Powered by Techcity

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững


Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững.





Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực).
Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực).

Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư

Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 428.621 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 17,84%/năm. Đặc biệt, năm 2024, ước tính tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 73.650 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Đáng chú ý, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước đã tăng mạnh mẽ, từ 27,43% năm 1997 lên 74,79% năm 2023 và dự kiến vượt 97,7% vào năm 2024. Những con số này không chỉ phản ánh khả năng huy động hiệu quả các nguồn lực mà còn thể hiện sức hấp dẫn ngày càng lớn của Nam Định đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là kết quả của nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, với sự tham gia ngày càng tích cực của các tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân vào các lĩnh vực kinh tế then chốt. Những dự án lớn trong công nghiệp, hạ tầng đô thị và dịch vụ đã minh chứng cho vai trò tiên phong của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. 

Song song với sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước, Nam Định cũng đạt được những bước tiến dài trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến nay, tỉnh đã thu hút được 164 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 4,2 tỷ USD; các dự án FDI tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất hiện đại, không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giải pháp huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Thành công của Nam Định trong huy động nguồn vốn phát triển toàn xã hội là kết quả từ việc triển khai các giải pháp mang tính chiến lược và đồng bộ. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư công trong bối cảnh ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế đầu tư các khu đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn nhằm huy động hiệu quả hơn nguồn lực từ quỹ đất. Đây là giải pháp mang tính đột phá trong công tác huy động nguồn lực, vừa góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa ở khu vực nông thôn vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân khi quá trình đưa doanh nghiệp về khu vực nông thôn đã tạo ra nguồn thu nhập tích lũy cho một bộ phận người lao động; đồng thời cũng giải quyết được bài toán khó về nguồn vốn đầu tư phát triển trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đang triển khai được trên 230 dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn. Tỉnh khai thác hiệu quả nguồn lực từ đấu giá đất tại các khu đô thị và khu dân cư tập trung, thu hơn 2.600 tỷ đồng/năm, phân cấp cho các huyện, thành phố để tái đầu tư vào hạ tầng và xây dựng nông thôn mới.

Để nâng cao hiệu quả công tác thu hút vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, chính quyền tỉnh đã tập trung chỉ đạo cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đầu tư và triển khai chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư lớn. Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 9/6/2016 của Tỉnh ủy (giai đoạn 2016-2020); Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Tỉnh ủy (giai đoạn 2021-2025) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư. Theo đó, các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh, trực tiếp là các đồng chí lãnh đạo tỉnh, luôn chủ động hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh. Tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trụ sở mới của Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Đặc biệt, Nam Định chủ động thúc đẩy thu hút đầu tư theo Quy hoạch chiến lược và rõ ràng; trong đó đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển. Tỉnh cũng tích cực thúc đẩy để sớm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ quy mô 13.950ha và sẽ mở rộng thêm 35 nghìn ha sau năm 2030 theo hướng trở thành khu vực tạo động lực thúc đẩy, mang tính đột phá của tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng với mô hình khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, gồm: Khu đô thị, khu công nghiệp, khu cảng, khu dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch; đồng thời chuyển đổi sinh kế người dân ở bãi ngang, bãi bồi sang đánh bắt, nuôi biển kết hợp hình thành các trung tâm điện gió ngoài khơi. Từ đó sẽ tạo “cú huých” phát triển kinh tế – xã hội nhờ sự kiến tạo, mở rộng không gian mới về phía biển với nhiều dư địa cho đầu tư. Trong thu hút đầu tư, tỉnh đặc biệt ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, phát triển xanh, bền vững, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách của tỉnh góp phần tăng nhanh quy mô kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Hiện, tỉnh đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư tại địa bàn các dự án trọng điểm như nhà máy sản xuất máy tính công nghệ cao của Tập đoàn Quanta hay Tổ hợp 3 dự án thép xanh của Tập đoàn Xuân Thiện đã đặt nền móng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.

Tỉnh còn chú trọng hoàn thiện hạ tầng, trong đó đẩy mạnh đầu tư vào các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, như: Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình (giai đoạn I); tỉnh lộ 487B, 488C; Cụm công trình kênh Nghĩa Hưng (Đáy – Ninh Cơ); cầu Bến Mới. Đang triển khai thực hiện một số dự án, công trình lớn, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, khi hoàn thành sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh như: Giai đoạn II dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình; Tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – Đường bộ ven biển (với chiều dài toàn tuyến 33km, có 8 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách tỉnh, dự kiến hoàn thành tháng 8/2025); xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định và Ninh Bình (thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng). Triển khai công tác chuẩn bị giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định); thủ tục chuẩn bị đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam – Nam Định (CT.11), giai đoạn 1 từ thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến thành phố Nam Định; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thủ tục khởi công xây dựng cầu Ninh Cường.

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh huy động vốn từ doanh nghiệp và các nguồn lực xã hội để đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, và phát triển các khu, cụm công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững.

Triển vọng tích cực

Với mức tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội 18%, tỉnh đang có thêm động lực mạnh mẽ để đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP cao trong năm 2024, với mức dự kiến 10,35% (cao nhất từ trước đến nay và cao hơn so với trung bình cả nước). Dòng vốn đầu tư đổ vào các dự án lớn đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giúp tỉnh tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 lên 14 nghìn tỷ đồng, cao hơn 34% so với năm trước. Không chỉ vậy, các dự án trọng điểm còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững, tăng cường xuất khẩu, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.

Nam Định không chỉ dừng lại ở những thành tựu hiện tại mà còn đang hướng tới mục tiêu trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, tỉnh tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để thu hút các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư các dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút hiệu quả nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước vào các dự án phát triển trọng điểm và mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư theo hướng phát triển bền vững, hiện đại hóa toàn diện.

Bài và ảnh: Thanh Thúy





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202411/huy-dong-hieu-qua-nguon-von-dau-tu-toan-xa-hoi-dong-luc-phat-trien-ben-vung-7742c93/

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách ấn tượng nhất trong lịch sử. Tiền đạo sinh năm 1997 đã biến những đợi chờ của người hâm mộ, của đội tuyển và của chính anh trong nhiều tuần qua trở thành nguồn xung lực để tỏa sáng...

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe Kyaw đi theo Nguyễn Xuân Son từ vòng cấm tới gần giữa sân. Cầu thủ của Myanmar liên tục hướng về phía tiền đạo Việt Nam và khiêu khích: “Anh không phải người Việt Nam”. Đáp lại, Nguyễn Xuân Son điềm tĩnh và mỉm cười: “Tôi yêu đất nước này. Gia đình tôi sống ở đây và...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Cùng chuyên mục

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam

Ngày 17/12, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam do Ngài Iain Frew, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ai-len làm Trưởng đoàn đến thăm và trao đổi các cơ hội hợp tác với tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trần Lê...

Phân loại chất thải sinh hoạt Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý từ ngày 31/12/2024, được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể. Bằng việc sớm chủ động quản lý CTR, Nam Định đang là một...

Vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn

Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nông dân (HND) tỉnh về “Vận động nông dân sản xuất an toàn và liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019-2023 và những năm tiếp theo”, các cấp HND trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn để phát triển bền vững, nâng cao giá trị hàng hóa. Sản phẩm OCOP cá nhệch kho niêu...

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản: Hướng đi bền vững của nông nghiệp

Từ nhận thức về vai trò quan trọng của chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông, thủy sản trong phát triển kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân phát triển liên kết chuỗi. Đến...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), từ lâu đã giữ vai trò là một vùng kinh tế động lực, có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, sau 10 năm thực hiện...

Nhiều sai phạm trong kinh doanh kính mắt: Lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng

Trước nhu cầu ngày càng tăng của người dân về các sản phẩm kính mắt, thị trường kính thuốc và kính thời trang tại Nam Định đang phát triển sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh các cửa hàng uy tín, không ít cơ sở kinh doanh vẫn công khai bày bán hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật. Lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất