Powered by Techcity

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa


Di tích lịch sử – văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) phối hợp các sở, ngành hữu quan và các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động: nghiên cứu, kiểm kê, quản lý, bảo vệ hệ thống di tích, danh thắng trên địa bàn; tăng cường đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội tu bổ di tích; thực hiện số hóa di sản, di tích; phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của cộng đồng trong tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của quê hương Nam Định.





Công trình kiến trúc Đài Quan Âm thuộc khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh).
Công trình kiến trúc Đài Quan Âm thuộc khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh).

Hàng năm, Sở VH, TT và DL đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận xã hội trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tính nguyên trạng, chân thực của di tích khi trùng tu, tôn tạo; sử dụng nguồn kinh phí do các cá nhân, tập thể đóng góp để tôn tạo, trùng tu di tích bảo đảm đúng mục đích, đầy đủ, kịp thời, hài hòa giữa ý nguyện của người dân và quy định pháp luật. Năm 2024, Sở VH, TT và DL đã xây dựng hồ sơ trình Bộ VH, TT và DL ban hành quyết định đưa “Phở Nam Định” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian; đẩy mạnh công tác kiểm kê, khảo sát, nghiên cứu, hoàn thiện xây dựng 3 hồ sơ công nhận: 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tục xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông gia đình” đêm Giao thừa ở làng Gạo, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi (Vụ Bản), 2 Bảo vật quốc gia đối với cụm bia đá Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng và bia đá thờ Lý Chùa Viên Quang, xã Xuân Ninh (Xuân Trường). Sở cũng triển khai thực hiện tốt công tác xếp hạng, bổ sung danh mục và tu bổ, tôn tạo di tích; trọng tâm là 2 hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với di tích Chùa Cổ Lễ (Trực Ninh) và Đền Xám (Nam Trực), 4 hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia, 16 hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đã có 7 di tích được UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Cũng trong năm 2024, Sở VH, TT và DL hướng dẫn hoạt động chuyên môn đối với việc triển khai thực hiện Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia Đình – Chùa Ngô Xá, Chùa Nề, xã Tân Minh (Ý Yên). Dự án đang được khởi công với các hạng mục trùng tu tam bảo, nhà tổ, đại đình, tiền tế, gác chuông, nhà bia, nhà khách, tam quan, nghi môn và các công trình hạ tầng kỹ thuật, phụ trợ thuộc Đình – Chùa Ngô Xá; trùng tu tam bảo, nhà Mẫu, gác chuông, nhà bia, nhà khách và các công trình hạ tầng kỹ thuật, phụ trợ thuộc Chùa Nề. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 60 tỷ đồng từ ngân sách của Trung ương và của tỉnh.

Khu di tích – lịch sử văn hóa Đền Trần – Chùa Tháp và Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy là những công trình văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Việt. Dự án đầu tư xây dựng “Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử – văn hoá thời Trần tại Nam Định” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nguồn vốn đầu tư thực hiện hơn 734 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Được khởi công xây dựng từ năm 2019 đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành những hạng mục công trình quan trọng. Tổng diện tích xây dựng 92,5ha quy mô bao phủ tại các di tích: Đền Trần, Chùa Tháp, Đền Bảo Lộc, Đền Lựu Phố (thành phố Nam Định), chia làm 3 phân khu: khu công viên văn hoá Trần, khu trung tâm lễ hội, khu đệm. Đối với Quần thể di tích lịch sử – văn hoá Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản), UBND tỉnh đã lập Quy hoạch phân khu tại hơn 20 di tích đình, đền, chùa, phủ, lăng trong quần thể di tích và những vùng phụ cận với kinh phí thực hiện tu bổ trên 80 tỷ đồng. Mục tiêu của các dự án nhằm xây dựng khu trung tâm lễ hội Trần và trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên cơ sở hoàn chỉnh, đồng bộ cảnh quan và hoàn thiện cơ sở vật chất, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các di tích trong bối cảnh xã hội mới; hình thành những điểm đến du lịch văn hóa – tâm linh đặc sắc cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa Trần và tín ngưỡng thờ Mẫu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng trong các dịp lễ hội truyền thống lớn tại Nam Định như: Lễ hội Khai ấn Đền Trần (tháng Giêng), Lễ hội Trần (tháng 8 âm lịch), Lễ hội Phủ Dầy (tháng 3 âm lịch).

Thời gian qua, các huyện: Hải Hậu, Xuân Trường, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên… đã làm tốt công tác xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích đã được Nhà nước xếp hạng, kể cả các di tích trong danh mục kiểm kê. Trong đó phải kể đến Dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp), xã Yên Đồng (Ý Yên) do bà Trịnh Thúy Nga, Thủ nhang Phủ Quảng Cung làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 47 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Các hạng mục trùng tu gồm: nghi môn, phủ Mẫu, nhà thờ Trần triều, lầu Cô, lầu Cậu, miếu cô Chín và các công trình phụ trợ: nhà soạn lễ, nhà khách, nhà bếp, nhà vệ sinh, lầu hóa vàng, cổng phụ, hàng rào, sân, vườn và hạ tầng kỹ thuật. Ở huyện Trực Ninh, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện ban hành văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn kiện toàn Ban quản lý di tích, xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; trong đó chú trọng gìn giữ, bảo tồn cổ vật, di vật có giá trị tại di tích, phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống; đồng thời đề ra các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí để trùng tu, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng. Các xã, thị trấn: Cổ Lễ, Ninh Cường, Cát Thành, Trung Đông, Liêm Hải, Trực Nội, Trực Cường, Trực Tuấn… đã làm tốt công tác huy động nguồn lực tu bổ di tích. Tiêu biểu như Dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cổ Lễ với kinh phí gần 25 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá và nguồn xã hội hóa. Các hạng mục: tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, đền thánh, chùa chính, nhà khách, nhà tổ, công trình hành lang tả, hữu… được tu bổ, cải tạo kịp thời, giữ được nguyên trạng kiến trúc gốc.

Huyện Xuân Trường có 113 di tích trong danh mục kiểm kê; trong đó có 42 di tích đã được xếp hạng gồm: 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt – Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng, 8 di tích cấp quốc gia, 33 di tích cấp tỉnh. Từ năm 2023 đến nay, nhiều di tích tại huyện đã được trùng tu, đang trong quá trình tu bổ và chuẩn bị xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng; tiêu biểu như: Từ đường họ Vũ, xã Xuân Vinh kinh phí 4,7 tỷ đồng; Đền – Chùa Hoành Quán, xã Xuân Giang kinh phí 9,5 tỷ đồng; Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng kinh phí 4,6 tỷ đồng… Các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài sản vô giá của tiền nhân để lại, bồi đắp niềm tự hào và phát huy vai trò chủ thể của các tầng lớp nhân dân trong việc sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, gắn kết cộng đồng. Ở huyện Hải Hậu, năm 2024, các xã: Hải Tây, Hải Tân, Hải Minh, Hải Nam đã huy động các nguồn lực xã hội, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện chung tay góp công, góp sức tu sửa, nâng cấp các công trình: tam bảo Chùa Quế Phương với kinh phí gần 10 tỷ đồng; Đền – Chùa Hải Tĩnh kinh phí hơn 7 tỷ đồng; gác chuông và một số hạng mục kiến trúc đá, gỗ, văn bia Chùa Phúc Hải kinh phí gần 1 tỷ đồng; tam bảo, nhà tổ, phủ Mẫu tại Chùa Hà Lạn kinh phí khoảng 3 tỷ đồng. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo, chính quyền các địa phương, Ban quản lý các di tích đã tuyên truyền, quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng, nghệ thuật kiến trúc di tích, thân thế sự nghiệp của các nhân vật thờ tự. Nâng cao công tác bảo vệ, phòng chống xâm hại di tích, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ di tích đảm bảo thường xuyên, liên tục; kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những biểu hiện sai phạm, hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng và khai thác giá trị di tích.

Việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích đã phát huy được giá trị di sản văn hóa, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương tới tham quan, chiêm bái, cầu phúc, cầu an, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của người dân và thúc đẩy phát triển du lịch Nam Định.

Bài và ảnh: Khánh Dũng

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202412/huy-dong-cac-nguon-luc-trung-tu-ton-tao-di-tich-lich-su-van-hoa-16b3069/

Cùng chủ đề

Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy: Vượt thách thức, khẳng định vị thế với thành tích vượt bậc

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy khi đạt được những thành tựu đáng tự hào trong công tác thu ngân sách Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.  Đội thuế liên xã khu vực Xuân Trường hướng dẫn hộ kinh doanh sử dụng ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động. Thành tựu nổi bật Dù địa...

Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Những năm qua, Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, đô thị hóa, và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Nam Định...

Thôn, xóm thông minh – hạt nhân “nông thôn số”

Năm 2024, Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của cả nước trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Một trong những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số xây dựng các thôn, xóm thông minh, tạo ra những “ngôi làng số” kết nối cộng đồng và thúc đẩy kinh tế số. Bảng thông tin điện tử công cộng đặt ở trung tâm xã Trực Khang (Trực...

Quyết tâm bảo đảm đủ nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2025

Những ngày này, các địa phương trong tỉnh đang tập trung lấy nước, đổ ải làm đất gieo cấy lúa xuân năm 2025, vì vậy các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) tích cực chủ động triển khai nhập nước vào hệ thống sông, kênh mương, cánh đồng trong vùng phục vụ. Công tác bơm, tưới đang được ngành Nông nghiệp và các địa phương quyết tâm thực hiện các giải pháp để lấy...

Sức xuân ở vùng ngã ba sông

Tại nơi hai dòng sông Đào và sông Đáy gặp nhau đã bồi tụ, ngưng đọng trên vùng đất phù sa màu mỡ ngã ba sông giữa các xã Yên Nhân (Ý Yên) và Đồng Thịnh (Nghĩa Hưng), thủy sản dồi dào. Với truyền thống cần cù, chịu khó và năng động của người dân các xã nơi đây đã nỗ lực lao động, sản xuất, phát huy mọi lợi thế thiên nhiên ban tặng để dựng xây cuộc sống mới ngày càng ấm no,...

Cùng tác giả

Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy: Vượt thách thức, khẳng định vị thế với thành tích vượt bậc

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy khi đạt được những thành tựu đáng tự hào trong công tác thu ngân sách Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.  Đội thuế liên xã khu vực Xuân Trường hướng dẫn hộ kinh doanh sử dụng ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động. Thành tựu nổi bật Dù địa...

Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Những năm qua, Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, đô thị hóa, và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Nam Định...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Thôn, xóm thông minh – hạt nhân “nông thôn số”

Năm 2024, Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của cả nước trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Một trong những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số xây dựng các thôn, xóm thông minh, tạo ra những “ngôi làng số” kết nối cộng đồng và thúc đẩy kinh tế số. Bảng thông tin điện tử công cộng đặt ở trung tâm xã Trực Khang (Trực...

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024 – 2025: Thành thủ khoa nhờ những ‘giấc mơ trưa’

Lê Nguyễn Thùy Dương (trái) bên cô Nguyễn Thị Ái Vân, tổ trưởng tổ Ngữ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Ảnh: NVCC Thùy Dương cũng là học sinh duy nhất của Nam Bộ đạt thành tích thủ khoa cả nước trong kỳ thi này. Biết tin mình đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và lại đứng ở vị trí thủ khoa của cả nước, Lê Nguyễn Thùy Dương cảm thấy niềm vui như...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Nam Định

Tín ngưỡng thờ các vị thần sông nước (thủy thần) từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian của người Việt. Tại Nam Định, các vị thủy thần như Nam Hải Đại Vương, Đông Hải Đại Vương, Linh Lang Đại Vương… được thờ phụng tại nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Ngoài giá trị tâm linh, những di tích còn là kho tàng kiến trúc và nghệ thuật, gắn liền với...

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”, “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC DSVHPVT TỈNH NAM ĐỊNH LẦN...

Stt Họ và tên Địa chỉ Tên Di sản Loại hình Ghi chú I Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” 1 Trần Thị Huệ Thủ nhang Phủ Tiên Hương (thuộc Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy);xóm 1, thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt Tập quán xã hội và tín ngưỡng   II Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” 1 Lê Thị Hà Thủ nhang điện thờ Phật Thánh Tiên; tổ dân...

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh chú trọng. Chất lượng các chương trình văn hóa, văn nghệ ngày càng được nâng cao, đổi mới cả về nội dung và hình thức. Qua đó, góp phần đưa sân khấu nghệ thuật không chỉ là sản phẩm tinh thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng mà...

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực văn hóa

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tất cả các cấp, các ngành của tỉnh. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh từ đầu năm 2024 đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác CCHC toàn diện ở cả 7 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); CCHC...

Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh – Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như nhân đúng dịp 101 năm ngày sinh nhà thơ (1923-2024). Sinh thời, nhà báo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa V, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật từng phát biểu rằng “Tập thơ của Hải Như về Hồ Chủ tịch...

Đẩy mạnh triển khai chiến lược Văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng, là động lực để phát triển bền vững đất nước. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại và ngoại giao trên các lĩnh vực nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Nam Định với những nét văn hóa đặc sắc của địa phương;...

Khởi sắc Nhiếp ảnh Nam Định 

Những năm gần đây, phong trào nhiếp ảnh tại Nam Định đã có những bước phát triển đáng kể, từ số lượng người tham gia đến chất lượng các tác phẩm tại các cuộc thi khu vực và quốc tế. Qua lăng kính nhiếp ảnh, các tác phẩm đã phản ánh sinh động nét đẹp văn hóa truyền thống, khắc họa chân thực nhịp sống của đất và người Nam Định trên hành trình hội nhập và phát triển. Hoạt...

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Di sản văn hóa phi vật thể: Những giá trị cần bảo vệ

Với bề dày truyền thống văn hóa, Nam Định là nơi hội tụ và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; 12 di sản...

Hội họa Nam Định trên đường hội nhập và phát triển

Với tình yêu nghề, hăng say lao động nghệ thuật, các thế hệ họa sĩ Nam Định đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm hội họa phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài. Bên cạnh những họa sĩ gạo cội, nhiều kinh nghiệm, nhiều nghệ sĩ tạo hình trẻ đã tạo được phong cách riêng với bút pháp tự tin, góc nhìn mới mẻ, sự biểu đạt mạnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất