Powered by Techcity

Hội Nông dân Nghĩa Hưng hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Nghĩa Hưng đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.





Mô hình nuôi cá chạch sụn, tôm càng xanh của ông Trần Văn Đoàn, hội viên xã Nghĩa Bình được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá chạch sụn, tôm càng xanh của ông Trần Văn Đoàn, hội viên xã Nghĩa Bình được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các cấp HND trong huyện thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Hàng năm, HND huyện chỉ đạo các cơ sở phát động trên 26 nghìn hộ nông dân đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, bình xét cuối năm có trên 13 nghìn hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi theo tiêu chí mới. Các câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở các xã: Nghĩa Bình, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân và thị trấn Rạng Đông duy trì hoạt động thường xuyên, gắn kết các thành viên tham gia phát triển kinh tế. Nhờ đó, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều điển hình hội viên năng động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và hỗ trợ các hộ khác cùng phát triển. Điển hình như ông Đoàn Văn Tiên, xã Nghĩa Hải phát triển mô hình chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, tổ chức tập huấn kỹ thuật, sử dụng thức ăn trong chăn nuôi, hỗ trợ gà giống cho hội viên hàng năm. Ông Trần Xuân Quyền, xã Nghĩa Hùng; ông Trần Văn Cấp, xã Hoàng Nam sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu. Ông Hoàng Văn Minh, thị trấn Rạng Đông nuôi tôm, sản xuất giống cá bống bớp, trồng cây đinh lăng. Ông Nguyễn Văn Thỉnh, thị trấn Quỹ Nhất nuôi cá chạch đồng kết hợp chế biến “Cá chạch kho niêu” được công nhận là sản phẩm OCOP, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-15 lao động. Ông Vũ Văn Chức, xã Phúc Thắng, chủ cơ sở nuôi ngao sạch, tạo công ăn việc làm cho 10-20 người có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Văn Sơn, thị trấn Rạng Đông chuyên sản xuất giống và nuôi cá bống bớp kết hợp tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho 18 lao động có thu nhập 5,5 triệu đồng/người/tháng. Hội viên các chi hội ở thị trấn Liễu Đề, Nghĩa Lạc trồng hoa cây cảnh, cho thu nhập 300-350 triệu đồng/hộ/năm. Hội viên Tổ hợp tác chế biến thủy hải sản ở Nghĩa Hải tạo việc làm cho 10-15 lao động, thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra còn nhiều mô hình điển hình ở các xã, thị trấn đã tạo việc làm cho các hội viên và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.





Hội viên nông dân xã Nghĩa Minh phát triển kinh tế bằng mô hình trồng dưa chuột bao tử phục vụ xuất khẩu.
Hội viên nông dân xã Nghĩa Minh phát triển kinh tế bằng mô hình trồng dưa chuột bao tử phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các cấp HND trong huyện luôn chú trọng các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Quỹ Hỗ trợ nông dân được quan tâm xây dựng, tăng trưởng. Tổng nguồn Quỹ của huyện và cơ sở đến nay trên 2,1 tỷ đồng cho 62 hộ vay. HND huyện còn thực hiện 4 dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương và tỉnh với số tiền 2,4 tỷ đồng cho 46 thành viên của 4 tổ hợp tác vay vốn phát triển mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu là dự án “Nuôi cá bống bớp” tại thị trấn Rạng Đông đem lại lợi nhuận sau dự án cho 14 hộ, bình quân 150 triệu đồng/hộ; dự án “Trồng đào, quất cảnh” tại thị trấn Liễu Đề đem lại lợi nhuận cho 12 hộ, bình quân 290 triệu đồng/hộ. HND huyện cũng đã chỉ đạo HND các xã, thị trấn đẩy mạnh thực hiện tốt chương trình phối hợp với các ngân hàng. Đến nay, dư nợ vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên 2.019 tỷ đồng cho 6.631 hộ vay; dư nợ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội trên 125 tỷ đồng cho 2.559 hộ vay; vốn 120 của Trung ương Hội dư nợ 675 triệu đồng cho 10 hộ vay; dư nợ các ngân hàng thương mại 8 tỷ đồng cho 60 hộ vay. 5 năm qua, HND huyện và cơ sở còn chủ động phối hợp với các trường và trung tâm tổ chức 66 lớp dạy nghề cho 2.291 lao động gồm các lớp đan cói, may công nghiệp, trồng cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản, điển hình ở các xã Nghĩa Hải, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái, Nghĩa Phong, Phúc Thắng, Nghĩa Thành, Nghĩa Hùng, Hoàng Nam, Nghĩa Lạc, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thịnh, thị trấn Liễu Đề và Rạng Đông. Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp, ban nông nghiệp xã tổ chức 380 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 49.612 lượt  hội viên. Xây dựng mô hình sử dụng phân bón Lâm Thao NPK hàm lượng cao tại xã Nghĩa Bình. Thực hiện dự án “Xây dựng mô hình liên kết chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thuỷ, hải sản vùng ven biển tỉnh Nam Định” do HND tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cho hội viên thị trấn Rạng Đông về mô hình nuôi cá bống bớp. HND các xã, thị trấn cũng đã phối hợp với HTX nông nghiệp, ban nông nghiệp hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của địa phương và đã có 13 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, như: Gạo nếp thơm Giáo Lạc, xã Nghĩa Tân; Cá chạch kho, thị trấn Quỹ Nhất; Nấm bào ngư Gia Bình, xã Nghĩa Phong; Mắm tôm Văn Quang, xã Nghĩa Hải; Nước mắm Lạch Giang, xã Phúc Thắng…, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao là Gạo nếp Bắc Nghĩa Bình. Để hỗ trợ nông dân trong quảng bá, tiêu thụ nông sản, HND huyện phối hợp với Bưu điện huyện triển khai “Thỏa thuận hợp tác về việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025”. Các xã, thị trấn đã lựa chọn sản phẩm của đơn vị để đưa lên sàn giao dịch điện tử Postmart. Ngoài ra, các cấp HND trong huyện còn hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Trong 5 năm qua đã thành lập được 23 tổ hợp tác với 375 thành viên, 4 chi HND nghề nghiệp với 71 thành viên, 8 tổ hội nông dân nghề nghiệp với 71 thành viên, gắn kết nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Các hoạt động tương trợ, giúp nhau giảm nghèo bền vững được các cấp Hội quan tâm, phát động cán bộ, hội viên tham gia. Hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, cán bộ, hội viên trong huyện đã quyên góp 162 triệu đồng, 600 ngày công, vật tư, cây, con giống trị giá gần 100 triệu đồng giúp đỡ cho 101 hội viên nghèo. Trong 5 năm qua, cán bộ, hội viên toàn huyện còn ủng hộ Quỹ “Mái ấm nông dân” 284 triệu đồng, hỗ trợ nâng cấp 6 nhà ở cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Liễu Đề, các xã Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Hùng, Hoàng Nam, Nghĩa Hải; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng xây mới nhà ở cho 2 hội viên ở xã Nghĩa Lạc, thị trấn Quỹ Nhất. Dịp Tết Nguyên đán, HND huyện và cơ sở tổ chức tặng 953 suất quà trị giá 328,5 triệu đồng cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn.

Từ hoạt động thiết thực hỗ trợ của các cấp HND đã khuyến khích nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, năng động sáng tạo, khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững; đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường, mở mang ngành nghề, đưa kinh tế nông thôn phát triển toàn diện. Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt trên 135 triệu đồng/năm. Tổng diện tích trồng lúa hàng năm trên 20 nghìn ha, sản lượng lương thực đạt trên 131 nghìn tấn. Toàn huyện có 65 mô hình cánh đồng lớn với diện tích 3.810ha. Chăn nuôi duy trì, phát triển theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa quy mô trang trại với tổng số 41 trang trại. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện 1.845ha, sản lượng thuỷ sản đạt 33.540 tấn. Các hoạt động tương trợ, giúp nhau giảm nghèo bền vững của cán bộ, hội viên nông dân đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện còn 0,53%./.

Bài và ảnh: Lam Hồng

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Cùng tác giả

Tân binh tuyển Việt Nam có thể khiến nhà vô địch V.League lỡ AFF Cup 2024

Trong các trận đấu gần đây của đội tuyển Việt Nam, Doãn Ngọc Tân nhận được sự quan tâm từ ban huấn luyện. Ngọc Tân thậm chí chưa từng có mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ. Khi đã 30 tuổi, anh được triệu tập thẳng lên đội tuyển quốc gia Việt Nam. Thể hiện phong độ tốt trong màu áo Đông Á Thanh Hóa nhưng cầu thủ chỉ cao 1m69 cần thêm thời gian thích nghi với...

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Cùng chuyên mục

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật dịp cuối năm

Thời điểm này, người chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu thị trường những tháng cuối năm. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng con nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN và PTNT) cùng với các huyện, thành phố đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và...

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Gia tăng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau màu theo công nghệ Nhật Bản...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất