Powered by Techcity

Bảo đảm an toàn vùng nuôi thủy sản trong mùa mưa bão


Nuôi thủy sản có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân và duy trì tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp của tỉnh. Đại đa số các mô hình nuôi thủy sản của tỉnh gắn với khai thác mặt nước sông, hồ ao đầm tự nhiên nên việc bảo đảm an toàn cho các vùng nuôi thủy sản trong mùa mưa bão rất quan trọng.





Người nuôi thuỷ sản ở xã Hải Triều (Hải Hậu) thường xuyên kiểm tra, gia cố hệ thống trang thiết bị phục vụ nuôi thuỷ sản nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có mưa, bão xảy ra.
Người nuôi thuỷ sản ở xã Hải Triều (Hải Hậu) thường xuyên kiểm tra, gia cố hệ thống trang thiết bị phục vụ nuôi thuỷ sản nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có mưa, bão xảy ra.

Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp Bạch Long (Giao Thủy) đang quản lý hơn 140ha nuôi thuỷ sản với các đối tượng con nuôi chủ lực là tôm thẻ chân trắng, cá trắm đen, trắm cỏ, chép. Là một trong những thành viên của Công ty, ông Nguyễn Văn Dinh ở đội 3, xã Giao Long đang được giao quản lý, sản xuất 1,4ha ao nuôi. Được ngành thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) huyện quan tâm hướng dẫn kỹ thuật, ông Dinh đã áp dụng phương thức nuôi xen cá trắm đen, cá chép và tôm thẻ chân trắng. Nhờ thực hiện tốt quy trình nuôi, chăm sóc, bảo vệ nên mỗi năm gia đình ông thu được từ 20-25 tấn thủy sản. Trừ chi phí còn mang lại nguồn thu khoảng 250 triệu đồng/ha cho gia đình. Nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mưa, bão gây ra, ngay từ đầu năm, ông đã chủ động thực hiện đúng kế hoạch thời vụ thả giống phù hợp với từng đối tượng nuôi; chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cao các bờ ao nuôi nhằm hạn chế thất thoát khi xảy ra mưa to, gió lớn; thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh tiêu thoát nước, chuẩn bị đủ nhiên liệu xăng, dầu để vận hành máy bơm tiêu khi cần thiết…

Tại vùng nuôi thủy sản huyện Ý Yên, mặc dù các xã, thị trấn đã quy hoạch, đầu tư kiến thiết cơ sở hạ tầng ở các khu vực chuyển đổi ruộng thấp trũng, vùng ven sông, song vào mùa mưa bão vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn. Kết quả kiểm tra của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) huyện cho thấy, những ao, đầm nuôi thủy sản ven sông Đáy, sông Đào, sông Sắt có nguy cơ cao bị thiệt hại khi có gió to, mưa lớn, lũ dâng cao, kéo dài. Đoàn đã khuyến cáo các hộ nuôi thủy sản trong khu vực này cần quan tâm thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn ao, đầm và lồng bè nuôi thuỷ sản… Tại các xã Yên Phúc, Yên Phương, Yên Nhân, phong trào nuôi cá lồng trên sông đang khá phát triển, thu hút nhiều gia đình tham gia. Gia đình ông Vũ Đình Tuấn ở thôn An Quang, xã Yên Phúc là hộ có diện tích nuôi lớn nhất với 30 lồng nuôi. Ông Tuấn cho biết: “Các loại cá nuôi lồng chủ yếu là giống có giá trị kinh tế cao như: cá trắm, chép, diêu hồng và cá lăng, vì thế nếu xảy ra thất thoát sẽ thiệt hại rất lớn về kinh tế. Để bảo vệ an toàn sản xuất, chúng tôi phải thường xuyên kiểm tra, gia cố vững chắc các lồng cá, hệ thống dây neo, tích cực thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn…”.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mùa mưa bão năm nay diễn biến phức tạp, tỉnh ta có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; lượng mưa phân bổ không đều theo thời gian, xen kẽ những đợt mưa là những đợt nắng hạn cục bộ kéo dài từ 5-7 ngày, thời tiết nắng nóng, oi bức. Do đó để bảo đảm an toàn các vùng nuôi thủy sản trong mùa mưa bão năm nay, Sở NN và PTNT phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung, người nuôi thủy sản nói riêng, về công tác đảm bảo an toàn cho người và ao, đầm nuôi. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Nam Định tổ chức kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, hướng dẫn người dân có các biện pháp bảo vệ ao, đầm nuôi thủy sản khi có mưa to, gió lớn. Quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương để bảo đảm tiêu thoát nước nhanh chóng, kịp thời. Các địa phương tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp gia cố, bảo vệ bờ, cống, quạt sục khí; hướng dẫn người nuôi thủy sản thu hoạch trước mùa mưa, bão nếu tôm, cá đạt kích cỡ thương phẩm nhằm hạn chế thất thoát, thiệt hại kinh tế khi bão, lũ xảy ra; thường xuyên kiểm tra và áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho con nuôi thủy sản khi thời tiết thay đổi.

Đồng chí Doãn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Giao Thuỷ cho biết, bước vào mùa mưa bão năm nay, huyện đã xây dựng phương án phòng, chống úng nội đồng, bảo vệ vùng nuôi thủy sản. Chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng hướng dẫn người nuôi thuỷ sản tu sửa, nâng cấp và gia cố các công trình thuỷ lợi, cầu cống, bờ đầm, chòi canh, nhà bảo vệ tại các vùng nuôi thủy sản. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện và các địa phương đã tổ chức kiểm kê, rà soát các vùng nuôi thủy sản; hệ thống kênh, trạm bơm tiêu chống úng khu vực nuôi thủy sản nhằm chủ động các biện pháp ứng phó khi có mưa to, bão lớn, siêu bão xảy ra.

Đồng chí Mai Đăng Nhân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN và PTNT) cho biết: Chi cục đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thường xuyên kiểm tra, tu bổ, đắp ấp trúc bờ ao, bờ vùng khu vực nuôi thủy sản bảo đảm chắc chắn, phát quang cây cối, vớt bèo, rác thải để khơi thông dòng chảy, tạo đường thoát nước mưa nhanh; đặt lưới chắn xung quanh bờ ao (độ cao 40-50cm, ghim sâu 20-30cm dưới mặt đất) để ngăn cá, tôm thoát ra ngoài, đặt lưới chắn hình chữ V trước cống xả tràn để tăng diện tích thoát nước khi có lũ lụt lớn xảy ra; tháo bớt nước trong ao trước các đợt mưa, lũ lớn, chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cần thiết để dự phòng. Trong mùa mưa theo dõi thường xuyên thời tiết và các thông tin dự báo hàng ngày để chủ động trong công tác sản xuất nuôi trồng thủy sản; khi môi trường và động vật thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường người nuôi cần báo ngay cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để hướng dẫn các biện pháp và phương án xử lý kịp thời, tránh để xảy ra các thiệt hại không đáng có. Chủ động kiểm tra, gia cố lại hệ thống lồng bè, dây neo, phao lồng và di chuyển vào nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão làm hỏng; trong trường hợp lồng không thể di chuyển, cần hạ độ sâu của lồng để giảm bớt sóng, gió; thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng… Hướng dẫn thu hoạch đúng mùa vụ và có các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Tuyệt đối không cho người ở lại đầm và trên các chòi canh coi khi có bão, không chủ quan với những bất thường của thời tiết, nhất là khi có áp thấp nhiệt đới, bão trên biển Đông.

Với việc chủ động thực hiện các biện pháp đồng bộ để bảo vệ các vùng nuôi thủy sản an toàn sẽ góp phần giảm thiệt hại và nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Văn Đại





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202407/bao-dam-an-toanvung-nuoi-thuy-san-trong-mua-mua-bao-7c22d24/

Cùng chủ đề

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trước, sau cơn bão số 3

Trước thông tin về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (siêu bão YAGI), tại thành phố Nam Định, từ chiều 5/9 người dân bắt đầu mua thực phẩm dự phòng. Tại nhiều chợ dân sinh, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được bán trong buổi sáng nay (6/9) tăng đột xuất dù các tiểu thương cũng chủ động chuẩn bị lượng hàng cung ứng nhiều hơn ngày thường. Tiểu thương ở các chợ Hoàng Ngân, Phù Long, Diên Hồng, Mỹ Tho...

Tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em

Vào dịp Tết Trung thu, thị trường kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trở nên sôi động với rất nhiều mặt hàng được nhập từ nước ngoài, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tăng cường công tác kiểm soát chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em được kinh doanh, lưu thông trên địa bàn. Chi cục Tiêu chuẩn...

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ...

Gần đây, hai doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án dệt và nhuộm bởi Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Định. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ yếu 6 tháng đầu năm nay. Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đánh giá, CTCP May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) - doanh nghiệp niêm yết...

Sức sống văn nghệ thời 4.0

Trong thời đại số hiện nay, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra sân chơi mới lành mạnh cho các hoạt động văn nghệ. Qua không gian mạng, tạo cơ hội cho những người yêu âm nhạc có cơ hội kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm biểu diễn, góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đa dạng, bền vững. Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hằng thu âm...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh...

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/ĐUCA ngày 15/12/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra trong Công an nhân dân (CAND)”, thời gian qua, Phòng Thanh tra Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Đảng ủy Công an tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh tra. Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão. (Ảnh:...

Bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội, gió mạnh cấp 10

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 20h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Như vậy, với tọa độ trên bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội. Đến 7h ngày 8/9, bão Yagi trên đất liền phía Tây Bắc...

Bão số 3 Yagi ‘càn quét’ Hà Nội tối nay, gió giật mạnh nhất cấp 10

Chiều nay (7/9), bão số 3 Yagi đi sâu vào đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ với cường độ mạnh. Đến 16h, vị trí tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Dự báo, khoảng 19h tối nay, tâm bão đi qua khu vực thủ đô Hà Nội với gió mạnh khoảng cấp 6-7,...

Bão số 3 vẫn còn rất mạnh, gió cấp 12, giật cấp 13

Đến 15h40 chiều 7-9, bão số 3 gây gió mạnh dần ở Hà Nội khiến người đi xe máy không thể di chuyển – Ảnh: PHẠM TUẤN Lúc 15h30, ông Nguyễn Văn Hưởng – trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho biết bão số 3 đã vào đất liền và tiếp tục di chuyển vào khu vực Đông Bắc Bộ, trọng tâm là Quảng Ninh và Hải Phòng. Bão đã gây gió...

Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10

Trưa 7.9, trao đổi với báo chí về diễn biến của bão Yagi (bão số 3), ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão Yagi đã vào sát bờ biển Quảng Ninh – Thái Bình. Bão Yagi đã khiến nhiều cây đổ tại tỉnh Quảng Ninh Trong đó, một số nơi đã ghi nhận gió mạnh như: đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14;...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trước, sau cơn bão số 3

Trước thông tin về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (siêu bão YAGI), tại thành phố Nam Định, từ chiều 5/9 người dân bắt đầu mua thực phẩm dự phòng. Tại nhiều chợ dân sinh, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được bán trong buổi sáng nay (6/9) tăng đột xuất dù các tiểu thương cũng chủ động chuẩn bị lượng hàng cung ứng nhiều hơn ngày thường. Tiểu thương ở các chợ Hoàng Ngân, Phù Long, Diên Hồng, Mỹ Tho...

Tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em

Vào dịp Tết Trung thu, thị trường kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trở nên sôi động với rất nhiều mặt hàng được nhập từ nước ngoài, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tăng cường công tác kiểm soát chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em được kinh doanh, lưu thông trên địa bàn. Chi cục Tiêu chuẩn...

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ...

Gần đây, hai doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án dệt và nhuộm bởi Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Định. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ yếu 6 tháng đầu năm nay. Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đánh giá, CTCP May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) - doanh nghiệp niêm yết...

Sôi động thị trường Tết Trung thu

Tết Trung thu đang cận kề. Các siêu thị, đại lý, cửa hàng từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh tưng bừng quảng bá, giới thiệu bánh Trung thu, đồ chơi và nhiều loại hoa quả từ các thương hiệu nổi tiếng đến các dòng sản phẩm truyền thống, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ cả tháng trước, tại thành phố Nam Định và trung tâm các huyện, xã trong tỉnh, nhiều thương hiệu...

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển để tăng nhanh nội lực cho nền kinh tế

Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế, thời gian qua các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh luôn chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, ngành chức năng, Công ty TNHH Top Textiles sớm hoàn tất đầu tư, đưa...

Cộng đồng trách nhiệm làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, công trình trọng điểm

Để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, một trong những nhiệm vụ lớn đối với địa phương, cơ sở chúng tôi là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể là xã Giao Thiện cần GPMB để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định với tổng diện tích trên 7,3ha đất của 215 hộ gia đình, cá...

Kỷ niệm 90 năm thành lập huyện Giao Thuỷ (1934-2024): Giao Thủy – Điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư

Doãn Quang Hùng Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy   Từ một huyện thuần nông, đến nay nền kinh tế phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 4.559  tỷ đồng, đạt 57,88%...

Tổ vay vốn – Cánh tay nối dài giúp Agribank Nam Định phát triển tín dụng Tam nông

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh tỉnh Nam Định đã tích cực phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp triển khai rộng khắp hệ thống Tổ vay vốn và tiết kiệm (VV và TK) trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả. Mô hình này giúp cho Agribank chi nhánh Nam Định ngày càng thành công...

Hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh – Những kết quả bước đầu

Trong Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 đã định hướng, đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trung tâm phát triển quan trọng của vùng Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); đến năm 2050, trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng...

Sức bật kinh tế mới ở Giao An

Trong không khí cả nước rộn ràng, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay “ngoạn mục” của một vùng quê biển khi về xã Giao An (Giao Thủy). Từ một xã nghèo, kinh tế khó khăn, xã Giao An đã “lột xác” vươn lên trở thành một “điểm sáng” về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy. Dây chuyền thêu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất