Powered by Techcity

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”

Theo hồ sơ di sản và kết quả nghiên cứu của các nhà văn hóa, tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Nữ thần, được hình thành từ buổi “bình minh” của dân tộc. Trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ, hiện thân của Mẫu Thượng thiên với tư cách là “Mẫu nghi thiên hạ” bao bọc, che chở, ban phát niềm vui, hạnh phúc và sự bình yên cho muôn dân. Trong tín ngưỡng dân gian, bà là một trong “Tứ bất tử” – 4 vị thánh bất tử của người Việt, gắn liền với sự tích “tam sinh, tam hóa” linh thiêng. Do vậy, bà được tôn kính, phụng thờ ở nhiều địa phương trong cả nước; trong đó, Nam Định được coi là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.





Hầu đồng là nghi thức cơ bản trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Trong ảnh: Một giá hầu đồng tại Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản).
Hầu đồng là nghi thức cơ bản trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Trong ảnh: Một giá hầu đồng tại Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản).

“Sợi dây” tinh thần gắn kết cộng đồng

Theo số liệu kiểm kê di tích, trên địa bàn tỉnh có gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu; trong đó, 2 khu di tích trọng điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp), xã Yên Đồng (Ý Yên) – tương truyền là nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất và Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản) – tương truyền là nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ hai. Quần thể di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Phủ Dầy là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với hơn 20 đền, đình, chùa, phủ, lăng… tạo nên một điện thần Đạo Mẫu hoàn chỉnh về vị thế, quy mô kiến trúc nghệ thuật; trong đó, có 3 di tích chính là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ mang đậm bản sắc và giá trị truyền thống văn hóa Việt, phản ánh ứng xử con người với con người, con người với thiên nhiên. Các thực hành trong tín ngưỡng đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội. Thực hành cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ chầu văn và lễ hội.

Nghi lễ chầu văn của người Việt phát triển mạnh ở Nam Định từ thế kỷ XVII, sau đó lan tỏa ra các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và nhiều địa phương trên cả nước. Nghi lễ chầu văn là nhân tố cốt lõi làm nên sức sống lâu bền của Đạo Mẫu Việt Nam. Từ nghi lễ này đã sản sinh ra các giá đồng và nghệ thuật hát chầu văn. Trong nghi lễ có các lớp diễn xướng mô tả hình trạng của các vị thánh, có những làn điệu dân ca kết hợp với âm nhạc và các điệu dân vũ truyền thống, mà trong đó lưu giữ kho tàng văn hóa dân gian đa dạng và sống động, hấp dẫn như: huyền thoại, truyền thuyết, các hình thức văn học truyền miệng về các biểu tượng văn hóa, ca ngợi đạo đức, công trạng của những nhân vật lịch sử có công với nước, với dân. Trong các nguồn cung cấp cung văn cho sinh hoạt nghi lễ chầu văn ở Nam Định, nhiều thế hệ cung văn xuất thân từ thôn Khả Lang, xã Yên Dương (Ý Yên) và xã Kim Thái (Vụ Bản) đã trở thành lực lượng nòng cốt duy trì và tạo sức sống bền vững cho nghi lễ chầu văn của người Việt tại Nam Định. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 500 người trực tiếp tham gia thực hành nghi lễ chầu văn gồm những người hầu đồng, hát văn và sử dụng nhạc cụ. Trong đó theo bản hội khoảng 150 người, CLB gần 100 người, tự do hơn 200 người. Toàn tỉnh hiện có 12 hội, bản hội, số lượng con nhang, đệ tử thường trực từ 100-300 người; hơn 10 CLB hát văn; 6 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú vì những cống hiến xuất sắc trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng. Thời gian qua, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu liên quan đến các nghi lễ thờ cúng và các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong các lễ hội được các địa phương khôi phục và phát huy tích cực. Hàng năm, tại các di tích thờ Mẫu, lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu tháng 3 âm lịch với các nghi lễ như tế lễ, rước kiệu và các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian như: hát chầu văn, múa lân – sư – rồng, cờ người, xếp chữ…

Với những giá trị to lớn, các di sản liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu tại Nam Định đã được Nhà nước và tổ chức thế giới công nhận, ghi danh; trong đó, di tích Phủ Quảng Cung và quần thể di tích Phủ Dầy được Bộ VH, TT và DL xếp hạng cấp quốc gia; nghi lễ chầu văn và lễ hội Phủ Dầy được Bộ VH, TT và DL ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12-2016). UNESCO đánh giá di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã và đang góp phần quan trọng tạo ra “sợi dây” tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo, tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành.

Góp phần bảo vệ và phát huy giá trị cốt lõi của di sản

Việc “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào; khẳng định những giá trị và đóng góp của văn hóa Việt Nam đối với nền văn hóa chung của nhân loại. Sau gần 7 năm được UNESCO ghi danh, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhận thức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của di sản văn hóa trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội được đầy đủ hơn; sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng mạnh mẽ hơn ở nhiều địa phương… Tại Nam Định, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-UBND ngày 15-6-2021 phê duyệt đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”. Đề án đáp ứng yêu cầu lồng ghép trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh về du lịch, phát triển văn hóa và di sản. Trên cơ sở đó, góp phần thực thi nhiệm vụ trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do Chính phủ cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh. Các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản của Đề án được đề ra rất cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc thực hành di sản, tránh việc thương mại hóa các nghi lễ.

Tuy nhiên, việc thực hành di sản “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” còn bộc lộ một số bất cập cần quan tâm điều chỉnh đúng mức, kịp thời. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cổ truyền đang bị mai một, có nguy cơ bị biến tướng, xuyên tạc. Tình trạng thương mại hóa các nghi lễ, lễ hội vẫn xuất hiện ở một số nơi; chất lượng tổ chức nghi lễ, lễ hội ở một số địa phương chưa cao, chưa thực hiện đúng với nguyên tắc tổ chức truyền thống,… Những hạn chế, bất cập nêu trên nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng tới nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở nước ta nói chung và ở Nam Định nói riêng.

Để đánh giá đầy đủ, khách quan những kết quả đạt được sau khi UNESCO ghi danh di sản, ngày 29-11, tại thành phố Nam Định, tỉnh sẽ phối hợp với Bộ VH, TT và DL tổ chức hội nghị, hội thảo chủ đề “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2017-2022 về bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” – Vai trò của các nhà khoa học và cộng đồng”. Nội dung của hội nghị, hội thảo nhằm đánh giá tổng thể công tác quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”; đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản giai đoạn 2017-2022 tại các tỉnh, thành phố có di sản và trong cộng đồng người thực hành di sản. Qua đó rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực cán bộ, hiệu quả quản lý đối với các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh nói chung cũng như “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” nói riêng. Từ đó, xác định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai trong thời gian tới để tiếp tục triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” theo cam kết tại hồ sơ đề cử với UNESCO giai đoạn 2023-2028. Trong các ngày 29, 30-11, tại các di tích Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng (Ý Yên) và Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản) sẽ tổ chức các chương trình thực hành, truyền dạy di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu theo nghi thức, bài bản truyền thống.

Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” không chỉ là trách nhiệm Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức với tư cách Việt Nam là quốc gia thành viên tham gia Công ước 2003 của UNESCO mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng người Việt với nền văn hiến nước nhà và nền văn minh của nhân loại./.

Bài và ảnh: Khánh Dũng



Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn công tác tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Thực hiện Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW, ngày 02/12/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về "Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025)"; Kế hoạch số 77-KH/TU, ngày 21/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 03 năm 2023-2025 và sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo...

Phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh, những năm qua Công ty Điện lực Nam Định luôn nỗ lực tham mưu, thực hiện tốt các quy hoạch điện; tập trung khai thác các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện theo hướng “điện đi trước một bước” nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng điện phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an...

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh chú trọng. Chất lượng các chương trình văn hóa, văn nghệ ngày càng được nâng cao, đổi mới cả về nội dung và hình thức. Qua đó, góp phần đưa sân khấu nghệ thuật không chỉ là sản phẩm tinh thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng mà...

Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân

Dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân hàng năm luôn là thời điểm nhu cầu vận tải tăng cao đột biến. Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân năm 2025, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ động xây dựng kế hoạch yêu cầu các cơ quan quản lý của ngành, doanh nghiệp vận tải ô...

Ngân hàng chung tay xử lý tài khoản không chính chủ

Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng được xem là động thái quyết liệt nhằm xử lý tài khoản không chính chủ hay còn gọi là tài khoản “rác”, tài khoản “ma”. Việc xử lý tài khoản này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) rất cần thiết bởi thực tế thời gian qua xảy ra nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng không đòi...

Cùng tác giả

Khoảnh khắc Xuân Son ăn mừng được vinh danh ở Cúp Chiến thắng 2024

Dù thành tích vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ được ghi nhận trong năm 2025, nhưng dấu ấn của chiến tích này vẫn được ghi nhận tại Gala Cúp Chiến thắng 2024. Giải thưởng hình ảnh, khoảnh khắc ấn tượng của năm được vinh danh với hình ảnh Nguyễn Xuân Son ăn mừng bàn thắng cùng Quốc kỳ Việt Nam. Đó là ở trận đấu đội tuyển Việt Nam thắng Myanmar 5-0 ở vòng bảng...

Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Lần đầu cho Tiến Linh?

Tiến Linh (thứ 2 từ trái sang) ăn mừng cùng các đồng đội và người hâm mộ cùng chiếc cúp vô địch ASEAN Cup 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Đó không chỉ thể hiện phong độ ổn định trong năm 2024, khả năng ghi bàn của Tiến Linh cũng chỉ xếp sau Xuân Son khi cùng tuyển Việt Nam đăng quang ASEAN Cup 2024. ASEAN Cup 2024 là thước đo lớn nhất Phát biểu ở lễ công bố giải thưởng Quả bóng vàng Việt...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn công tác tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Thực hiện Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW, ngày 02/12/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về "Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025)"; Kế hoạch số 77-KH/TU, ngày 21/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 03 năm 2023-2025 và sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo...

Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025

Kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp địa ốc phía Nam cho biết, đã hoàn thành bước lấy đà để năm 2025 tăng trưởng với các kế hoạch bứt tốc trong kinh doanh. Trong năm 2025, Novaland có kế hoạch phục hồi các dự án dừng thi công. Phát triển dự án mới Từ khi thành lập cách đây 16 năm, Kim Oanh Group được biết đến là một doanh nghiệp chuyên phát triển những dự án đất nền tại các tỉnh...

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Cùng chuyên mục

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh chú trọng. Chất lượng các chương trình văn hóa, văn nghệ ngày càng được nâng cao, đổi mới cả về nội dung và hình thức. Qua đó, góp phần đưa sân khấu nghệ thuật không chỉ là sản phẩm tinh thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng mà...

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực văn hóa

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tất cả các cấp, các ngành của tỉnh. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh từ đầu năm 2024 đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác CCHC toàn diện ở cả 7 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); CCHC...

Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh – Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như nhân đúng dịp 101 năm ngày sinh nhà thơ (1923-2024). Sinh thời, nhà báo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa V, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật từng phát biểu rằng “Tập thơ của Hải Như về Hồ Chủ tịch...

Đẩy mạnh triển khai chiến lược Văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng, là động lực để phát triển bền vững đất nước. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại và ngoại giao trên các lĩnh vực nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Nam Định với những nét văn hóa đặc sắc của địa phương;...

Khởi sắc Nhiếp ảnh Nam Định 

Những năm gần đây, phong trào nhiếp ảnh tại Nam Định đã có những bước phát triển đáng kể, từ số lượng người tham gia đến chất lượng các tác phẩm tại các cuộc thi khu vực và quốc tế. Qua lăng kính nhiếp ảnh, các tác phẩm đã phản ánh sinh động nét đẹp văn hóa truyền thống, khắc họa chân thực nhịp sống của đất và người Nam Định trên hành trình hội nhập và phát triển. Hoạt...

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Di sản văn hóa phi vật thể: Những giá trị cần bảo vệ

Với bề dày truyền thống văn hóa, Nam Định là nơi hội tụ và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; 12 di sản...

Hội họa Nam Định trên đường hội nhập và phát triển

Với tình yêu nghề, hăng say lao động nghệ thuật, các thế hệ họa sĩ Nam Định đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm hội họa phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài. Bên cạnh những họa sĩ gạo cội, nhiều kinh nghiệm, nhiều nghệ sĩ tạo hình trẻ đã tạo được phong cách riêng với bút pháp tự tin, góc nhìn mới mẻ, sự biểu đạt mạnh...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất