Powered by Techcity

Khi cơ chế, chính sách đặc thù chưa được thực thi “đặc thù”: Nhiều lúng túng trong vận hành (Bài 1)

Ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù

Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719  đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, tốc độ giải ngân của chương trình chậm.

Nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở thông qua hoạt động giám sát giữa kỳ của Quốc hội; cũng như thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và theo dõi của các bộ ngành, địa phương, tại Kỳ họp ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm; Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm; Về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; Về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án phát triển sản xuất; Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Về ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội;Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 – 2025; Về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hàng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.  

Với những cơ chế đặc thù này được Đại biểu Quốc hội, nhiều cán bộ địa phương và cử tri tin tưởng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình.

Ngày 18/1/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội Triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chương trình MTQG
Ngày 18/1/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chương trình MTQG

Theo ông Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhìn nhận, việc Hội đồng Nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các Chương trình MTQG… sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều địa phương lúng túng trong áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù

Theo báo cáo của UBDT trong 6 tháng đầu năm 2024, triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG, mới có 08 tỉnh là Đắk Nông, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Trà Vinh, Yên Bái đã ban hành Nghị quyết lựa chọn huyện 21 thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2024-2025; 08 tỉnh đã bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để cho vay các đối tượng chính sách.

Cả nước có 23 địa phương đã ban hành các văn bản điều hành về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm, lập thủ tục chuyển nguồn kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2024; trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất và các nội dung khác tại Nghị quyết số 111/2024/QH15.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội, một số địa phương còn gặp lúng túng. Theo văn bản số 13825/BTC-ĐT ngày 14/12/2023, Bộ Tài chính đề nghị địa phương, các bộ, cơ quan Trung ương thực hiện “đối với kế hoạch vốn ngân sách Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 thực hiện kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2023. Đề nghị, chỉ thực hiện kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án được phân bổ kế hoạch vốn theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; không được phép điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kể từ ngày 15/11/2022 đối với kế hoạch vốn năm 2022”.

Theo ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết số 111/2024/QH15 không quy định việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; vì vậy khi điều chỉnh kế hoạch vốn hàng năm từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ; hoặc không đủ điều kiện để giải ngân theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng Chương trình MTQG, sẽ vượt tổng mức đầu tư trung hạn đã được phê duyệt nên không thể điều chỉnh được.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG  ước thực hiện 6 tháng đầu năm đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lũy kế giải ngân vốn Chương trình MTQG đến hết tháng 5/2024 là 6.893,9 tỷ đồng, đạt 25,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Chương trình MTQG 1719 là 3.428 tỷ đồng, đạt 25%.

 Tuy nhiên, còn đến 6 địa phương cho đến hết tháng 5 vừa qua, đạt tỷ lệ giải ngân các Chương trình MTQG trong đó có Chương trình MTQG 1719 dưới 10% đó là: Cà Mau (0%), Bình Phước (2%), Hòa Bình (3%), Nam Định (5%), Hà Tĩnh (7%), Phú Yên (9%). 12 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Quảng Nam, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng.

Trên thực tế, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã được ban hành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đáng chú ý là cơ chế mỗi tỉnh sẽ chọn 2 huyện để thí điểm phân cấp, với nội dung phân cấp khá triệt để khi chuyển thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh cho Hội đồng Nhân dân cấp huyện thực hiện.

 Đây là cơ chế “rất thoáng,” các địa phương được quyền chủ động làm, giúp rút ngắn nhiều khâu, quy trình thủ tục và thời gian. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành thì các địa phương lại lúng túng khi thực hiện.

Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc
Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc

Mặt khác, khi áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 mới có hiệu lực năm 2024, khiến các địa phương còn lúng túng. Các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn, trong khi giá cả giá nguyên vật liệu xây dựng biến động nhiều nên các dự án phải thực hiện điều chỉnh dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và đến tiến độ giải ngân vốn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ  giải ngân triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.

Tạo sự linh hoạt, chủ động từ cơ chế, chính sách đặc thù

Nguồn: https://baodantoc.vn/khi-co-che-chinh-sach-dac-thu-chua-duoc-thuc-thi-dac-thu-nhieu-lung-tung-trong-van-hanh-bai-1-1723111787438.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

9,3 triệu người nhận tin nhắn phòng, chống siêu bão Yagi qua Zalo

Ngày 5/9, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai đã gửi tin nhắn hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển. Thông báo hướng dẫn neo đậu thuyền tránh bão được gửi qua Zalo Mini App.Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã đạt mức siêu bão khi hoạt động trên...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Xây dựng văn hóa Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển...

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp cụ thể nhằm hướng tới “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ...

Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở 25 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3

NDO – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu của bão số 3 ở miền bắc thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn. Ngày 10/9, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 4206/BLĐTBXH-CBTXH về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra...

Zalo bật tính năng SOS hỗ trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão

Với hàng loạt tính năng mới được cập nhật trong giai đoạn siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn lực cứu trợ khẩn cấp trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Trong ngày 7/9/2024, cơn bão số 3 Yagi đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Siêu bão Yagi đã để lại những thiệt hại nặng nề...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Điểm sáng trong các phong trào thi đua yêu nước của thành...

Trong những năm qua, phong trào thi đua cựu chiến binh (CCB) gương mẫu luôn được cấp ủy, chính quyền, Hội CCB thành phố Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến được các cấp biểu...

Cùng chuyên mục

9,3 triệu người nhận tin nhắn phòng, chống siêu bão Yagi qua Zalo

Ngày 5/9, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai đã gửi tin nhắn hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển. Thông báo hướng dẫn neo đậu thuyền tránh bão được gửi qua Zalo Mini App.Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã đạt mức siêu bão khi hoạt động trên...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Xây dựng văn hóa Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển...

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp cụ thể nhằm hướng tới “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ...

Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở 25 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3

NDO – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu của bão số 3 ở miền bắc thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn. Ngày 10/9, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 4206/BLĐTBXH-CBTXH về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra...

Zalo bật tính năng SOS hỗ trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão

Với hàng loạt tính năng mới được cập nhật trong giai đoạn siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn lực cứu trợ khẩn cấp trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Trong ngày 7/9/2024, cơn bão số 3 Yagi đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Siêu bão Yagi đã để lại những thiệt hại nặng nề...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Điểm sáng trong các phong trào thi đua yêu nước của thành...

Trong những năm qua, phong trào thi đua cựu chiến binh (CCB) gương mẫu luôn được cấp ủy, chính quyền, Hội CCB thành phố Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến được các cấp biểu...

Báo cáo nhanh tình hình thị trường hàng hóa chuẩn bị phòng, chống Bão số 3 cập nhật đến chiều ngày …

Tình hình thị trường Hà Nội: Về nguồn cung: Sáng ngày 07/9/2024  các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn vẫn mở cửa phục vụ người dân. Lượng hàng hóa hàng thiết yếu (nhất là các mặt hàng tươi sống, rau củ quả…) tại các điểm bán đã được bổ sung đầy đủ, nguồn cung ứng dồi dào. Để đối phó với cơn bão số 3, các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn đã làm việc với các...

Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân

Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dânMất điện do mưa lũ, tại một số trạm y tế ở Yên Bái, các cán bộ y tế đã sử dụng đèn pin, đèn dầu phục phụ công tác chuyên môn.   Chiều 9/9, Đoàn Công tác của Cục Quản lý khám, chữa bệnh do TS.Dương Huy Lương, Phó Cục trưởng làm Trưởng đoàn đã vào kiểm tra và thăm công tác phòng, chống bão...

Người dùng di động nhiều tỉnh, thành phố bị mất liên lạc do bão Yagi

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tại thời điểm ngày 8/9, một số khu vực trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ vẫn bị gián đoạn thông tin liên lạc do mất điện lưới.  Trong số các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Báo Nam Định xin giới thiệu toàn văn Thư thăm hỏi. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3. (Ảnh: Đăng Khoa) Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước! Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão...

Ngành Ngân hàng hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả bão số 3

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước (Ảnh: Đ.K)   Văn bản nêu rõ, từ ngày 6/9/2024 đến nay, cơn bão số 3 (YAGI) làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là các TCTD)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất