Powered by Techcity

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định


Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế.





Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa (Ý Yên) (ảnh 1); Nông sản chế biến của các doanh nghiệp trong tỉnh được các ngành chức năng tích cực hỗ trợ quảng bá, tiếp cận thị trường tiêu thụ mới (ảnh 2).
Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa (Ý Yên).

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác quy hoạch, tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất tạo vùng nguyên liệu tập trung, đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại như VietGAP, GlobalGAP, công nghệ Nhật Bản và các tiêu chuẩn của châu Âu… Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 459 mô hình “Cánh đồng lớn”, tổng diện tích 21.037ha chuyên sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao, đã tăng hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, gia tăng giá trị sản phẩm. Trong đó, 414 mô hình chuyên canh lúa gạo với diện tích 19.681ha. Những thay đổi này giúp sản phẩm lúa gạo chuyển từ sản xuất đại trà sang chất lượng cao, gia tăng giá trị gấp 1,5-5 lần. Tiêu biểu là các sản phẩm gạo đặc sản, gạo hữu cơ được sản xuất bằng phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, có 45 mô hình cây màu và cây dược liệu với diện tích 1.356ha.

Trong ngành chăn nuôi, tỉnh đã phát triển mô hình chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học với 49 cơ sở đạt chuẩn an toàn dịch bệnh. Quy mô đàn vật nuôi trong nông hộ được mở rộng theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 142 nghìn tấn/năm, đảm bảo nguồn cung an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

Ngành thủy sản của tỉnh liên tục tăng trưởng sản lượng, đạt khoảng 220 nghìn tấn/năm. Với 554/567 tàu, đạt 97,7% tàu cá được trang bị giám sát hành trình, cam kết khai thác biển bền vững, mỗi năm cung cấp trên 61 nghìn tấn nguyên liệu cho chế biến gồm sứa, cá biển làm mắm, tôm, mực, bạch tuộc… Nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh hình thức nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm cung cấp khoảng 142 nghìn tấn nguyên liệu cho chế biến với các đối tượng là tôm, cá biển các loại, cá bống bớp, cua biển, nhuyễn thể; ngao là đối tượng chủ lực và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Đến nay, các địa phương đã hình thành trên 70 vùng nuôi thủy sản tập trung; trong đó 500ha nuôi ngao của Nam Định đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới cho ngao Nam Định, góp phần định danh sản phẩm ngao Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đầu tư chế biến sâu và xây dựng thương hiệu

Các ngành, địa phương cũng tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thay thế dần các thiết bị lạc hậu để nâng cao công suất, chất lượng, đa dạng các sản phẩm nông sản chế biến để tăng giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện có gần 600 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Đáng kể, Nam Định không chỉ tập trung sơ chế mà còn chuyển dịch mạnh mẽ sang chế biến sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Tiêu biểu trong số các doanh nghiệp đã góp phần tạo nên làn sóng mới trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tại Nam Định có thể kể đến Công ty TNHH Toản Xuân (Ý Yên) là đơn vị sản xuất lúa gạo đầu tiên tại đồng bằng sông Hồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” theo quy trình khép kín từ vùng nguyên liệu, hạt giống, quy trình canh tác, bảo quản không hóa chất được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn HACCP. Để có thể cung ứng ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao, bên cạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ cánh đồng đến sản phẩm cuối cùng, Công ty TNHH Toản Xuân còn sử dụng công nghệ máy sấy vỉ ngang. Với công suất 400 tấn/ngày nhằm đảm bảo nhanh nhất thời gian từ lúc gặt cho đến khi vào lò sấy không quá 3 tiếng đồng hồ, nhằm bảo đảm tối ưu dưỡng chất của hạt lúa. Đặc biệt trong quá trình chế biến không dùng bất cứ chất bảo quản nào, giữ nguyên màu sắc, hương vị tự nhiên của gạo làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, không ít doanh nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, mang theo thương hiệu nông sản Nam Định ra thị trường quốc tế, trong đó có cả các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…





Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa (Ý Yên) (ảnh 1); Nông sản chế biến của các doanh nghiệp trong tỉnh được các ngành chức năng tích cực hỗ trợ quảng bá, tiếp cận thị trường tiêu thụ mới (ảnh 2).
Nông sản chế biến của các doanh nghiệp trong tỉnh được các ngành chức năng tích cực hỗ trợ quảng bá, tiếp cận thị trường tiêu thụ mới.

Công ty TNHH một thành viên Minh Dương (thành phố Nam Định) là doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng nông sản các vùng miền sấy khô như; trái cây sấy, ngô nếp sấy tươi, khoai tây sấy, khoai lang sấy, kẹo sìu châu, mít sấy, chuối sấy, hạt điều sấy, hạt hạnh nhân sấy, hạt mắc ca, trái cây hỗn hợp sấy. Với mục tiêu xây dựng, đưa MinhDuongFood trở thành thương hiệu Việt uy tín trong ngành chế biến nông sản, nhiều năm qua, công ty luôn áp dụng các quy chuẩn quản lý sản xuất, chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO 9001:2015, OCOP. Từ năm 2021 đến nay, công ty đã tập trung thực hiện các đề án nghiên cứu, cải tiến sản phẩm hướng đến cung ứng ra thị trường đa dạng sản phẩm chế biến từ nông sản với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao. Nông sản sấy Minh Dương hiện đã được phân phối rộng khắp trên cả nước; đặc biệt, các sản phẩm như ngô nếp tươi sấy, khoai tây sấy vị phomai, kẹo sìu châu Nam Định còn được xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan và cả thị trường nội địa Trung Quốc.

Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, KCN Hòa Xá (thành phố Nam Định) đã trang bị các máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu và sản xuất tại Việt Nam; có đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, được đào tạo căn bản; đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000; luôn bảo đảm sản xuất các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng nên đã nhanh chóng có thị phần ổn định tại thị trường châu Âu, Mỹ… và thị trường trong nước. Từ năm 2021, Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam đã xuất khẩu thịt ngao đóng hộp Lenger sang châu Âu. Tại thị trường trong nước, các sản phẩm ngao của công ty được đưa vào bán tại hệ thống các siêu thị lớn của Việt Nam như Vinmart, hệ thống cửa hàng tiện lợi V+, Big C, Sài Gòn Coopmart cùng nhiều cửa hàng thực phẩm sạch ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành khác để cung ứng đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm ngao của Công ty cũng đã được bán với số lượng ngày càng lớn tại các chuỗi nhà hàng lớn như Gold Gate, Red Sun, Food center…

Xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Cùng với phát triển sản xuất, việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản những năm qua được đặc biệt quan tâm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh được đưa lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn; các sản phẩm OCOP được quảng bá trên nền tảng xã hội Tiktok. Hiệp hội Nông nghiệp sạch đẩy mạnh hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm, trên địa bàn tỉnh có hơn 100 cửa hàng tiện ích chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, Nam Định cũng chú trọng phát triển các chuỗi liên kết giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Trong đó, các ngành chức năng, các địa phương đã lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ, thị trường… để hỗ trợ thiết lập, dẫn dắt chuỗi liên kết giá trị sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản trên cơ sở gắn kết lợi ích giữa các nhà chế biến với người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. 

Đến nay, toàn tỉnh có 1 HTX và 1 doanh nghiệp của tỉnh là đầu mối kết nối sản xuất gắn với chuỗi giá trị chế biến, tiêu thụ lúa gạo với trên 30 HTX nông nghiệp trên địa bàn. 89 HTX trồng trọt, thủy sản, chế biến sản phẩm, tiểu thủ công nghiệp, dệt may thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất gắn với chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; trong đó mô hình HTX kiểu mới liên kết theo chuỗi giá trị có 48 chuỗi. Các tác nhân tham gia liên kết thực hiện chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm hiện nay có 1.029 tác nhân, trong đó gồm 935 hộ nông dân, 26 tổ hợp tác, 69 HTX và 23 doanh nghiệp. Các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến nông sản này không chỉ giúp đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản mà còn tăng cường kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến chế biến, nhiều sản phẩm còn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như gạo chất lượng cao, ngao sạch…

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và đóng góp quan trọng vào ngân sách, kinh tế – xã hội. Trong thời gian tới, cùng với việc duy trì các biện pháp hữu ích, tỉnh sẽ ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chế biến thịt, thủy hải sản, sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP), đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thúc đẩy liên kết, phát triển quan hệ hợp tác với các cơ sở lớn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích vai trò của nông dân trong sơ chế và chế biến nông sản. Đẩy mạnh huy động, thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, tập đoàn uy tín, nhà đầu tư có kinh nghiệm trong chế biến và xuất khẩu.

Bài và ảnh: Thanh Thúy

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202411/buoc-chuyen-manh-me-cua-nganh-che-bien-nong-san-nam-dinh-fff7c30/

Cùng chủ đề

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật dịp cuối năm

Thời điểm này, người chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu thị trường những tháng cuối năm. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng con nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN và PTNT) cùng với các huyện, thành phố đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và...

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Hải Hậu

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Đảng (khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã tập trung triển khai thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả....

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Cùng tác giả

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Tuyển Việt Nam chuyển mình và nước cờ táo bạo trước Indonesia hùng mạnh

Lối chơi chưa định hình của HLV Kim Sang Sik HLV Kim Sang Sik bắt đầu tiếp quản đội tuyển Việt Nam từ tháng 5. Tính tới thời điểm này, ông đã có nửa năm dẫn dắt “Những chiến binh sao vàng”. Mặc dù vậy, ông thầy người Hàn Quốc chưa để lại nhiều dấu ấn cũng như chưa có thành tích ấn tượng. Trong 5 trận dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Hàn Quốc chỉ thắng một (Philippines), hòa...

Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật dịp cuối năm

Thời điểm này, người chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu thị trường những tháng cuối năm. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng con nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN và PTNT) cùng với các huyện, thành phố đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và...

Thêm một ông lớn xăng dầu bị rút phép sau nhiều tháng ôm tiền quỹ bình ổn

Công ty Trung Linh Phát bị thu hồi giấy phép – Ảnh: C.DŨNG Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công...

Thép Xanh Nam Định tiến vào vòng 1/8 Cúp C2 châu Á

Tối 27/12, tại lượt trận thứ 5 Vòng bảng Cúp C2 châu Á 2024/2025, Thép xanh Nam Định tiếp đón Lee Man FC trên sân nhà Thiên Trường. Không mất nhiều thời gian, đại diện Việt Nam đã có được bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 11. Sau cú giật gót của Văn Toàn, Văn Vũ thực hiện màn dốc bóng bên cánh phải rồi đẩy cho Lucas Silva ở tư thế trống trải và sau vài nhịp...

Cùng chuyên mục

Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật dịp cuối năm

Thời điểm này, người chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu thị trường những tháng cuối năm. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng con nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN và PTNT) cùng với các huyện, thành phố đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và...

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Gia tăng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau màu theo công nghệ Nhật Bản...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất