Powered by Techcity

Hội họa Nam Định trên đường hội nhập và phát triển


Với tình yêu nghề, hăng say lao động nghệ thuật, các thế hệ họa sĩ Nam Định đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm hội họa phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài. Bên cạnh những họa sĩ gạo cội, nhiều kinh nghiệm, nhiều nghệ sĩ tạo hình trẻ đã tạo được phong cách riêng với bút pháp tự tin, góc nhìn mới mẻ, sự biểu đạt mạnh mẽ, nguyên sơ và gồ ghề trên nhiều loại chất liệu; qua đó truyền đạt sâu sắc ý tưởng, thông điệp, thể hiện chân thực vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên, mảnh đất và con người quê hương Nam Định.





Tác phẩm hội họa Trước giờ huấn luyện (sơn dầu) của họa sĩ Vũ Xuân Dương tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài “Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng” năm 2024 tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam.
Tác phẩm hội họa “Trước giờ huấn luyện” (sơn dầu) của họa sĩ Vũ Xuân Dương tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài “Lực lượng vũ trang – chiến tranh cách mạng” năm 2024 tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam.

 

Đồng hành cùng sự phát triển quê hương, đất nước

 

Nhắc đến mỹ thuật Nam Định, văn nghệ sĩ quê hương luôn tự hào với tên tuổi các họa sĩ thế hệ đi trước như: Trần Trung Kỳ, Bùi Ngọc Tư, Phạm Quyền, Dương Đức Điện, Phan Thăng, Lê Đức Biết, Lê Minh Châu, Nguyễn Ngọc Châu;… Tiếp đó là các lớp họa sĩ thế hệ sau như: Nguyễn Công Hiệp, Vũ Xuân Dương, Trần Văn Thăng, Bùi Anh Tuấn, Đặng Khắc Thiềm, Doãn Ngọc Báu, Vũ Tuấn Việt, Phạm Quang Vinh, Trần Hậu, Đỗ Văn Tiệp, Nguyễn Quang Nhương, Trần Đình Tuyển… cùng số ít các nữ họa sĩ nhiệt huyết như: Vũ Thị Hường, Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Thủy; nhà điêu khắc tài hoa Nguyễn Văn Đức hay các họa sĩ tích cực trong sáng tác logo, tranh cổ động: Lương Văn Phương, Lê Anh. Từ thời chiến đến thời bình, các họa sĩ Nam Định đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật. Họa sĩ Vũ Xuân Dương, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Nam Định, Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật (VHNT) tỉnh là người sáng tác nhiều tranh sơn dầu, bột màu về đề tài lễ hội và mùa xuân, tiêu biểu như: “Lễ hội Phủ Dầy”, “Lễ hội Đền Trần”, “Lễ hội Chùa Cổ Lễ”, “Hội chợ Viềng”, “Mơ xuân”, “Sang xuân”… Họa sĩ Nguyễn Ngọc Châu có nhiều sáng tác về mùa xuân với không khí lao động sản xuất, quê hương trên đường đổi mới như: “Máy tuốt lúa”, “Mùa xuân trong phân xưởng nhuộm”, đề tài “Du ca” (acrylic). Chủ đề mùa xuân cũng là mạch nguồn cảm xúc vô tận trong ý tưởng tạo hình của các họa sĩ khác như: họa sĩ Dương Đức Điện có tác phẩm “Lễ hội Đức Thánh Trần”; họa sĩ Trần Văn Thăng có tác phẩm “Cảm xúc mùa xuân”; một loạt những sáng tác tranh: “Hội Đền Trần”, “Lễ hội Phủ Dầy”, “Lễ rước nước”, “Hội làng” “Điệu chầu văn”, “Đắp đê”… của họa sĩ Trần Văn Trọng. Hay các tác phẩm: “Xuân mới”, “Xuân bên người” của họa sĩ Đặng Khắc Thiềm; “Tháng Tám hội Cha”, “Tháng Ba hội Mẹ” của họa sĩ Đặng Văn Nam; “Lễ hội Chùa Cổ Lễ”, “Lễ hội Đền Trần” của họa sĩ Vũ Thị Hường; loạt tranh chủ đề “Dịch chuyển” và tác phẩm “Hoa đào”, “Hoa lan trắng” của họa sĩ Vũ Tuấn Việt…

Họa sĩ Phạm Quyền (85 tuổi) là người có nhiều thập niên uy tín về vẽ phóng lớn các loại tem cho Bưu điện tỉnh và bưu điện các huyện, thành phố. Ông là người trong số ít các họa sĩ Nam Định thành lập các “lò” luyện thi mỹ thuật, từ đó nhiều sinh viên do ông chỉ bảo, định hướng đã thành danh tại các trường văn hóa, nghệ thuật quốc gia. Những sáng tác tranh của họa sĩ Phạm Quyền thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như: tranh lụa, sơn dầu, bột màu, tổng hợp. Hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, ông đã sáng tác hàng trăm bức tranh tham dự và đoạt giải tại các cuộc triển lãm mỹ thuật của tỉnh, khu vực, toàn quốc và quốc tế. Tiêu biểu như các tác phẩm: “Mặt trận mới”, “Khai thác đá”, “Lò vôi”, “Lũ lụt miền Trung quặn lòng cả nước”, “Lãng quên”, “Bóng chùa giỗ đồng đội”, “Nắng sớm miền trung du”, “Tan ca”… Họa sĩ Trần Văn Thăng, Trưởng Bộ môn Mỹ thuật (Hội VHNT tỉnh) là “cây cọ” có nhiều kinh nghiệm sáng tác, được đào tạo cơ bản chuyên ngành hội họa tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Nam Định. Các sáng tác của anh đa dạng, phong phú nhiều đề tài từ: xây dựng nông thôn mới, cuộc sống lao động, sản xuất của người dân nông thôn đến nét đẹp văn hóa lễ hội truyền thống, di tích, danh thắng, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Nhiều tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Thăng đã tham dự các cuộc trưng bày, triển lãm mỹ thuật và đạt giải thưởng cao.

 

Đẩy mạnh phong trào sáng tác, quảng bá các tác phẩm mỹ thuật

 

Bộ môn Mỹ thuật hiện có hơn 40 hội viên, hoạt động chủ yếu trong 2 lĩnh vực: hội họa và điêu khắc; trong đó có 12 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Suốt quá trình hoạt động, Hội VHNT tỉnh luôn hướng tới việc kế thừa, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa đến với công chúng qua các tác phẩm, công trình sáng tạo VHNT. Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Nam Định và Bộ môn Mỹ thuật luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, khuyến khích hội viên phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật, tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc thi sáng tác mỹ thuật về các chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc…

Những năm gần đây, để tăng cường quảng bá các tác phẩm mỹ thuật có giá trị tới công chúng, Bộ môn Mỹ thuật phối hợp với Công ty KVH xuất bản cuốn “Vựng tập nghệ thuật thị giác Nam Định” (tập 1 và tập 2) ấn hành năm 2021, 2022 giới thiệu 230 tác phẩm của 38 họa sĩ Nam Định qua nhiều thời kỳ. Đây là dự án xã hội hóa do Chương trình “Hành trình nghệ thuật KVH Arts Journey” tài trợ thực hiện và sự hỗ trợ của cộng đồng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân yêu nghệ thuật trên toàn quốc. Ngay sau khi phát hành, cuốn “Vựng tập nghệ thuật thị giác Nam Định” được giới thiệu tới các nhà sưu tầm, phòng trưng bày, các tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục nghệ thuật, giới phê bình nghiên cứu mỹ thuật và đông đảo công chúng yêu hội họa nhằm giúp các tác giả, tác phẩm có cơ hội tiếp cận, lan tỏa rộng rãi, lâu dài hơn tới công chúng trong và ngoài nước. Đến năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), Bộ môn Mỹ thuật (Hội VHNT) tỉnh đã phối hợp với họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt, nhà sưu tập Lưu Danh Quang tổ chức Triển lãm “Non Côi Sông Vị” – triển lãm tranh đầu tiên, quy mô lớn của mỹ thuật Nam Định với 59 tác phẩm xuất sắc của 25 họa sĩ Nam Định. Các tác phẩm hội họa đặc sắc đã tái hiện toàn diện, sinh động, đa sắc màu vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người Việt Nam với nhiều phong cách, thể loại. Các tác phẩm được đầu tư công phu, phản ánh trung thực quá trình lao động nghệ thuật, bước đầu định hình quan điểm sáng tác của mỹ thuật Nam Định thời kỳ mới trên con đường hội nhập và phát triển với mỹ thuật cả nước.

Năm 2024, câu lạc bộ họa sĩ trẻ Nam Định đã tổ chức các chuyến đi trải nghiệm thực tế, tìm kiếm đề tài, lấy tư liệu để sáng tác tại các huyện: Giao Thủy, Nam Trực, Trực Ninh và tỉnh Thái Bình; tham dự Triển lãm Mỹ thuật “Nắng xuân” tại thành phố Hải Phòng. Tham gia Triển lãm Mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng lần thứ 29 tại thành phố Hải Phòng, mỹ thuật Nam Định có 17 tác phẩm tranh của 17 họa sĩ được chọn trưng bày tại triển lãm. Nhiều tác phẩm xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật Trung ương đánh giá cao; trong đó, tác phẩm “Mùa về trên dải miền Trung” (lụa) của họa sĩ Trần Văn Thăng đoạt giải Khuyến khích; tác phẩm “Sự chuyển đổi” (lụa) của họa sĩ Trần Hậu được chọn giới thiệu tham dự Giải thưởng VHNT do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức. Bộ môn Mỹ thuật đã tổ chức triển lãm tranh nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố Nam Định. Tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài “Lực lượng vũ trang – chiến tranh cách mạng” năm 2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, mỹ thuật Nam Định có 4 họa sĩ: Vũ Xuân Dương, Trần Văn Thăng, Lương Văn Phương, Nguyễn Thị Nga tham gia trưng bày tại triển lãm.

Các tác phẩm: “Trước giờ huấn luyện” (sơn dầu), “Khát vọng vươn cao” (acrylic), “Tổ quốc nhìn từ biển” (sơn mài), “Nắng thao trường” (sơn dầu) của các họa sĩ Nam Định góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.​ Tại Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp tổ chức tại Hà Nội, họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt đã xuất sắc đoạt giải ba với tác phẩm tranh sơn dầu “Hiện thực song song”. 

Để mỹ thuật Nam Định ngày càng phát triển, hội nhập, thời gian tới, Hội VHNT tỉnh tiếp tục phát huy khả năng sáng tạo, phát triển đội ngũ họa sĩ; tổ chức các chuyến đi thực tế, tham dự các trại sáng tác, tạo điều kiện cho hội viên sáng tác nhiều tác phẩm hội họa có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Tăng cường hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, kết nạp hội viên xây dựng Bộ môn Mỹ thuật ngày càng lớn mạnh. Tích cực tổ chức và tham dự các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác VHNT; tham gia các cuộc trưng bày, triển lãm mỹ thuật các tỉnh, thành phố, khu vực và toàn quốc. Thông qua đó để các họa sĩ có điều kiện quảng bá, giới thiệu tác phẩm đến công chúng. Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng sáng tác mỹ thuật giai đoạn mới cho hội viên và toàn xã hội, gìn giữ, phát huy các di sản mỹ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa mỹ thuật thế giới, góp phần phát triển nền mỹ thuật của quê hương Nam Định.

Bài và ảnh: Khánh Dũng





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202412/hoi-hoa-nam-dinh-tren-duong-hoi-nhap-va-phat-trien-8970760/

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Người khai phá niềm tin cho cầu thủ nhập tịch

BƯỚC NGOẶT  Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển VN trong trận gặp Myanmar ở lượt cuối vòng bảng AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (21.12) trên sân vận động Việt Trì. 5 năm sau ngày đặt chân đến VN để ký hợp đồng với CLB Nam Định, Xuân Son chuẩn bị chạm đến ước mơ anh từng theo đuổi trong suốt nhiều tháng: được cống hiến cho đội tuyển VN, hát Quốc ca VN...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ? Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27. Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định thí điểm chỉ dạy học 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến 6), học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Chính sách này áp dụng ngay từ học kỳ 2 này, với quy mô khác nhau, hoặc do các trường THCS, THPT chủ động sắp xếp. Phú Thọ thí điểm cho học sinh học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ 7. Ảnh: Hoan Nguyễn Cụ thể, toàn tỉnh có 14 trường THPT triển...

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Cùng chuyên mục

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Di sản văn hóa phi vật thể: Những giá trị cần bảo vệ

Với bề dày truyền thống văn hóa, Nam Định là nơi hội tụ và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; 12 di sản...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất