Powered by Techcity

Giải pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ 


Trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH và CN) được xem là hạt nhân quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh vẫn còn hạn chế, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.





Sản xuất bồn trộn bê tông tại Công ty TNHH Cơ khí Quyết Tiến (Giao Thủy).
Sản xuất bồn trộn bê tông tại Công ty TNHH Cơ khí Quyết Tiến (Giao Thủy).

Hiện tại, tỉnh có 4 doanh nghiệp KH và CN – lực lượng tiêu biểu tạo ra và tiếp nhận thành quả nghiên cứu, ứng dụng KH và CN, tổ chức sản xuất, thương mại hóa kết quả hoạt động KH và CN gồm: Công ty TNHH Cường Tân được chứng nhận lần đầu tháng 9/2015, cấp bổ sung tháng 7/2019; Công ty TNHH Tân Thiên Phú chứng nhận tháng 3/2018; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nam Định chứng nhận tháng 11/2020 và Công ty TNHH Cơ khí Quyết Tiến chứng nhận tháng 3/2023. Hầu hết các doanh nghiệp KH và CN của tỉnh sau khi được công nhận đã tổ chức triển khai hiệu quả các dự án sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu KH và CN; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực KH và CN; tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; hoàn thiện, đổi mới công nghệ, thiết bị phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài tham gia các hoạt động về KH và CN thông qua triển khai các nhiệm vụ KH và CN cấp tỉnh, cấp bộ thì đến nay, các ưu đãi về cơ chế chính sách cũng chưa được các doanh nghiệp KH và CN của tỉnh khai thác. Ngoài 4 doanh nghiệp KH và CN, hiện nay tỉnh có khoảng 16 doanh nghiệp đã và đang tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH và CN cấp tỉnh, đây là một trong những điều kiện để có thể xem xét, tư vấn hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH và CN trong thời gian tới.

Có thể nói, số lượng doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp KH và CN của tỉnh hiện quá khiêm tốn so với tiềm năng thực tế. Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo chuyên gia phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, kết quả của các cuộc điều tra, số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KHCN khoảng 3.000 doanh nghiệp vào năm 2020 song đến nay số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận còn quá ít. Nguyên nhân do sự trùng lặp các chính sách ưu đãi giữa các ngành nghề và lĩnh vực; thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay thủ tục giao quyền các kết quả KH và CN có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước còn phức tạp; điều kiện về tỷ lệ doanh thu để chứng nhận và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN là một thách thức đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc các tập đoàn, công ty lớn kinh doanh đa ngành nghề… Bên cạnh những nguyên nhân chung, các doanh nghiệp của tỉnh phần lớn ở quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, chưa mạnh dạn đầu tư cho KH và CN. Thực tế các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ nhưng sản phẩm đáp ứng điều kiện để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm KH và CN lại không nhiều. Trong khi đó một số doanh nghiệp đủ điều kiện cũng “ngại” đăng ký doanh nghiệp KH và CN bởi để được công nhận, doanh nghiệp phải chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp kết quả nghiên cứu KH và CN, giới thiệu quá trình ươm tạo và làm chủ công nghệ, đòi hỏi phải chia sẻ bí quyết công nghệ…

Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 569/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 nhằm đưa Việt Nam trở thành nước có công nghiệp hiện đại. Một trong những mục tiêu chiến lược đặt ra là đến năm 2030, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp KH và CN tăng 2 lần so với năm 2020. Để đạt mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra giải pháp đó là “Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, triển khai các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp KH và CN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sử dụng các giải pháp công nghệ cao, công nghệ mới, chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài”. Trên cơ sở đó, Bộ KH và CN đang nghiên cứu xây dựng Chương trình Ươm tạo và phát triển doanh nghiệp KH và CN đến năm 2030 nhằm khuyến khích doanh nghiệp thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ và tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Với quan điểm xác định các doanh nghiệp KH và CN là đầu mối trong việc triển khai các hoạt động KH và CN của địa phương, thời gian tới, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đào tạo tập huấn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quá trình hình thành doanh nghiệp KH và CN; các chương trình ươm tạo công nghệ, chương trình ươm tạo doanh nghiệp KH và CN; thông tin cập nhật công nghệ trong và ngoài nước để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, từ đó tạo động lực, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, tinh thần nghiên cứu và phát triển KHCN, ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ KH và CN để có điều kiện ươm tạo doanh nghiệp KH và CN trên cơ sở tiếp tục tham mưu đề xuất sửa đổi những quy định về quản lý nhiệm vụ KH và CN theo hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản hình thành trong thực hiện nhiệm vụ KH và CN sử dụng ngân sách Nhà nước; thực hiện giao các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất thử nghiệm và thương mại. Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp hiện đại, kỹ năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kỹ năng chuyên môn sâu ở từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp có tiềm năng trở thành doanh nghiệp KH và CN. Tiếp tục tham mưu về điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích dành cho các doanh nghiệp KH và CN nhằm thu hút các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH và CN. Thực hiện ươm tạo và hỗ trợ chứng nhận doanh nghiệp KH và CN thông qua các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ kinh phí chuyển giao và hoàn thiện công nghệ mới phục vụ sản xuất, nâng cao giá trị; hỗ trợ tư vấn hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH và CN đối với các doanh nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định. Tiếp tục có các chính sách ưu tiên, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KH và CN đã được chứng nhận tiếp cận, tham gia các đề án, chương trình, nhiệm vụ KH và CN, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư, các hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ trong và ngoài nước. Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với doanh nghiệp để có những giải pháp tư vấn, hỗ trợ phù hợp, từ đó lan tỏa giá trị tích cực của doanh nghiệp KH và CN đến cộng đồng doanh nghiệp địa phương.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202412/giai-phapde-thuc-day-phat-triendoanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe-bbd35b8/

Cùng chủ đề

Nghị quyết quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều cấp IV...

(Số: 131/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định

(Số: 139/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo...

(Số: 138/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi...

(Số: 130/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành...

Nghị quyết ban hành quy định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng đối với các dự án...

(Số: 133/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Cùng tác giả

Trọng tài từ chối siêu phẩm của Xuân Son, đúng hay sai?

Chuyện gì xảy ra với Xuân Son? Tối 26.12, đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore trên sân Jalan Besar nhờ các pha lập công của Tiến Linh, Xuân Son. Trong trận đấu này, một tình huống gây tranh cãi xảy ra ở phút 84. Sau một quả ném biên bên cánh trái, Xuân Son có tình huống khống chế tốt rồi xoay người dứt điểm rất nhanh, làm tung lưới thủ môn thủ môn Manbud. Trọng...

Nghị quyết quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều cấp IV...

(Số: 131/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định

(Số: 139/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo...

(Số: 138/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Chờ ông Kim Sang Sik gây bất ngờ

Xuân Son sẽ tiếp tục lập công trước chủ nhà Singapore? – Ảnh: HOÀNG TÙNG Lần đầu tiên tại giải, tuyển Việt Nam sẽ gặp một Singapore chất lượng hơn những đối thủ đã gặp ở vòng bảng. Không thể xem thường Singapore Vắng nhiều ngôi sao nhưng tuyển Singapore vẫn xuất sắc vượt qua Malaysia để cùng Thái Lan giành vé vào bán kết. Càng thi đấu, họ càng thể hiện sự tiến bộ. Trong đó, lối chơi phòng ngự phản công chớp...

Cùng chuyên mục

Xuân Trường tăng tốc phát triển hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy đột phá kinh tế

Năm 2024, huyện Xuân Trường đạt và vượt kế hoạch 16/18 chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó nổi bật là các chỉ tiêu về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 13,84%; thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 800 tỷ đồng (vượt 33% so với kế hoạch); giá trị thu nhập thực tế trên một đơn vị diện tích...

Nam Định – Động lực mới, tầm cao mới trong phát triển công nghiệp

Năm 2024, bất chấp những thách thức từ tình hình thế giới diễn biến phức tạp và giá nguyên vật liệu leo thang, ngành công nghiệp Nam Định vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14,5% so với năm trước, với nhiều sản phẩm chủ lực (thuốc, hoá dược, dược liệu; thực phẩm chế biến; sản phẩm dệt may; các sản phẩm từ da; sản phẩm từ kim loại...

Phục tráng và bảo tồn thành công giống lạc sen bản địa

Nam Định là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng, có hệ sinh thái đa dạng loài, di truyền. Tuy nhiên, qua thời gian dài canh tác không được chọn lọc, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm, có nguy cơ mất nguồn gen gốc quý. Một trong số đó là giống lạc sen (lạc đỏ). Việc nghiên cứu, phục tráng và bảo tồn...

Sẵn sàng cho sản xuất vụ xuân năm 2025 thắng lợi

Vụ xuân là vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng vì có điều kiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) và các huyện, thành phố Nam Định đang tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các điều kiện phục vụ gieo trồng lúa, rau màu phù hợp với điều kiện thực tế, quyết tâm giành vụ xuân thắng lợi. Hợp tác xã Bảo Xuyên, xã Thành...

Nam Định trỗi dậy từ những công trình mang tầm chiến lược

Nam Định, mảnh đất với bề dày văn hóa và lịch sử, đang vươn mình mạnh mẽ, không chỉ là biểu tượng cho sự chuyển mình về kinh tế, mà còn là minh chứng sống động về khát vọng vươn tầm khu vực và quốc gia. Những công trình chiến lược mang tầm vóc lịch sử, những quyết sách táo bạo và tinh thần quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh đã và đang thay đổi hoàn toàn diện mạo...

Quy hoạch phân khu VIII trên địa bàn huyện Vụ Bản – Tạo trục động lực phát triển kết nối với tỉnh Ninh Bình và vùng...

Nhằm cụ thể hóa các chức năng, định hướng của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung quỹ đất xây dựng đô thị, đáp ứng xu thế gia tăng dân số, định hướng phát triển các khu vực chức năng chuyên ngành trong...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất