độ tưới của bà Gái thay đổi từ 3-7 ngày/lần. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất đất, độ tuổi, sản lượng của cây mà bà bón lượng phân phù hợp cho thanh long. Thông thường, 1 năm bà bón phân cho cây 2 lần. Các loại phân mà bà dùng là NPK, phân chuồng, phân hữu cơ, phân lân… Cũng theo bà Gái, thanh long mà đặc biệt là giống thanh long ruột đỏ tương đối ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên để phòng trừ các loại côn trùng như kiến, bọ xít, ruồi vàng, các bệnh thối đầu cành, đốm nâu trên cành, nám cành…, bà Gái còn sử dụng thêm một số thuốc đặc trị để phun cho cây. Chăm sóc đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, từ năm thứ 2, vườn thanh long của bà Gái đã cho thu hoạch. Thanh long sẽ “bói” những quả đầu mùa vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 rồi cho thu hoạch đến hết tháng 8 sang tháng 9. Tuy nhiên, với mỗi loại thanh long, thời gian ra hoa, cho thu hoạch quả lại tương đối khác biệt. Thanh long ruột đỏ ra hoa sớm hơn 1 tháng và thu hoạch lứa cuối muộn hơn 1 tháng so với thanh long ruột trắng. Vì 2 loại thanh long có thời điểm thu hoạch tương đối xa nhau nên cũng “tránh” được sự cạnh tranh về giá cả. Mặc dù vậy, trồng thanh long ruột đỏ, theo bà Gái cũng có một số rủi ro như: cành giòn và dễ gãy hơn so với thanh long trắng. Quả đỏ cũng không chắc thịt như quả trắng, do đó hay bị úng, thối. Vỏ quả thanh long ruột đỏ cũng dễ bị nhão, dập, khó khăn cho người vận chuyển…

Đã vào chính vụ thu hoạch thanh long, 1 tháng bà Gái sẽ ra vườn cắt quả 2 lần vào ngày mồng 1 đầu tháng và ngày rằm. Mỗi lần bà thu được từ 1-1,5 tạ quả. Theo quan sát của bà Gái, mỗi năm vườn thanh long của bà cho sản lượng khác nhau. Nếu năm đầu mỗi trụ thanh long chỉ cho sản lượng khoảng 10kg, thì từ năm thứ 2, khi cây đã ổn định hơn sẽ cho năng suất gấp đôi năm đầu. Năm thứ 3, nếu được chăm sóc tốt, cây sẽ cho thu hoạch khoảng 30 kg/trụ. Trong 3 năm trở lại đây, với gần 100 trụ thanh long, trung bình mỗi vụ bà Gái thu được trên 1 tấn quả. Với giá bán đầu mùa từ 30-40 nghìn đồng/kg thanh long, giữa mùa khoảng 15-20 nghìn đồng/kg, bà Gái khẳng định, trồng thanh long cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa. “Cách đây khoảng 5, 6 năm, khi đó thanh long được mùa, được giá, sau mỗi vụ, trừ hết các chi phí, tôi có thể thu về vài chục triệu đồng. Năm nay giá thanh long thấp, cây cũng không sai quả bằng mọi năm, tuy nhiên theo tính toán của tôi trồng thanh long vẫn cho hiệu quả cao hơn so với trồng các cây hoa màu khác, đặc biệt là lúa”, bà Gái chia sẻ. Từ hiệu quả kinh tế của cây thanh long, không chỉ có bà Gái mà nhiều hộ gia đình khác ở Mỹ Tân cũng đang tập trung trồng, canh tác loại cây này. Chỉ tính riêng xóm Trung Trang đã có tới hàng chục hộ gia đình trồng thanh long. Một ưu điểm nữa của cây thanh long rất được người dân ưa thích khi trồng cấy là giúp họ tận dụng được diện tích đất dưới chân các bụi cây. Bà Gái lại trồng xen kẽ các loại rau thơm, rau muống, rau ngót dưới chân thanh long. Vì vậy, sau mỗi vụ thanh long, bà còn có thêm nguồn thu đáng kể từ rau.

Chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là vụ thanh long năm nay của gia đình bà Gái sẽ kết thúc. Cuối vụ nếu muốn “tận thu” thêm, bà Gái nhờ các anh con trai ở gần đấy kích bằng điện giúp cây ra hoa, cho quả. Hết mùa, bà huy động thêm người tỉa bớt cành dưới gầm, kích thích các cành non sinh trưởng và phát triển cũng tránh để cây quá nặng, phòng trừ gió bão. Trên 10 năm trồng và gắn bó với cây thanh long, bà Gái bảo, chưa có ý định thay giống cây khác. Bởi vườn cây thanh long này là tâm sức, mồ hôi, nước mắt và cả những kỷ niệm không bao giờ quên được của hai vợ chồng bà. “Chồng tôi đã mất cách đây hơn một năm, từ khi ươm những cành đầu tiên cho đến khi thành vườn như bây giờ ông ấy đã đổ nhiều sức lực vào khu vườn này. Hơn nữa, thanh long vẫn cho hiệu quả kinh tế, “nuôi” được tôi nên tôi sẽ cố gắng duy trì”, bà Gái nói. Đối với nhiều hộ gia đình trồng thanh long ở Mỹ Tân khác, mỗi hộ chắc hẳn cũng có nhiều lý do để gắn bó với loại cây này./.

Bài và ảnh: Hoa Xuân

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội

Nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 29/11/2023; góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất