Powered by Techcity

Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá chạch đồng

Những năm gần đây, cá chạch đồng đã trở thành một trong những đối tượng thủy sản thả nuôi mang lại giá trị kinh tế cao ở thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng). Qua nghiên cứu thị trường, không chỉ dừng lại ở việc thả nuôi, anh Nguyễn Văn Thỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Thỉnh Ca còn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế với sản phẩm cá chạch kho niêu – món ăn rất đỗi giản dị mang hương vị của hồn quê đất Việt.





Kiểm tra chất lượng cá chạch kho niêu đất tại xưởng của gia đình anh Nguyễn Văn Thỉnh, khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng).
Kiểm tra chất lượng cá chạch kho niêu đất tại xưởng của gia đình anh Nguyễn Văn Thỉnh, khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng).

Khởi nghiệp từ cá chạch đồng

Đến thị trấn Quỹ Nhất, chúng tôi dễ dàng tìm đến trang trại nuôi cá chạch đồng của gia đình anh Nguyễn Văn Thỉnh, tại khu phố 8. Anh Thỉnh cho biết: “Ở thị trấn, giống cá chạch bản địa có từ lâu đời. So với nuôi cá truyền thống, nuôi cá chạch đồng có hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần. Ngày nay, nhờ thương mại điện tử, mạng xã hội mà “tiếng tăm” về con cá này vang xa nên thời gian qua, nhiều người dân ở nơi đây đã tận dụng lợi thế vươn lên làm giàu từ nuôi cá chạch đồng”. Trò chuyện với anh, chúng tôi được biết, sinh ra và lớn lên ở vùng đất có truyền thống nuôi cá chạch, ngay từ nhỏ anh Thỉnh đã biết đến những giá trị của loài cá này theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền. Sau nhiều năm tìm hiểu thị trường, năm 2013, tận dụng lợi thế sẵn có anh đã đầu tư đào ao nuôi cá chạch đồng. Trải qua không ít thăng trầm, khó khăn vất vả trong những năm đầu nuôi cá chạch, đến nay diện tích nuôi của gia đình anh được mở rộng gần 3ha sản xuất thương phẩm. Mọi quy trình sản xuất cá chạch đồng thương phẩm theo chuỗi khép kín đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Anh Thỉnh cho biết: “Nuôi cá chạch khó khăn nhất là thời gian ương cho trứng nở, gột cá bột và nuôi con giống phát triển đến kích cỡ 3cm. Chạch sau khi đạt độ dài thân 3cm sẽ sống khoẻ, nuôi dễ dàng. Khác với cá chạch bùn thường sinh sống dưới bùn, cá chạch đồng có tập tính nổi lên mặt nước để tìm kiếm thức ăn do đó khá thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Do đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên quá trình nuôi chạch sụn không quá vất vả, chỉ cần lưu ý cho ăn đúng giờ. Cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm nên cho ăn từ 1 đến 2 lần/ngày và chủ yếu vào chiều tối. Yêu cầu quan trọng nhất trong nuôi thả chạch đồng là phải đảm bảo môi trường, nguồn nước và chất lượng nước để cá phát triển ổn định”. Thời gian trung bình từ khi nuôi ương cá bột cho đến khi thành cá thương phẩm mất từ 4,5 đến 5 tháng tùy theo mùa. Chạch đạt trọng lượng 40-60 con/kg là có thể xuất bán. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước và thức ăn ổn định cho đàn chạch, anh Thỉnh đã chế tạo ra máng cho ăn tự động. Mỗi ao đều đặt từ 2-3 máng ăn tự động. Cá chạch luôn có thức ăn khi đói và người nuôi có thể chủ động kiểm soát lượng thức ăn dư thừa trong ao. Với 3ha, mỗi năm nuôi 2 vụ cá, gia đình anh sản xuất được khoảng 5 triệu con giống và 121,5 tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, anh còn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cá chạch đồng cho hơn 20 hộ nuôi “vệ tinh” với khối lượng thu mua hơn 300 tấn. Doanh thu hàng năm gần 10 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng gia đình cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn khoảng 8-10 tấn cá chạch đồng thương phẩm. Sau nhiều năm gây dựng nghề và sự nghiệp kinh doanh, từ năm 2018 anh Thỉnh đã thành lập Công ty TNHH Thỉnh Ca để phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh và thuận lợi cho hoạt động giao dịch.

Phát triển chuỗi từ trang trại đến bàn ăn

Anh Thỉnh bộc bạch: quy mô nuôi phát triển rộng thì anh lại nhớ ngày trước, khi đất nước còn khó khăn. Cứ đến tết, mỗi nhà được hợp tác xã chia cho mấy cân cá, bà con phải kho kỹ để có thể bảo quản được lâu, làm thức ăn trong suốt tháng Giêng mà vẫn giữ nguyên hương vị. Khi ấy, cá chạch vốn là loại cá dân dã, bà con tự bắt được và thường đem kho cùng. Từ nguyên liệu chính là những con cá chạch to, ngon, chắc thịt kho theo công thức gia truyền bằng các gia vị tự nhiên như gừng, riềng, hành, ớt, nước cốt chanh, nước cốt cua đồng… Đặc biệt, cá được kho trong niêu đất với thời gian từ 12 tiếng trở lên. Cá kho thành phẩm thơm phức hương vị sản phẩm đồng quê, quyện mùi khói rơm, cá khô róc, khi ăn cảm nhận thịt cá mềm nhưng dai chắc không bã, ngấm mắm muối và nước cua nên ngọt đằm, xương cá mềm như sụn, bùi bùi, người ăn không lo hóc xương. Nhớ đến món ăn dân dã xưa, anh Thỉnh cùng bàn với vợ thử nghiệm sản phẩm mới là món cá kho niêu đất. Nghĩ là làm, và anh chị đã thành công khi sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Từ thành công của cá chạch kho, anh chị phát triển thêm các sản phẩm cá chạch sấy khô, cá chạch nướng… 

Để có một niêu cá kho ngon, hấp dẫn, hương vị đặc trưng chinh phục khẩu vị người tiêu dùng, anh Thỉnh rất kì công ngay từ khâu đầu tiên chọn cá cho đến quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển. Cá chọn kho phải là những con cá tươi sống, mập mạp, chắc nịch. Cá được làm sạch nhớt bằng cách chà xát với tro trấu, lá sả, lá tre; rửa bằng nước chanh; tiếp theo, rửa sạch cá, để ráo rồi ướp cá và thịt lợn với gia vị gừng, riềng, nước mắm, hạt tiêu, hành, đường, tỏi, ớt… chừng 15 phút cho thấm đều, mới mang đi kho bằng tủ điện. Niêu kho cá là loại niêu đất Bát Tràng. Thời gian kho cá từ 8-12 tiếng. Để đảm bảo cá kho niêu đất giữ được nguyên vẹn vị tươi ngon, gia đình anh đã đầu tư 4 tủ điện, mỗi tủ kho được hơn 30 niêu đất/mẻ. Kho bằng tủ điện đảm bảo đều nhiệt và điều chỉnh lửa to, nhỏ theo đúng kỹ thuật. Bình quân mỗi tháng gia đình anh xuất bán được hơn 3.000 niêu cá chạch kho. 

Sản phẩm cá chạch kho niêu đất của gia đình anh đã được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố như: Nam Định, Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Thái Bình, Quảng Ninh… Đặc biệt, trong dịp lễ, tết, tổ chức sự kiện, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đặt hàng mua cá chạch kho niêu đất của gia đình anh để đưa vào thực đơn liên hoan mời quan khách thưởng thức hoặc làm quà biếu người thân và bạn bè. Vì vậy, cá biệt trong dịp tết vừa qua, gia đình anh xuất bán hơn 10 nghìn niêu cá kho. Hiện tại, riêng xưởng cá kho niêu đất của anh đã tạo việc làm cho gần 10 lao động với thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm cá chạch kho niêu đất của gia đình anh đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao. Và cá chạch đồng kho niêu đất thương hiệu Thỉnh Ca đang dần xuất hiện nhiều hơn trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình trong và ngoài huyện, trở thành là đặc sản thêm vào “kho tàng” ẩm thực truyền thống độc đáo, được ưa chuộng của người Nghĩa Hưng./.

Bài và ảnh: Đức Toàn

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi...

(Số: 130/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành...

Nghị quyết ban hành quy định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng đối với các dự án...

(Số: 133/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không sử...

(Số: 129/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18...

Xuân Trường tăng tốc phát triển hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy đột phá kinh tế

Năm 2024, huyện Xuân Trường đạt và vượt kế hoạch 16/18 chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi bật là các chỉ tiêu về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 13,84%; thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 800 tỷ đồng (vượt 33% so với kế hoạch); giá trị thu nhập thực tế trên một đơn vị diện tích...

Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch...

NGHỊ QUYẾT  quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của...

Cùng tác giả

Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi...

(Số: 130/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành...

Nghị quyết ban hành quy định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng đối với các dự án...

(Số: 133/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không sử...

(Số: 129/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18...

Xuân Trường tăng tốc phát triển hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy đột phá kinh tế

Năm 2024, huyện Xuân Trường đạt và vượt kế hoạch 16/18 chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi bật là các chỉ tiêu về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 13,84%; thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 800 tỷ đồng (vượt 33% so với kế hoạch); giá trị thu nhập thực tế trên một đơn vị diện tích...

Tranh cãi miễn học phí cho sinh viên ngành y giống như sư phạm

Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành y trong thời gian học tập tại trường giống như với ngành sư phạm. Hiện nay, sinh viên sư phạm đang được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí và 3,63 triệu đồng mỗi tháng để chi trả phí sinh hoạt. Trước đề xuất...

Cùng chuyên mục

Xuân Trường tăng tốc phát triển hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy đột phá kinh tế

Năm 2024, huyện Xuân Trường đạt và vượt kế hoạch 16/18 chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi bật là các chỉ tiêu về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 13,84%; thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 800 tỷ đồng (vượt 33% so với kế hoạch); giá trị thu nhập thực tế trên một đơn vị diện tích...

Nam Định – Động lực mới, tầm cao mới trong phát triển công nghiệp

Năm 2024, bất chấp những thách thức từ tình hình thế giới diễn biến phức tạp và giá nguyên vật liệu leo thang, ngành công nghiệp Nam Định vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14,5% so với năm trước, với nhiều sản phẩm chủ lực (thuốc, hoá dược, dược liệu; thực phẩm chế biến; sản phẩm dệt may; các sản phẩm từ da; sản phẩm từ kim loại...

Phục tráng và bảo tồn thành công giống lạc sen bản địa

Nam Định là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng, có hệ sinh thái đa dạng loài, di truyền. Tuy nhiên, qua thời gian dài canh tác không được chọn lọc, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm, có nguy cơ mất nguồn gen gốc quý. Một trong số đó là giống lạc sen (lạc đỏ). Việc nghiên cứu, phục tráng và bảo tồn...

Sẵn sàng cho sản xuất vụ xuân năm 2025 thắng lợi

Vụ xuân là vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng vì có điều kiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) và các huyện, thành phố Nam Định đang tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các điều kiện phục vụ gieo trồng lúa, rau màu phù hợp với điều kiện thực tế, quyết tâm giành vụ xuân thắng lợi. Hợp tác xã Bảo Xuyên, xã Thành...

Nam Định trỗi dậy từ những công trình mang tầm chiến lược

Nam Định, mảnh đất với bề dày văn hóa và lịch sử, đang vươn mình mạnh mẽ, không chỉ là biểu tượng cho sự chuyển mình về kinh tế, mà còn là minh chứng sống động về khát vọng vươn tầm khu vực và quốc gia. Những công trình chiến lược mang tầm vóc lịch sử, những quyết sách táo bạo và tinh thần quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh đã và đang thay đổi hoàn toàn diện mạo...

Quy hoạch phân khu VIII trên địa bàn huyện Vụ Bản – Tạo trục động lực phát triển kết nối với tỉnh Ninh Bình và vùng...

Nhằm cụ thể hóa các chức năng, định hướng của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung quỹ đất xây dựng đô thị, đáp ứng xu thế gia tăng dân số, định hướng phát triển các khu vực chức năng chuyên ngành trong...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất