Powered by Techcity

Gần 3.000 tỷ đồng cải tạo hệ thống thủy nông Nam Ninh

Hệ thống thủy nông Nam Ninh có nhiệm vụ đảm bảo cấp nước tưới cho trên 36 nghìn ha đất nông nghiệp, tiêu nước chống ngập úng cho khoảng 24.150ha diện tích trong đê; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 320 nghìn dân và phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản…





Cống Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh) sẽ được cải tạo, nâng cấp đáp ứng với yêu cầu tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.
Cống Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh) sẽ được cải tạo, nâng cấp đáp ứng với yêu cầu tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.

Địa bàn phục vụ của hệ thống thuỷ nông Nam Ninh được bao bọc bởi 3 con sông là sông Hồng, sông Đào và sông Ninh Cơ. Do nước sông Ninh Cơ thường bị nhiễm mặn về mùa khô nên nguồn nước cấp phục vụ việc tưới của hệ thống thủy nông Nam Ninh chủ yếu từ sông Hồng và sông Đào. Trong khi đó, về tiêu nước chỉ có hướng tiêu tự chảy duy nhất về phía hạ lưu sông Ninh Cơ và qua 10 trạm bơm hỗ trợ bơm tiêu ra sông Hồng, sông Đào và sông Ninh Cơ. Việc quản lý vận hành hệ thống do Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Nam Ninh đảm nhiệm. Hiện nay, Công ty đang quản lý 57 cống dưới đê, 193 trạm bơm, 673 công trình cống cấp 2, đập điều tiết cấp 1, 2, nội đồng và 524 kênh tưới, tiêu với tổng chiều dài gần 549km. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi của hệ thống thủy nông Nam Ninh chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960, trải qua thời gian khai thác sử dụng lâu dài, đến nay nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng, máy móc thiết bị lạc hậu, hệ thống kênh bị sạt lở, bồi lắng, thu hẹp mặt cắt dòng chảy; nhiều công trình thủy lợi đi qua khu vực dân cư đã bị lấn chiếm, vi phạm, xả các loại rác thải gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thoát nước… Mặc dù hàng năm, hệ thống thủy nông Nam Ninh đều được rà soát, tu bổ, sửa chữa để phục vụ sản xuất nhưng do sản xuất nông nghiệp phát triển, đổi mới, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và gay gắt… nên phần lớn các công trình thủy lợi xây cũ đã không còn phù hợp với đòi hỏi thực tiễn. 

Hệ thống tiêu cống Rõng 2 đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1998 song vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và mới chỉ đảm bảo tiêu được úng với lượng mưa từ 210-230mm và khi sông ngoài không có lũ, cho những diện tích có cốt đất từ +0,7 trở lên. Số diện tích còn lại thời gian tiêu kéo dài từ 5-7 ngày nên vẫn gây úng thường xuyên từ 3.000-4.000ha. Bên cạnh đó, hệ thống thủy nông Nam Ninh có cao trình cốt đất không đồng đều, xen kẽ nhau; vùng thấp nhất cao trình +0,7, vùng cao nhất cao trình tới +4,3. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ kênh, xả rác thải, chất thải trực tiếp xuống lòng kênh vẫn còn. Công tác quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề ở một số địa phương chưa gắn với điều kiện thực tế. Mùa mưa lũ, khi mưa lớn xảy ra kết hợp triều cường, hệ thống không thể tiêu bằng trọng lực, phải vận hành tất cả các trạm bơm tiêu nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu phòng, chống úng lụt. 





Tuyến kênh Châu Thành, đoạn qua địa bàn xã Bình Minh (Nam Trực) thuộc hệ thống thủy nông Nam Ninh sẽ được đầu tư nâng cấp từ nguồn vốn đầu tư của dự án, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu nước hiện nay. ĐT
Tuyến kênh Châu Thành, đoạn qua địa bàn xã Bình Minh (Nam Trực) thuộc hệ thống thủy nông Nam Ninh sẽ được đầu tư nâng cấp từ nguồn vốn đầu tư của dự án, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu nước hiện nay. 

Trước thực trạng trên, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ quan tâm phê duyệt đầu tư dự án “Nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định thích ứng biến đổi khí hậu” bằng nguồn vốn vay OCR của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 4-7-2023. Tổng mức đầu tư dự kiến là 2.963,65 tỷ đồng, tương đương 125,45 triệu USD; trong đó vốn vay ADB là 94,66 triệu USD, tương đương 2.236,37 tỷ đồng; vốn đối ứng 727,28 tỷ đồng, tương đương 30,79 triệu USD. Mục tiêu cụ thể của dự án là cải tạo, kiên cố hóa hệ thống kênh và các công trình trên kênh Châu Thành – Rõng dài khoảng 34,6km, đảm bảo tưới cho 6.090ha của 17 xã thuộc huyện Nam Trực, 2 xã thuộc thành phố Nam Định. Xây dựng mới trạm bơm Rõng đảm bảo tiêu úng cho 16.282,97ha diện tích lưu vực tiêu Rõng 1, Rõng 2 và lưu vực tiêu phía đông nam thuộc hệ thống thủy nông Nam Ninh bằng giải pháp tiêu động lực với tổng lưu lượng tiêu khoảng 115m3/s kết hợp tiêu tự chảy. Cải tạo, nâng cấp kênh Ninh Hải (Nghĩa Hưng) với chiều dài 10,55km và 9 cống dưới đê bảo đảm tưới cho khoảng 3.312ha và tiêu cho khoảng 3.832ha diện tích đất canh tác và phục vụ dân sinh trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng. Củng cố, nâng cấp các kênh Cổ Lễ – Bà Nữ – Cát Chử – Thống Nhất thuộc hệ thống thủy nông Nam Ninh dài khoảng 34,4km đảm bảo chủ động lấy nước tưới, tiêu kết hợp cho 4.707,37ha đất canh tác của vùng dự án, giảm xâm nhập mặn, thau chua rửa mặn, hạn chế xói lở, bồi lòng dẫn, tăng khả năng thoát lũ cho hệ thống, hạn chế thiệt hại do lũ, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 130 nghìn dân…

Đồng chí Trần Văn Dân, Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL Nam Ninh cho biết: Việc triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần phát triển ngành Nông nghiệp bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; từng bước hoàn thiện hệ thống thủy nông Nam Ninh phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và một phần thành phố Nam Định; giảm thiểu thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước do nguồn nước bị tù đọng, chống lấn chiếm dòng chảy; tạo vẻ đẹp cảnh quan, cải thiện điều kiện môi trường theo hướng tích cực và bền vững. Với trách nhiệm được giao, Công ty đang tích cực hoàn thiện các thủ tục hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Khi các dự án cải tạo, kiên cố hóa hệ thống kênh và các công trình trên kênh Châu Thành – Rõng; củng cố, nâng cấp kênh Cổ Lễ – Cát Chử – Bà Nữ – Thống Nhất… được hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác sẽ đáp ứng việc tưới tiêu chủ động cho trên 50% diện tích đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tuy nhiên theo quy hoạch một số lưu vực khác độc lập với dự án vẫn cần phải đầu tư nâng cấp để đồng bộ, đó là: Dự án Hải Ninh – Văn Lai là trục kênh tiêu chính thuộc lưu vực tiêu động lực các trạm bơm đông nam của hệ thống thủy nông Nam Ninh; hệ thống kênh Sa Lung – Dương Độ là trục tưới chính của khu vực phía nam của huyện Nam Trực với lưu vực 1.832ha đất nông nghiệp của các xã Nam Thái, Đồng Sơn, Bình Minh, Nam Tiến, Nam Dương. Hệ thống kênh Dương A – Vị Khê có nhiệm vụ tiêu và tưới tiêu cho 1.157ha đất nông nghiệp của các xã Điền Xá, Nam Thắng hiện đang bị bồi lắng, sạt lở; người dân lan cạp nên khả năng tải nước về chậm dẫn đến một số diện tích trồng lúa thường xuyên bị ngập úng, nhất là khu vực Hợp tác xã Nông nghiệp Dương A, xã Nam Thắng và hệ thống kênh An Lá – Bái Hạ là kênh tiêu chính thuộc lưu vực tiêu động lực các trạm bơm phía tây bắc của hệ thống có diện tích 1.260ha, gồm lưu vực các trạm bơm: An Lá, Bái Hạ thuộc địa bàn các xã Nghĩa An, Nam Cường, Hồng Quang, Nam Mỹ (Nam Trực); xã Nam Vân (thành phố Nam Định)…

Việc hoàn thiện dự án sẽ bảo đảm sự bền vững, phát huy hiệu quả và sự hoạt động liên hoàn của hệ thống thuỷ nông Nam Ninh trong việc chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu, giảm tình trạng úng lụt, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của các địa phương./.

Bài và ảnh: Văn Đại

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Cùng tác giả

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Cùng chuyên mục

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất