Powered by Techcity

Lễ hội Đền Trần – Nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử 


Vương triều Trần (1225-1400) là triều đại rực rỡ, thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, 3 lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Trong đó, Vua Trần Nhân Tông sớm nhường ngôi cho con rồi lui về đi tu, trở thành vị Tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lập bao chiến công hiển hách trong cả 3 lần chiến đấu chống quân Nguyên – Mông, khi hóa đã được nhân dân suy tôn là bậc thánh. Các vị Vua Trần và Đức Thánh Trần Hưng Đạo được các thế hệ người dân Việt Nam thờ phụng tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó Đền Trần – Chùa Tháp tại phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) là một trung tâm lớn được khách thập phương tín ngưỡng.





Rước kiệu trong Lễ hội truyền thống Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).
Rước kiệu trong Lễ hội truyền thống Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).

Trong gần 300 lễ hội dân gian truyền thống trên địa bàn tỉnh được tổ chức hàng năm, Lễ hội truyền thống Đền Trần là Di sản văn hóa phi vật thể mang nhiều giá trị đặc sắc và ý nghĩa nhân văn. Từ lâu, dân gian đã truyền tụng câu ca “Tháng Tám giỗ Cha (Đức Thánh Trần), tháng Ba giỗ Mẹ (Thánh Mẫu Liễu Hạnh)”. Lễ hội tưởng nhớ “Cha” (tháng 8 âm lịch) đã đi sâu vào tâm thức mỗi người, trở thành tập tục văn hóa truyền thống thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, xung quanh tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần không chỉ có các di sản văn hóa vật thể hiện hữu mà là cả một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đa sắc màu, thấm đẫm giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về thần linh; các hình thức diễn xướng âm nhạc, ca hát, phong tục cổ truyền; các cuộc tế lễ, dâng hương với các nghi lễ linh thiêng, huyền bí. Trong tâm thức của người Việt, Ngày giỗ Đức Thánh Trần (20/8 âm lịch) là lễ trọng trong năm. Trải qua hơn 700 năm, các truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội thờ phụng Đức Thánh Trần đã hình thành và phát triển khắp cả nước. Trong đó, nhiều hình thức tôn vinh mang tính phổ biến đã tạo nên sức sống trường tồn, bền bỉ, có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với con người.

Tại Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt Đền Trần – Chùa Phổ Minh/Chùa Tháp hàng năm, cứ vào dịp tháng 8 âm lịch, chính quyền và nhân dân địa phương lại tổ chức kỷ niệm ngày kỵ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn với nhiều nghi lễ quan trọng kèm theo các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian đặc sắc phục vụ nhân dân. Vào ngày 20/8 âm lịch (chính hội), ngay từ sáng sớm, lễ rước kiệu được dân làng Tức Mặc tổ chức long trọng, có sự tham gia của hàng nghìn người, đầy đủ các cụ cao tuổi, nam thanh, nữ tú. Lễ rước diễn ra trang nghiêm, đúng nghi lễ truyền thống với trang phục, cờ quạt, chiêng trống cho đến những cỗ kiệu được sắp xếp, trang trí rực rỡ. Trước khi tiến hành lễ rước, các cụ cao tuổi vào Đình Tức Mặc thờ Thành Hoàng làng – Thục Côn Công chúa làm lễ rước lên chầu Đức Vua, Đức Thánh Trần. Đoàn rước kéo dài hàng cây số, đi đầu là đội múa rồng, múa sư tử, tiếp sau là kiệu Phật đình, kiệu quan sứ giả mở đường, kiệu bát cống, kiệu võng, phường hội… Đoàn rước từ Đình Tức Mặc dọc theo chiều dài thôn Tức Mặc lên Đền Trần. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn rước là Chùa Phổ Minh. Sau khi dừng kiệu trước chùa, các cụ cao tuổi vào thắp hương xin bái yết Đức Vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi làm lễ ở chùa, đoàn rước tiếp tục đi sang Đền Trần. Tại Đền Thiên Trường, nghi thức dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần được diễn ra trọng thể. Trong không gian linh thiêng, trước ban thờ Trung Thiên, các đại biểu của tỉnh, thành phố Nam Định, Ban quản lý di tích, chính quyền và nhân dân địa phương hàng ngũ chỉnh tề thành kính dâng hương tưởng nhớ các vị vua, liệt tổ, liệt tông nhà Trần. Sau đó đoàn sang dâng hương tại Đền Cố Trạch (xây trên nền nhà cũ của ông), nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Cùng với phần lễ được cử hành trang nghiêm, phần hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao sôi nổi, hấp dẫn. Một trong những trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách thập phương phải kể đến trò chơi cờ bỏi, không chỉ để giải trí mà còn mang tinh thần thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Hay trò chơi chọi gà vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Chọi gà du nhập vào Việt Nam từ thời Lý, trở thành thú vui của các bậc vương tôn, quý tộc, đến thời nhà Trần phát triển mạnh mẽ trong dân chúng. Qua chất lượng chọi, các “miếng đánh” của các chú gà chiến thể hiện trình độ, kiến thức cũng như “triết lý” nhân sinh của “huấn luyện viên” – chủ gà. Vì thế mà các cuộc chọi gà luôn thu hút đông đảo sự chú ý của người dân. Một bộ môn khác cũng thu hút đông đảo người xem là đấu vật. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng đã treo giải vật rất cao. Ngày xưa, giải thưởng có thể bằng tiền hoặc các vật dụng quý khác như mâm đồng, nồi đồng… Trống vật nổi lên, thu hút mọi người bao quanh sới vật. Người xem bình luận say sưa, khen, chê từng thế, miếng vật của mỗi đô vật. Cuộc thi đấu vật ngoài mang tính giải trí còn giúp động viên, khuyến khích thanh niên trai tráng các làng rèn luyện sức khỏe, nghị lực, ý chí. Ngoài ra, tại lễ hội Đền Trần ngày nay còn rất nhiều trò chơi dân gian khác như: múa rối nước, biểu diễn võ thuật, múa lân – sư – rồng cùng các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc: hát chèo, hát văn, cải lương…

Hơn 10 năm qua, từ khi thực hiện Đề án đổi mới công tác tổ chức lễ hội Đền Trần (Lễ hội truyền thống vào dịp tháng 8 âm lịch và Lễ hội Khai ấn Đền Trần đầu xuân), cùng với việc hạ tầng giao thông, các công trình tín ngưỡng tâm linh tại Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử – văn hóa thời Trần được đầu tư xây dựng, nâng cấp; không gian lễ hội đã được mở rộng lan toả sang các điểm di tích nằm trong Hành cung Thiên Trường xưa. Lễ hội truyền thống Đền Trần, phường Lộc Vượng năm nay do UBND thành phố Nam Định chủ trì tổ chức. Thời gian quản lý lễ hội từ ngày 3/9 đến ngày 2/10 (tức là từ mùng 1 đến 30/8 âm lịch). Các hoạt động lễ hội chủ yếu diễn ra từ ngày 12/9 đến ngày 22/9 (tức từ mùng 10/8 đến 20/8 âm lịch). Theo kế hoạch, sáng 28/8/2024 (tức ngày 25/7 âm lịch), nhà đền tổ chức Lễ Thượng cờ; sáng ngày 3/9 (tức ngày 1/8 âm lịch), nhà đền tổ chức Lễ mở cửa đền (khai hội). Chính hội – ngày 22/9 (tức ngày 20/8 âm lịch) tổ chức các nghi lễ: rước kiệu, tế lễ, dâng hương, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian.

Đồng chí Nguyễn Thị Như, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nam Định, Trưởng Ban tổ chức lễ hội truyền thống Đền Trần năm 2024 cho biết: Để lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, đúng nghi lễ truyền thống và quy định của Nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn và văn minh, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách thập phương về dự hội, Ban tổ chức lễ hội đã có kế hoạch chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản, đồ thờ tự của các công trình kiến trúc tại khu di tích; tổ chức thực hiện lễ rước, nghi thức tế lễ theo phong tục truyền thống… Đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện nếp sống văn minh lễ hội, lịch sử, ý nghĩa của lễ hội và giá trị di tích; nghiêm cấm các hoạt động cờ bạc dưới mọi hình thức…

Lễ hội truyền thống Đền Trần tháng 8 âm lịch là lễ hội mùa thu tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Hành hương về tham dự lễ hội để tìm về nguồn cội của Hào khí Đông A lẫy lừng; dâng hương, kính lễ tưởng nhớ, tri ân công lao của các Vua Trần và Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Khu di tích lịch sử – văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần – Chùa Tháp và Lễ hội truyền thống Đền Trần đã trở thành điểm hẹn văn hóa tâm linh, nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị văn hóa lịch sử đấu tranh giữ nước sâu sắc, thể hiện lòng tri ân của nhân dân đối với những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba có công với dân, với nước.

Bài và ảnh: Khánh Dũng

 

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202409/le-hoi-den-tran-noi-hoi-tu-nhung-gia-tri-van-hoa-lich-su-e6641b5/

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Cùng tác giả

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Cùng chuyên mục

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Nam Định giành 1 HCV, 2 HCB và 1 giải xuất sắc tại Liên hoan Cải lương toàn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH, TT và DL) chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VH, TT và DL Thành phố Cần Thơ tổ chức từ ngày 25/10 đến ngày 15/11. Liên hoan quy tụ 29 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công toàn quốc mang đến 33 vở diễn. Sau 20 ngày tổ chức, kết...

Nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch Nam Định theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại

Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 6 định hướng cụ thể: phát triển thị trường du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch; đầu tư phát triển du lịch; tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua,...

Phát huy các nguồn lực văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn đầu, tỉnh cơ bản tập trung vào nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kiến thiết các nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để tiếp tục phát triển “tam nông” trong tình hình mới. Bước sang giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chú trọng...

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định

Là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tỉnh Nam Định là nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị dân gian đặc sắc với các nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tâm linh được đông đảo cộng đồng tín ngưỡng, thực hành, lưu giữ. Năm 2012, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và...

Dòng chảy văn hóa sông Hồng trên quê hương Nam Định

Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình “đổ về với biển”, trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước...

Giữ gìn nét đẹp văn hóa ở các từ đường dòng họ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh có 97 từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Các từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dòng họ mà còn là nơi lưu giữ...

Khởi công Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo Cụm di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đình – chùa Ngô Xá,...

Sáng 17/10, tại xã Tân Minh (Ý Yên), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tổ chức lễ khởi công Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo cụm di tích lịch sử - văn hoá quốc gia đình - chùa Ngô Xá, chùa Nề. Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở VH, TT và DL, thành phố Nam Định, huyện Ý Yên đến dự. Đồng chí Trần Lê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất