Powered by Techcity

Giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản

Thực hiện Chương trình phát triển thủy sản, những năm qua, lĩnh vực khai thác thủy sản (KTTS) của tỉnh có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, việc thiếu lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao… đang là những khó khăn, thách thức với các tổ chức, cá nhân hoạt động KTTS.





Ngư dân mua bán hải sản tại bến cá Giao Hải (Giao Thủy).
Ngư dân mua bán hải sản tại bến cá Giao Hải (Giao Thủy).

Tàu thuyền KTTS của tỉnh thời gian gần đây đã phát triển theo hướng tăng nhanh về công suất máy, đặc biệt là nhóm tàu khai thác hải sản xa bờ. Toàn tỉnh hiện có 1.776 tàu cá với tổng công suất là gần 293 nghìn CV. Công tác quản lý tàu cá đã dần đi vào nền nếp, quản lý chặt số lượng tàu thuyền đánh cá của các huyện, tiến hành phân loại được toàn bộ số lượng tàu thuyền theo chiều dài, theo nghề và theo vùng biển hoạt động, theo từng huyện. Theo đó, tàu cá có chiều dài: từ 6m đến dưới 12m là 394 chiếc; chiều dài từ 12m đến dưới 15m là 313 chiếc; chiều dài từ 15m đến dưới 24m gồm 501 chiếc; dài từ 24m trở lên có 20 chiếc. Có 521 tàu hoạt động KTTS ở vùng khơi, 313 tàu khai thác ở vùng lộng còn lại là hoạt động ven bờ. Phân loại theo nghề thì nghề lưới rê chiếm đến gần 77%, lưới kéo chiếm gần 20%, còn lại là lồng bẫy, chụp mực, vây… Đội tàu cá của tỉnh được các chủ tàu thực hiện đăng kiểm đúng định kỳ, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên và đánh dấu tàu cá theo quy định; đội ngũ thuyền viên được đào tạo, bồi dưỡng đã sử dụng tốt các thiết bị và kỹ thuật khai thác mới, có thêm kinh nghiệm, kiến thức tìm kiếm ngư trường để khai thác dài ngày trên biển. 

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định sản xuất cũng như hoàn thiện công tác quản lý KTTS như: tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản mới và các quy định đi kèm cho ngư dân; phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương kiểm soát có hiệu quả hoạt động KTTS, giám sát chặt hoạt động khai thác bất hợp pháp, không để tàu cá Nam Định vi phạm các quy định về chống khai thác IUU… Từ năm 2022 đến nay, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, hoạt động khai thác ít bị gián đoạn, các tàu cá có công suất lớn đã mạnh dạn vươn khơi xa; KTTS tiếp tục tăng cả về sản lượng và giá trị, cơ cấu nghề nghiệp được duy trì và phát triển theo đúng định hướng. Năm 2022, sản lượng KTTS của tỉnh đạt 58.541 tấn; trong đó khai thác mặn lợ 56.241 tấn, khai thác nội đồng đạt 2.300 tấn, tăng 1,91% so với năm 2021. 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng KTTS ước đạt 31.866 tấn, bằng 51,4% kế hoạch năm. Nghề KTTS đã tạo việc làm cho trên 5.300 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động khác làm nghề chế biến, kinh doanh hải sản và kinh doanh dịch vụ liên quan, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vùng ven biển, kết hợp kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, KTTS của tỉnh cũng đang gặp không ít khó khăn. Mặc dù có sự gia tăng về công suất máy, song số lượng tàu cá chiều dài dưới 12m vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên việc khai thác hải sản ở các vùng biển ven bờ đã vượt quá giới hạn cho phép khiến nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và giá xăng dầu có thời điểm tăng cao nên hoạt động khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản gặp nhiều khó khăn trong khi giá bán sản phẩm giảm tương đối do người dân thắt chặt chi tiêu. Ngư trường khai thác còn hạn chế, chủ yếu là khu vực Vịnh Bắc Bộ. Nhân lực cho ngành KTTS còn thiếu, hiện nay nhiều chủ tàu cá phải thuê lao động tỉnh ngoài. Việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác, nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch tuy đã từng bước được cải thiện nhưng còn chậm. Cơ sở hạ tầng phục vụ KTTS hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành: tại khu vực huyện Giao Thủy chưa có cảng cá; Cảng cá Quần Vinh khu vực huyện Nghĩa Hưng đang xây dựng và chưa đưa vào hoạt động. Ngoài ra, sản phẩm thủy sản khai thác của tỉnh chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa và bán sản phẩm chế biến thô cho tiêu dùng hàng ngày, giá trị kinh tế chưa cao; chưa phát triển chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Do đó mặc dù sản lượng và giá trị KTTS đều tăng so với các năm trước nhưng cơ cấu nhóm sản phẩm có giá trị kinh tế cao vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh. Thực tế cũng cho thấy, số phương tiện đánh bắt trong những năm gần đây giảm chứ không tăng. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, số phương tiện KTTS của tỉnh hiện tại giảm gần 400 chiếc so với cách đây 2 năm (tháng 8-2020 toàn tỉnh có 2.171 tàu cá).

Nhằm khắc phục các khó khăn, tồn tại, nâng cao hiệu quả KTTS trong thời gian tới, tỉnh chỉ đạo tiếp tục phát triển ngành theo hướng tăng cường năng lực, hiệu quả khai thác hải sản, tập trung phát triển đội tàu có công suất lớn khai thác xa bờ, các nghề khai thác có tính chọn lọc cao, giảm dần số lượng tàu công suất nhỏ gần bờ. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân tổ chức lại mô hình liên kết sản xuất trên biển theo tổ đội, tổ hợp tác, nghiệp đoàn để nâng cao hiệu quả khai thác. Khuyến khích ngư dân áp dụng các phương pháp bảo quản sản phẩm mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu. Đầu tư xây mới, nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền đáp ứng nhu cầu neo đậu của các tàu cá công suất lớn đặc biệt là tàu cá vỏ thép. Bố trí kinh phí nạo vét các cửa sông, cửa âu, cửa cảng đảm bảo luồng, lạch cho tàu cá ra vào thuận tiện. Đồng thời đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục cấp vốn để hoàn thiện các dự án xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng phục vụ KTTS đang triển khai tại Nam Định, nhanh chóng đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư./.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Cùng tác giả

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội

Nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 29/11/2023; góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất