Powered by Techcity

Hiệu quả mô hình nuôi cá chạch sụn

Nhiều năm gần đây, cá chạch sụn được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh nuôi thả, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định. 





Hộ anh Trần Xuân Nguyễn, xã Trực Chính (Trực Ninh) thu hoạch cá chạch sụn.
Hộ anh Trần Xuân Nguyễn, xã Trực Chính (Trực Ninh) thu hoạch cá chạch sụn.

Trung tâm Giống thủy, hải sản tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có chức năng lưu giữ giống gốc, nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc, sản xuất, cung ứng giống hải sản có năng suất, chất lượng cao phục vụ nuôi trồng hải sản; góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển. Thời gian qua, Trung tâm đã đẩy mạnh việc sản xuất giống cá chạch sụn để cung cấp cho người dân có nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh. 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm đã sản xuất 50 triệu cá chạch bột, 200 vạn cá chạch hương, 10 tấn cá chạch thương phẩm. Đồng chí Vũ Thị Bích Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy, hải sản tỉnh cho biết: “Cá chạch sụn đang là đối tượng nuôi được người dân và thị trường quan tâm bởi giá thành không quá cao, cá dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc lại có chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá chạch sụn đang là một trong những đối tượng nước ngọt chủ lực được Trung tâm sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất”.

Xã Trực Chính (Trực Ninh) có hơn 70ha nuôi thủy sản, chủ yếu là các loại cá nước ngọt truyền thống. Năm 2022, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá chạch sụn cho hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã có 10 hộ nuôi cá chạch sụn với diện tích hơn 10ha. Gia đình anh Trần Xuân Nguyễn trước kia có hơn 1 mẫu nuôi cá nước ngọt truyền thống nhưng hiệu quả không cao. Năm 2022, qua các phương tiện thông tin đại chúng và được người quen giới thiệu, anh biết đến cá chạch sụn có thịt thơm ngon, xương mềm và thị trường tiêu thụ nội địa rất mạnh nên anh bàn bạc với gia đình đầu tư con nuôi mới này. Nghĩ là làm, anh tìm đến thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng) là địa phương có nhiều hộ nuôi cá chạch sụn thành công theo phương pháp nuôi công nghiệp trong ao để học hỏi kinh nghiệm. Qua việc tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nên ngay từ vụ nuôi đầu, anh Nguyễn đã gặt hái thành công. Mỗi năm, anh thu 2 vụ, mỗi vụ được trên 10 tấn với mức giá từ 60-70 nghìn đồng/kg. Anh Nguyễn chia sẻ: “Để nuôi cá chạch sụn thành công thì phải qua nhiều công đoạn, từ khâu thiết kế ao, lượng nước, chọn giống, chăm sóc cá chạch thương phẩm… Đầu tiên phải xử lý ao nuôi, rắc vôi bột dưới đáy ao và phơi khô từ 5-7 ngày. Đồng thời, xử lý bờ ao nuôi cá chạch kiên cố, tránh cá thất thoát ra bên ngoài. Sau khi khử khuẩn, kiên cố bờ ao, tôi mới tiến hành đưa nước vào ao đảm bảo không bị ô nhiễm, nước cấp vào ao sâu khoảng 1,2m và sử dụng các chế phẩm sinh học diệt khuẩn ao nuôi, cũng như nuôi cấy vi sinh… Sau 5 ngày mới thả cá hương (cá chạch), mật độ khoảng 130 con cá hương/m2”. Đồng chí Mai Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Trực Chính cho biết: “Đây là mô hình kinh tế thuỷ sản mới đạt hiệu quả cao cần được nhân rộng để nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập cho các hộ dân. Tuy nhiên, để thành công từ mô hình nuôi chạch sụn, các hộ dân cần có kế hoạch đầu tư phù hợp bởi đây là mô hình đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật nuôi chăm sóc đầy đủ, bài bản, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt theo phong trào, dẫn đến mất trắng, dễ lây lan dịch bệnh, gây mất an toàn vùng nuôi thuỷ sản của xã”.





Thương lái đến mua cá chạch sụn của người dân xã Trực Chính (Trực Ninh).
Thương lái đến mua cá chạch sụn của người dân xã Trực Chính (Trực Ninh).

Từ mô hình nuôi cá chạch sụn đặc sản, anh Nguyễn Hữu Bằng, xã Xuân Phú trở thành điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Xuân Trường. Năm 2018, anh Bằng cùng với 4 người anh em bàn nhau thuê diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đầu tư trang trại, làm ao nuôi cá chạch sụn. Khi mới nuôi cá chạch sụn, anh đi học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cá chạch sụn ở các hộ nuôi khác trên địa bàn tỉnh. Đến nay, anh Bằng đã có 7 ao nuôi cá chạch sụn với tổng diện tích gần 8ha. Mỗi năm thu 2 lứa cá chạch sụn thương phẩm, tổng sản lượng khoảng 35-40 tấn cá. Nhờ chất lượng ngon nên đầu ra của cá chạch sụn luôn đảm bảo ổn định do một công ty chuyên cung cấp thực phẩm sạch ở Hà Nội nhận thu mua. Ngoài ra, cứ 2 tháng một lần, trang trại của anh xuất một lứa cá giống khoảng 40 đến 50 vạn con.

Cùng với mô hình nuôi cá chạch sụn của người dân ở xã Trực Chính (Trực Ninh); Xuân Phú (Xuân Trường), nhiều nông dân ở huyện Ý Yên cũng có thu nhập cao từ mô hình này. Anh Tô Văn Mạnh ở thôn Lữ Đô, xã Yên Phương (Ý Yên) hiện đang sở hữu trang trại nuôi cá chạch sụn rộng gần 3ha, doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Qua quá trình nuôi, anh tìm tòi, sáng tạo ra chiếc máng ăn tự động, đồng thời chủ động được nguồn giống, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Anh Mạnh là một điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được các cấp Hội Nông dân tôn vinh, biểu dương trong giai đoạn 2015-2020.

Gia đình anh Nguyễn Văn Muôn ở xã Minh Thuận (Vụ Bản) có 11 ao, trong đó có hai ao nuôi cá chạch sụn giống, 7 ao nuôi cá chạch sụn thương phẩm và 2 ao chuyên để nước dự trữ. Với thâm niên hơn 10 năm nuôi cá chạch sụn, anh Muôn cho biết: “Cá chạch sụn tương đối dễ nuôi, kỹ thuật không quá khó, chỉ cần chú ý xử lý nguồn nước để phòng tránh dịch bệnh. Ưu điểm lớn nhất của loại cá này là tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Khác với đặc tính của cá chạch ta là sinh sống dưới bùn, chạch sụn lại nổi lên mặt nước nên khá thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh”.

Giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng, cá chạch sụn không còn là đối tượng nuôi quá mới trong ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta. Mô hình nuôi cá chạch theo phương pháp công nghiệp là một lựa chọn hiệu quả để nhiều người dân trên địa bàn nhân rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân./.

Bài và ảnh: Thanh Hoa



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngân hàng chung tay xử lý tài khoản không chính chủ

Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng được xem là động thái quyết liệt nhằm xử lý tài khoản không chính chủ hay còn gọi là tài khoản “rác”, tài khoản “ma”. Việc xử lý tài khoản này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) rất cần thiết bởi thực tế thời gian qua xảy ra nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng không đòi...

“Bệ phóng” cho khát vọng khởi nghiệp

Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thành Nam năm 2024” đã khép lại với những dấu ấn sâu sắc, không chỉ tôn vinh các ý tưởng và dự án xuất sắc mà còn minh chứng cho sức sáng tạo và khát vọng mạnh mẽ của cộng đồng khởi nghiệp Nam Định. Ban Tổ chức Cuộc thi trao Giấy khen và Kỷ niệm chương cho đại diện của 15 dự án, ý tưởng lọt...

Kỳ vọng bứt phá sản xuất công nghiệp

Năm 2025, tỉnh Nam Định xác định là thời điểm phải tăng tốc hơn, đột phá hơn để tạo đà vững chắc cho giai đoạn 2026-2030 với mục tiêu GRDP tăng từ 10,5% trở lên. Ngành Công Thương giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy công nghiệp phát triển, dẫn dắt thương mại và xuất khẩu tăng trưởng, hướng tới mục tiêu biến Nam Định thành trung tâm công nghiệp hiện đại, hội nhập sâu vào chuỗi...

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực văn hóa

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tất cả các cấp, các ngành của tỉnh. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh từ đầu năm 2024 đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác CCHC toàn diện ở cả 7 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); CCHC...

Ngành Ngân hàng chung tay chăm lo mái ấm cho người nghèo

Với sự chung tay, góp sức của ngành Ngân hàng, năm 2024, đã có hàng trăm căn nhà “Đại đoàn kết” khang trang, ấm áp nghĩa tình được hoàn thành, giúp cho các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Phạm Thị Nhâm, xóm 3, xã Xuân Phong (Xuân Trường). Đón năm mới 2025, chị Nguyễn Thị Hà ở xóm...

Cùng tác giả

Ám ảnh ngộ độc rượu chứa methanol

Một bệnh nhân ngộ độc methanol đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai có tiên lượng tử vong. Kết quả chụp sọ não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não lớn, đây là biến chứng của ngộ độc methanol. Các các sỹ tiên lượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao. Cuối năm, nỗi lo ngộ độc rượu lại nối dài. Ảnh minh hoạ Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai...

Ngân hàng chung tay xử lý tài khoản không chính chủ

Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng được xem là động thái quyết liệt nhằm xử lý tài khoản không chính chủ hay còn gọi là tài khoản “rác”, tài khoản “ma”. Việc xử lý tài khoản này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) rất cần thiết bởi thực tế thời gian qua xảy ra nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng không đòi...

Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Miền Nam tăng mạnh

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (8/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng, đạt 69.000 đồng/kg và Nam Định đạt 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Biến động ở nhiều nơi (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang...

Anh em tỷ phú tiếng tăm họ Nguyễn Xuân: Bầu Thiện cực hot với Xuân Son, bầu Thủy đình đám

3 anh em đại gia quyền lực của làng bóng đá Việt Gia đình ông Nguyễn Văn Thiện có 7 anh chị em, nhiều người sở hữu những doanh nghiệp/cổ phần nghìn tỷ. Trong đó, có 3 người nổi tiếng giới kinh doanh và tham gia “làm” bóng đá. Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiện (SN 1970) là chủ Tập đoàn Xuân Thiện nổi tiếng trong những ngày đầu năm mới 2025 sau tuyên bố dùng mọi cách, điều kiện tốt nhất...

Giáo viên “kêu trời” vì thu nhập giảm

Quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT siết chặt, nhiều phụ huynh thở phào vì giảm được gánh nặng tiền học thêm cho con, trong khi đó, không ít giáo viên “kêu trời” vì mất...

Cùng chuyên mục

Ngân hàng chung tay xử lý tài khoản không chính chủ

Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng được xem là động thái quyết liệt nhằm xử lý tài khoản không chính chủ hay còn gọi là tài khoản “rác”, tài khoản “ma”. Việc xử lý tài khoản này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) rất cần thiết bởi thực tế thời gian qua xảy ra nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng không đòi...

“Bệ phóng” cho khát vọng khởi nghiệp

Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thành Nam năm 2024” đã khép lại với những dấu ấn sâu sắc, không chỉ tôn vinh các ý tưởng và dự án xuất sắc mà còn minh chứng cho sức sáng tạo và khát vọng mạnh mẽ của cộng đồng khởi nghiệp Nam Định. Ban Tổ chức Cuộc thi trao Giấy khen và Kỷ niệm chương cho đại diện của 15 dự án, ý tưởng lọt...

Kỳ vọng bứt phá sản xuất công nghiệp

Năm 2025, tỉnh Nam Định xác định là thời điểm phải tăng tốc hơn, đột phá hơn để tạo đà vững chắc cho giai đoạn 2026-2030 với mục tiêu GRDP tăng từ 10,5% trở lên. Ngành Công Thương giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy công nghiệp phát triển, dẫn dắt thương mại và xuất khẩu tăng trưởng, hướng tới mục tiêu biến Nam Định thành trung tâm công nghiệp hiện đại, hội nhập sâu vào chuỗi...

Ngành Ngân hàng chung tay chăm lo mái ấm cho người nghèo

Với sự chung tay, góp sức của ngành Ngân hàng, năm 2024, đã có hàng trăm căn nhà “Đại đoàn kết” khang trang, ấm áp nghĩa tình được hoàn thành, giúp cho các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Phạm Thị Nhâm, xóm 3, xã Xuân Phong (Xuân Trường). Đón năm mới 2025, chị Nguyễn Thị Hà ở xóm...

Tạo đột phá tăng trưởng kinh tế từ các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm

Khép lại năm 2024, theo báo cáo của UBND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 73.650 tỷ đồng, tăng 18,0% so với năm 2023; Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 đã được HĐND tỉnh thông qua 9.049 tỷ đồng; ước giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn theo đúng thời gian quy định. Nhiệm vụ phát triển kinh...

Các làng hoa đón Tết

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Về các làng hoa cây cảnh ở ngoại thành, chúng tôi cảm nhận được rõ nét không khí náo nức, sôi động, được hòa mình vào sắc xuân ngập tràn trong những khu vườn rực rỡ sắc màu hoa lá. Nông dân phường Nam Phong (thành phố Nam Định) chăm sóc hoa cúc. Giới sành chơi cây trong cả nước mấy ai không biết tiếng làng hoa...

Nam Định vững bước, tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nam Định bước sang năm mới 2025 tràn đầy sự hứng khởi, tự hào và kỳ vọng với những thành tựu bứt phá đạt được trong năm 2024, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế mới trên bản đồ phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Nam Định đang sẵn sàng vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chinh phục những dấu mốc mới, nhằm thực hiện thắng lợi mục...

Ngành Ngân hàng quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX

Dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng trong hoạt động kinh doanh cùng trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ khách hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, nhiệm kỳ 2020-2025, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần cùng toàn ngành thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tháo...

Tập đoàn Quanta Computer Inc.,  – Nhiều cơ hội việc làm và thu nhập

Tập đoàn Quanta Computer Inc., một trong những tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện máy tính đến từ (Đài Loan - Trung Quốc) đã lựa chọn Nam Định là địa điểm đầu tư chiến lược tại Việt Nam từ năm 2023. Với dự án nhà máy sản xuất linh kiện máy tính tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Thuận (thành phố Nam Định), Quanta không chỉ khẳng định vị thế của mình...

Đẩy mạnh kết nối, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối, chuyển giao thành tựu KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người dân. Trồng dưa lưới ứng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất