Powered by Techcity

Doanh nghiệp dệt may, da giày nỗ lực vượt khó, tiếp cận thị trường mới


Hoạt động xuất khẩu ngành dệt may, da giày trên toàn quốc đang cải thiện tích cực, tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Các doanh nghiệp trong nhóm dệt may, da giày của tỉnh cũng đã ghi nhận kết quả tăng trưởng mạnh.





Công ty Cổ phần May Sông Hồng tăng tốc sản xuất mặt hàng thu đông phục vụ xuất khẩu.
Công ty Cổ phần May Sông Hồng tăng tốc sản xuất mặt hàng thu đông phục vụ xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong tỉnh lập những kỷ lục mới trong kết quả kinh doanh. Tiêu biểu Công ty Cổ phần May Sông Hồng quý III/2024 đạt doanh thu 1.748 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước; trừ đi các chi phí, lãi ròng hơn 130 tỷ đồng, tương đương hơn 2,5 lần so với cùng kỳ. Đây là mức lãi hàng quý cao nhất mà công ty đạt được kể từ quý IV/2019. Lãnh đạo Công ty Cổ phần May Sông Hồng cho biết, kết quả kinh doanh quý III/2024 tăng trưởng tích cực là nhờ công ty ký được nhiều đơn hàng trong quý và một số đơn hàng trong quý II/2024 được xuất hàng vào đầu tháng 7/2024.

Theo Cục Thống kê tỉnh: Dệt may, da giày là những nhóm sản phẩm trong 10 tháng năm 2024 có khối lượng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó quần áo may sẵn tăng 18,29%; giày, dép tăng 17,63%; vải các loại tăng 8,40%… Những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng. Hàng may mặc, da giày cũng nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 2.349 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Để đạt được kết quả kể trên, bản thân các doanh nghiệp dệt may, da giày của tỉnh rất nỗ lực, không ngừng đổi mới trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý chất lượng để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và chinh phục được thị trường quốc tế với những tiêu chuẩn khắt khe. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may, da giày xuất khẩu đều tích cực linh hoạt trong điều hành, tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường; nhiều doanh nghiệp đã quan tâm xác định mặt hàng có tính kỹ thuật khó, đơn hàng nhỏ… nhưng giá trị gia tăng cao để sản xuất, thay vì các mặt hàng phổ thông giá rẻ, khó cạnh tranh. Đồng thời, luôn chủ động theo dõi, cập nhật, dự báo các thông tin về thị trường, xây dựng các kịch bản có thể xảy ra và có phương án phù hợp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp bao gồm tích cực đầu tư, nâng cấp hệ thống máy móc hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, các ngành chức năng cũng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững. Các chương trình như xúc tiến thương mại quốc tế, chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng đã và đang được ngành Công Thương tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh triển khai không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn từng bước củng cố vị thế ngành dệt may, da giày của Nam Định trên thị trường.

Theo Sở Công Thương, hiện tình hình kinh tế vĩ mô đang khá thuận lợi, lượng tồn kho của các doanh nghiệp giảm xuống đang cho thấy tín hiệu tích cực về đơn hàng dệt may, da giày trong những tháng cuối năm. Dự kiến, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt. Với các yếu tố thuận lợi như vậy, ngành dệt may, da giày Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng đứng trước các cơ hội lớn về thị trường và khẳng định tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới. Về phía EU, lạm phát đang có xu hướng giảm. Sắp tới, châu Âu là “vùng mờ” về khả năng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ trong trung hạn. Còn với Nhật Bản, nước này cũng đang thay đổi tiếp cận chính sách, chấp nhận lạm phát, mất giá đồng Yên để đạt được tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này khiến nhu cầu tiêu dùng tại 3 thị trường xuất khẩu dệt may, da giày lớn nhất của Việt Nam được cải thiện trong thời gian sắp tới. Cùng với đó, trên góc độ cạnh tranh quốc gia, do các yếu tố bất ổn về chính trị, bất cập về chính sách ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Myanmar và Bangladesh đã giúp các doanh nghiệp dệt may, da giày đón nhận các đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia này; nhiều doanh nghiệp đang có các đơn hàng hết quý II, thậm chí quý III/2025. Bên cạnh đó, theo Sở Công Thương: Hiện nay ngành may mặc tập trung sản xuất mặt hàng thu đông phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Số lượng đơn hàng tăng khá, các doanh nghiệp liên tục tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngành da giày, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp FDI chủ lực như Công ty TNHH Giầy Amara Việt Nam, Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam, Công ty TNHH Viet Power, Công ty TNHH Yamani Dynasty… tiếp tục tăng khối lượng sản xuất phục vụ xuất khẩu; dự kiến những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu các sản phẩm da giày ngày càng sôi động.

Trong thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may, da giày cùng quan tâm giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng thì chú ý hơn tiêu chí phát triển bền vững. Bên cạnh các thị trường lớn, thị trường truyền thống cũng cần lưu tâm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường tiềm năng như ASEAN, Nga, Canada… Để tận dụng, khai thác tối đa nhu cầu, sức mua của thị trường và khai thác đa dạng các thị trường mới, các doanh nghiệp dệt may, da giày của tỉnh cũng bám sát định hướng của ngành chức năng, quan tâm sâu hơn đến các yêu cầu ngày một cao hơn của các nhà nhập khẩu lớn, nhất là các yêu cầu về chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng, môi trường). Cụ thể như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa. Các doanh nghiệp dệt may, da giày sẽ tiếp tục chú trọng vào phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực; tích cực đầu tư cải tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện; đồng thời cần quan tâm hơn nữa chiến lược chuyển đổi số gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro.

Bài và ảnh: Thanh Thúy





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202411/doanh-nghiep-det-may-da-giayno-luc-vuot-kho-tiep-can-thi-truong-moi-6fe01b6/

Cùng chủ đề

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Hải Hậu

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Đảng (khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã tập trung triển khai thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả....

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Gia tăng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau màu theo công nghệ Nhật Bản...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Cùng tác giả

Thêm một ông lớn xăng dầu bị rút phép sau nhiều tháng ôm tiền quỹ bình ổn

Công ty Trung Linh Phát bị thu hồi giấy phép – Ảnh: C.DŨNG Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công...

Thép Xanh Nam Định tiến vào vòng 1/8 Cúp C2 châu Á

Tối 27/12, tại lượt trận thứ 5 Vòng bảng Cúp C2 châu Á 2024/2025, Thép xanh Nam Định tiếp đón Lee Man FC trên sân nhà Thiên Trường. Không mất nhiều thời gian, đại diện Việt Nam đã có được bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 11. Sau cú giật gót của Văn Toàn, Văn Vũ thực hiện màn dốc bóng bên cánh phải rồi đẩy cho Lucas Silva ở tư thế trống trải và sau vài nhịp...

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Tuyển Việt Nam: Khi Nguyễn Xuân Son cũng là… thách thức

Món quà mang tên Xuân Son Sau thời gian chờ đợi, những mong mỏi từ người hâm mộ về việc chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son khoác áo tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024 cũng có lời đáp. Cụ thể, chân sút đang giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải tại V-League hoàn toàn đủ tư cách khoác áo tuyển Việt Nam, theo đúng quy định của FIFA. Điều này có nghĩa, tiền đạo thuộc biên chế...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Gia tăng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau màu theo công nghệ Nhật Bản...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Tin nổi bật

Tin mới nhất