Powered by Techcity

Có nên uốn cong đường sắt cao tốc Bắc Nam để phục vụ Nam Định?

Những ngày qua, câu chuyện về việc đặt ga đường sắt cao tốc Bắc – Nam như thế nào thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả, đặc biệt với trường hợp của ga Nam Định. Theo lý trình, sau khi xuất phát tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), tàu sẽ di chuyển tới ga Phủ Lý (Hà Nam) nhưng sau đó không đi thẳng mà vòng sang ga Nam Định trước khi tiếp tục lộ trình tới ga Ninh Bình. 

Lộ trình dự kiến như trên tạo ra 2 luồng quan điểm đối lập. Trong đó, một bên ủng hộ vì cho rằng cần tận dụng vị trí địa lý, dân cư của tỉnh Nam Định để tối ưu lợi nhuận kinh tế; trong khi ở chiều ngược lại, nhiều người cho rằng việc ưu ái với riêng Nam Định là lãng phí, không cần thiết và nên có các phương án khác để giúp kết nối tuyến đường sắt với địa phương này. 

Có nên uốn cong đường sắt cao tốc Bắc Nam để phục vụ Nam Định?
Tuyến đường sắt dự kiến không đi thẳng mà được “uốn cong” qua Nam Định trước khi rẽ về trục chính theo hướng Bắc – Nam.

Dự án tầm cỡ quốc gia, không nên mang tư tưởng địa phương cục bộ

Thuộc nhóm độc giả phản đối việc “uốn cong” tuyến đường sắt để ưu tiên TP Nam Định, anh Nguyen Trong Viet nêu ý kiến: “Nên để đường sắt đi thẳng, còn các tỉnh muốn phát triển và khai thác vận hành kết hợp thì nên triển khai thêm các dự án riêng lẻ. Đây là đường quốc gia, cứ ôm đồm thêm việc của địa phương thì khó triển khai. Nếu tỉnh nào cũng đòi vậy thì sẽ không thể thực hiện được”.

Có chung quan điểm, bạn đọc có nickname Tâm Sáng bình luận và nêu ra ý tưởng: “Đây là tuyến giao thông mang tầm cỡ quốc gia, cần có cái nhìn tổng quát, không nên có tư tưởng địa phương cục bộ. Đường sắt cao tốc Bắc Nam nên đi thẳng từ Phủ Lý đến Ninh Bình, vừa thẳng, vừa rút ngắn quãng đường, tiết kiệm vốn đầu tư. Còn nếu muốn kết nối mạng đường sắt với khu vực Nam Định, Thái Bình, tôi đề nghị xem xét phương án kéo dài dự án đường sắt Quảng Ninh – Hải Phòng qua Thái Bình, Nam Định tới Ninh Bình để kết nối với tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, có hay hơn không?”.

“Đường sắt cao tốc là trục xuyên suốt Bắc Nam, không nên vì có khách ở Nam Định lại phải nắn cong cho qua đây. Vậy còn Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh này còn tiềm năng và quan trọng hơn Nam Định thì sao?

Theo tôi cần giữ trục Bắc Nam thẳng, đồng thời tính đến các tuyến giao thông kết nối vào với tuyến đường sắt. Như vậy vừa đảm bảo kết nối với tuyến đường sắt cao tốc, vừa đảm bảo nhu cầu kết nối giao thông chung, vừa tiết kiệm đầu tư và đó là cách mà cả thế giới đã làm để xây dựng cho hệ thống giao thông trên phạm vi của quốc gia”, anh Phạm Ngọc Thọ tiếp lời. 

Cũng cho rằng cần loại bỏ tư duy vùng miền, địa phương, anh Quang Anh lấy ví dụ từ câu chuyện xây sân bay và khai thác giao thông đường hàng không để làm cơ sở cho rằng việc đặt ga Nam Định là không cần thiết. 

Độc giả này bình luận: “Từng có tình trạng tình nào cũng đòi sân bay, tỉnh ven biển thì đòi đầu tư cảng biển hoành tráng, nhưng đường sắt cao tốc thì không thể và không nên chiều lòng, đi qua mọi tỉnh và dừng tại mọi ga truyền thống. Các ga chỉ là đầu mối, là nơi để đón trả khách, còn việc di chuyển tới các đô thị vệ tinh cần kết nối bằng đường bộ. 

Giống như việc Nam Định, Hà Nam hay Thái Bình phải đi đường bộ tới Hà Nội (Nội Bài) hoặc Hải Phòng (Cát Bi) để sử dụng dịch vụ hàng không. Hơn 30 năm trước, sân bay Nội Bài thay thế Gia Lâm, nhiều người phàn nàn về khoảng cách địa lý, nhưng giờ họ thấy đó là quyết định phù hợp. Sắp tới cũng vậy, khi Tân Sơn Nhất được thay thế bằng sân bay Long Thành. Hãy nghĩ về đường sắt cao tốc giống như tư duy quy hoạch hàng không đó”. 

Có nên uốn cong đường sắt cao tốc Bắc Nam để phục vụ Nam Định?
Danh sách 23 ga hành khách của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Ảnh: BCTKT).

 

Không chỉ dừng lại từ câu chuyện phá bỏ lối tư duy cũ, nhiều người cho rằng việc không đặt ga tại các trung tâm thành phố lớn còn là giải pháp giúp giảm thiểu gánh nặng dân số cho các đô thị. Độc giả Trần Bình viết: “Đường sắt tốc độ cao nên đi thẳng nhất có thể, tránh vào nội đô. Hà Nội còn phải xuống Thường Tín (Hà Tây cũ) thì việc người ở TP Nam Định phải đi qua Hà Nam hoặc các huyện gần tuyến đường sắt tốc độ cao là điều chấp nhận được, tránh vào nội đô gây ách tắc cho thành phố Nam Định”. 

“Không nhất thiết phải vòng vào TP Nam Định, bởi hạ tầng kết nối đường bộ đến ga mới quan trọng. Đương nhiên cần ưu tiên trung tâm của các tỉnh, nhưng phải cân đối chi phí đầu tư và công năng vận hành. Từ TP Nam Định ra thẳng tuyến cũng không quá xa, có thể kết nối mở rộng đường bộ hiện hữu”, anh Nam Nguyen nêu ý kiến. 

Dưới góc độ máy móc, kỹ thuật, độc giả Trai Nguyen cho rằng việc đặt ga Nam Định không phải giải pháp tốt cho bài toán duy trì tuổi thọ của hệ thống tàu. Người này phân tích: “Tàu tốc độ tối đa 350km/h, tốc độ vận hành trung bình khoảng 300km/h, tức sau 10 phút đã chạy được tối thiểu 50km. Thiết kế mỗi ga cách nhau 70-80 km là không khả thi vì không có máy nào tăng giảm liên tục như vậy. Nếu chạy như vậy sẽ tiêu hao năng lượng và giảm tuổi thọ thiết bị rất nhanh. Ý tưởng mỗi tỉnh một ga là không thực tế, thiếu khả thi, nên nghiên cứu lại”.

“Đầu thế kỷ 20, người Pháp quành đường sắt về Nam Định bởi thành Nam khi đó là đô thị lớn thứ 3 miền Bắc, sau Hà Nội và Hải Phòng, đồng thời là trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất Đông Dương. Còn hiện nay, tại sao không làm thẳng tuyến Phủ Lý – Ninh Bình, giúp hệ thống vừa thẳng, vừa rút ngắn khoảng cách. TP Nam Định hiện nay đã không còn là đô thị sầm uất ở miền Bắc như xưa, tiềm năng về kinh tế, giao thông vùng, nhất là du lịch quốc tế cũng không thể bằng Ninh Bình. Hơn nữa, đã có dự án tuyến đường sắt cao tốc Nam Định – Hải Phòng rồi, từ Nam Định chạy sang Ninh Bình đâu bao xa”, anh Trần Thiện Tùng bình luận dưới góc độ lịch sử.

“Làm ga Nam Định giảm gánh nặng dân số cho Hà Nội”

Ở chiều ngược lại, hàng loạt luận điểm cũng được đưa ra nhằm ủng hộ cho quan điểm nên đặt ga đường sắt cao tốc tại Nam Định. Anh Vu Xuan Khoa nêu ý kiến: “Các bạn phản đối ga Nam Định có lẽ không đến Nam Định bao giờ nên chỉ nhìn nhận góc nhìn rất nhỏ là đường sắt dài thêm tầm 15-20 km so với đi thẳng từ Phủ Lý đến Ninh Bình, trong khi ga Nam Định là trung tâm của vùng Nam Định, Thái Bình, Nam Hà Nam với dân số rất lớn, khoảng gần 4 triệu dân.

Dân của các tỉnh này lại đi làm ăn xa rất đông, trong khi tuyến tàu Bắc Nam là tàu chở khách, dĩ nhiên cần đi qua chỗ đông người rồi. Còn đi thẳng, tiết kiệm được độ 15-20 km trên tổng số 1540 km là chi phí quá nhỏ, tiết kiệm thời gian quá nhỏ so với lợi ích kinh tế đem lại”. 

Nhắc tới bài toán dân số và mật độ dân cư, độc giả Chinh Pham Van viết: “Thứ nhất, không phải khách hàng nào cũng đi từ Hà Nội đến Sài Gòn, sẽ có nhiều hành khách đi từ Hà Nội về Nam Định và Thái Bình. Thứ hai, làm đường sắt cao tốc có mục đích giãn dân, những người nhà ở Thái Bình, Nam Định sẽ không mua nhà tại Hà Nội nữa mà sẽ làm việc tại tỉnh nhà, có việc quan trọng mới đến Hà Nội. Như vậy sẽ phân bổ đồng đều dân số hơn. Thứ ba, vùng Thái Bình, Nam Định chưa hề có đường cao tốc kết nối với Hà Nội, cũng không hề có đường sắt, nếu chờ làm thêm 2 tuyến kết nối thì chờ đến bao giờ?”. 

Có nên uốn cong đường sắt cao tốc Bắc Nam để phục vụ Nam Định?
Dự kiến 23 ga hành khách đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Đồ họa: Khương Hiền).

 

Chung quan điểm, độc giả Dang Tien Hung phân tích: “Các bạn rất sai lầm khi không tính đến phương án các khu công nghiệp cận Thủ đô, trong đó có Nam Định. Đây là địa phương đang phát triển nóng về khu công nghiệp, nếu không phát triển hệ thống giao thông tốt thì cơ hội phát triển kinh tế của cả vùng sẽ kém đi. Ai muốn đi thẳng thì đi máy bay, còn lại chúng ta phải tính tổng thể để phù hợp với phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ giãn dân cho Thủ đô. Với tuyến đường sắt cao tốc này, Nam Định sẽ gánh bớt phần dân số cho Hà Nội, nhiều người làm ở Hà Nội nhưng vẫn sinh sống ở Nam Định”. 

Còn với anh Phạm Thế Dũng, người này cho rằng việc đặt ga đường sắt ở Nam Định là cần thiết, nhưng có thể đặt tại các huyện khác nhằm thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông cũng như giao thương kinh tế. 

“Vẫn có thể qua Nam Định, nhưng có thể kéo qua mạn Vụ Bản giáp Ninh Bình cho thẳng hơn, sao cứ phải cố vòng qua thành phố? Cần tầm nhìn dài hạn, không nên nhét hết mọi thứ vào thành phố mà phải đẩy ra các đô thị vệ tinh. Giống bài học ở Jakarta (Indonesia), khi đô thị quá đông đúc, không thể quy hoạch, dẫn tới phải chuyển thủ đô.

Đương nhiên không thể so Nam Định như vậy, nhưng tầm nhìn dài hạn thì cần phát triển đồng đều ở các vùng. Ga Nam Định vẫn giữ, sau sẽ nằm trên tuyến đường sắt Ninh Bình – Quảng Ninh. Như vậy từ TP. Nam Định, Thái Bình vẫn có thể kết nối vào đường sắt cao tốc quốc gia”, độc giả này phân tích. 

Cùng chủ đề

Nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được thiết kế thế nào?

Tại văn bản giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xác định mỗi vị trí ga khách đều quy hoạch không gian phát triển từ 250 – 300 ha (trừ ga Thủ Thiêm). Nhà ga hành khách của đường sắt...

Cùng tác giả

Tân binh tuyển Việt Nam có thể khiến nhà vô địch V.League lỡ AFF Cup 2024

Trong các trận đấu gần đây của đội tuyển Việt Nam, Doãn Ngọc Tân nhận được sự quan tâm từ ban huấn luyện. Ngọc Tân thậm chí chưa từng có mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ. Khi đã 30 tuổi, anh được triệu tập thẳng lên đội tuyển quốc gia Việt Nam. Thể hiện phong độ tốt trong màu áo Đông Á Thanh Hóa nhưng cầu thủ chỉ cao 1m69 cần thêm thời gian thích nghi với...

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Cùng chuyên mục

Tân binh tuyển Việt Nam có thể khiến nhà vô địch V.League lỡ AFF Cup 2024

Trong các trận đấu gần đây của đội tuyển Việt Nam, Doãn Ngọc Tân nhận được sự quan tâm từ ban huấn luyện. Ngọc Tân thậm chí chưa từng có mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ. Khi đã 30 tuổi, anh được triệu tập thẳng lên đội tuyển quốc gia Việt Nam. Thể hiện phong độ tốt trong màu áo Đông Á Thanh Hóa nhưng cầu thủ chỉ cao 1m69 cần thêm thời gian thích nghi với...

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050,...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Tuyển Việt Nam chuyển mình và nước cờ táo bạo trước Indonesia hùng mạnh

Lối chơi chưa định hình của HLV Kim Sang Sik HLV Kim Sang Sik bắt đầu tiếp quản đội tuyển Việt Nam từ tháng 5. Tính tới thời điểm này, ông đã có nửa năm dẫn dắt “Những chiến binh sao vàng”. Mặc dù vậy, ông thầy người Hàn Quốc chưa để lại nhiều dấu ấn cũng như chưa có thành tích ấn tượng. Trong 5 trận dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Hàn Quốc chỉ thắng một (Philippines), hòa...

Thêm một ông lớn xăng dầu bị rút phép sau nhiều tháng ôm tiền quỹ bình ổn

Công ty Trung Linh Phát bị thu hồi giấy phép – Ảnh: C.DŨNG Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công...

Thép Xanh Nam Định tiến vào vòng 1/8 Cúp C2 châu Á

Tối 27/12, tại lượt trận thứ 5 Vòng bảng Cúp C2 châu Á 2024/2025, Thép xanh Nam Định tiếp đón Lee Man FC trên sân nhà Thiên Trường. Không mất nhiều thời gian, đại diện Việt Nam đã có được bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 11. Sau cú giật gót của Văn Toàn, Văn Vũ thực hiện màn dốc bóng bên cánh phải rồi đẩy cho Lucas Silva ở tư thế trống trải và sau vài nhịp...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Tuyển Việt Nam: Khi Nguyễn Xuân Son cũng là… thách thức

Món quà mang tên Xuân Son Sau thời gian chờ đợi, những mong mỏi từ người hâm mộ về việc chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son khoác áo tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024 cũng có lời đáp. Cụ thể, chân sút đang giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải tại V-League hoàn toàn đủ tư cách khoác áo tuyển Việt Nam, theo đúng quy định của FIFA. Điều này có nghĩa, tiền đạo thuộc biên chế...

Thắng dễ đội Hong Kong, CLB Nam Định qua vòng bảng Cúp C2 châu Á

Câu lạc bộ Nam Định giành chiến thắng đậm trước Lee Man trên sân vận động Thiên Trường (Nam Định) ở lượt trận thứ 5 vòng bảng Cúp C2 châu Á. Chiến thắng này giúp đội bóng thành Nam lần đầu tiên góp mặt ở vòng loại trực tiếp của đấu trường châu Á. Đại diện của bóng đá Việt Nam ra sân với 6 ngoại binh và 1 cầu thủ nhập tịch. Chất lượng cá nhân vượt trội giúp...

Chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Hải Hậu

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Đảng (khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã tập trung triển khai thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả....

Tin nổi bật

Tin mới nhất