Powered by Techcity

Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn


Những năm gần đây, cá chạch đang trở thành một trong những con nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân của các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy… Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và những thách thức trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất giống, Trung tâm Giống thủy hải sản tỉnh Nam Định (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện thành công đề tài khoa học: “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn”. Kết quả nghiên cứu ứng dụng đề tài không chỉ nâng cao tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn mở ra hướng đi bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản.





Cán bộ Trung tâm Giống thuỷ hải sản tỉnh kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cá chạch bùn.
Cán bộ Trung tâm Giống thuỷ hải sản tỉnh kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cá chạch bùn.

Qua các vụ sản xuất, cá chạch bùn đang thể hiện những ưu điểm là đối tượng tương đối dễ nuôi, lớn nhanh, chu kỳ nuôi ngắn, mật độ nuôi cao, sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, thịt thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao và có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Tuy nhiên, ngành nuôi cá chạch bùn tại Nam Định vẫn gặp khó khăn do: Chất lượng đàn cá bố mẹ chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng con giống; tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình nuôi do nhiễm bệnh nấm, vi sinh và ký sinh trùng; ô nhiễm môi trường ao nuôi và biến đổi thời tiết ngày càng phức tạp. Theo thống kê, sản lượng cá chạch thương phẩm của tỉnh ta mỗi năm đạt khoảng 300-500 tấn, đáp ứng 1,5-2% nhu cầu tiêu thụ của miền Bắc. 

Trước thực tiễn trên, Trung tâm Giống thủy hải sản tỉnh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) tại tỉnh Nam Định”. Đồng chí Vũ Thị Bích Ân, Phó Giám đốc Trung tâm, Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Cùng với tổng hợp tài liệu khoa học về cá chạch bùn, năm 2023, nhóm nghiên cứu đã khảo sát thực tiễn sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm ở 6 huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, Trực Ninh, Vụ Bản và Ý Yên, từ đó đánh giá hiện trạng, xây dựng quy trình sản xuất giống và ương, nuôi thương phẩm cá chạch bùn. Đồng thời tiến hành sửa chữa, cải tạo ao nuôi cho phù hợp với các thí nghiệm nuôi vỗ đàn cá hậu bị, ương cá bột lên cá giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn ứng dụng chế phẩm vi sinh. Ở các giai đoạn sinh sản nhân tạo, nuôi ương cá bột lên cá giống và nuôi thương phẩm, nhóm nghiên cứu đều bố trí 6 ao nuôi thí nghiệm và 1 ao nuôi đối chứng. Trong đó, các ao nuôi thí nghiệm áp dụng các công thức ứng dụng chế phẩm vi sinh BFC02 pro để xử lý môi trường và sử dụng men vi sinh BFCprobiotic plus trộn vào thức ăn với các nghiệm thức khác nhau để so sánh với ao đối chứng áp dụng phương thức nuôi thông thường hiện nay tại các địa phương.

Qua 3 đợt cho sinh sản nhân tạo cho thấy, ở các ao thử nghiệm có sử dụng chế phẩm sinh học tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ sống của cá bột cao hơn các ao đối chứng (90-91% so với 88%). Trong 2 đợt thí nghiệm ương cá bột lên cá giống ở vụ xuân hè và thu đông năm 2024, nghiệm thức sử dụng 3 ngày 1 lần sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường và trộn men vi sinh vào thức ăn hàng ngày cho tỷ lệ sống cao nhất và ổn định 50% (gấp 2 lần tỷ lệ sống ở ao đối chứng). Trong 2 vụ nuôi thương phẩm ở vụ hè thu và thu đông năm 2024, các ao nuôi ứng dụng vi sinh với nghiệm thức 3 ngày 1 lần xử lý vi sinh môi trường và trộn men vi sinh cho ăn hàng ngày cho tỷ lệ sống bình quân 2 đợt là 69%, thu lãi 50,8 triệu đồng/ao 2.500m2, cao hơn đối chứng lần lượt là 45% và 45,16 triệu đồng/ao 2.500m2. Điều này cho thấy việc sử dụng chế phẩm vi sinh đã xử lý đáy ao ô nhiễm, tăng chuyển hoá, phát triển thức ăn tự nhiên thông qua hệ vi sinh vật phong phú, có ảnh hưởng lớn đến mức độ thành thục của cá bố mẹ và tỷ lệ sống của cá bột sau khi nở, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp sinh sản truyền thống. Bên cạnh đó, qua các thí nghiệm cũng cho thấy, tần xuất xử lý vi sinh trong môi trường ao nuôi cá chạch bùn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, kích thước, trọng lượng tăng trưởng ở các giai đoạn nuôi cá bột lên cá giống, nuôi thương phẩm cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Việc lựa chọn chất lượng vi sinh cũng rất quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của mô hình ứng dụng vi sinh.

Hiện nhóm nghiên cứu Đề tài đã hoàn thiện 3 quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá bột, ương giống cá bột lên cá giống và nuôi thương phẩm; trong tháng 1/2025 đã tổ chức hội thảo nghiên cứu phổ biến kết quả nghiên cứu cho các hộ dân nuôi thủy sản trong tỉnh. Bà Trần Thị Nhạn, xóm 10, xã Mỹ Trung (thành phố Nam Định) cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi đang nuôi 1.000m2 các loại cá truyền thống và cá cảnh. Những năm gần đây, môi trường ô nhiễm cùng với những biến đổi ngày càng thất thường của thời tiết khiến cá thường xuyên phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại cho các hộ nuôi. Qua tham quan mô hình nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại Trung tâm Giống thủy hải sản tỉnh, tôi nhận thấy đây là con nuôi mới, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Mô hình còn được áp dụng công nghệ mới giúp xử lý ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Tôi đã nắm bắt thêm được thông tin mới, kỹ thuật ưu việt và sẽ nghiên cứu áp dụng kết quả đề tài vào sản xuất cho hộ gia đình”.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) tại tỉnh Nam Định” đã hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nuôi từ con giống đến thương phẩm cá chạch bùn, giúp giảm tối đa chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm; nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phổ biến kết quả nghiên cứu của Đề tài đến người dân để áp dụng nhân rộng cho các khu vực nuôi cá nước ngọt trong toàn tỉnh. Từ đó, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất giống đến tiêu thụ sản phẩm cá chạch bùn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi, đồng thời hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững và hàng hóa xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202501/ung-dung-che-pham-vi-sinh-trong-san-xuat-giongva-nuoi-thuong-pham-ca-chach-bun-e4e1087/

Cùng chủ đề

Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy: Vượt thách thức, khẳng định vị thế với thành tích vượt bậc

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy khi đạt được những thành tựu đáng tự hào trong công tác thu ngân sách Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.  Đội thuế liên xã khu vực Xuân Trường hướng dẫn hộ kinh doanh sử dụng ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động. Thành tựu nổi bật Dù địa...

Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Những năm qua, Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, đô thị hóa, và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Nam Định...

Thôn, xóm thông minh – hạt nhân “nông thôn số”

Năm 2024, Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của cả nước trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Một trong những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số xây dựng các thôn, xóm thông minh, tạo ra những “ngôi làng số” kết nối cộng đồng và thúc đẩy kinh tế số. Bảng thông tin điện tử công cộng đặt ở trung tâm xã Trực Khang (Trực...

Quyết tâm bảo đảm đủ nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2025

Những ngày này, các địa phương trong tỉnh đang tập trung lấy nước, đổ ải làm đất gieo cấy lúa xuân năm 2025, vì vậy các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) tích cực chủ động triển khai nhập nước vào hệ thống sông, kênh mương, cánh đồng trong vùng phục vụ. Công tác bơm, tưới đang được ngành Nông nghiệp và các địa phương quyết tâm thực hiện các giải pháp để lấy...

Sức xuân ở vùng ngã ba sông

Tại nơi hai dòng sông Đào và sông Đáy gặp nhau đã bồi tụ, ngưng đọng trên vùng đất phù sa màu mỡ ngã ba sông giữa các xã Yên Nhân (Ý Yên) và Đồng Thịnh (Nghĩa Hưng), thủy sản dồi dào. Với truyền thống cần cù, chịu khó và năng động của người dân các xã nơi đây đã nỗ lực lao động, sản xuất, phát huy mọi lợi thế thiên nhiên ban tặng để dựng xây cuộc sống mới ngày càng ấm no,...

Cùng tác giả

Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy: Vượt thách thức, khẳng định vị thế với thành tích vượt bậc

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy khi đạt được những thành tựu đáng tự hào trong công tác thu ngân sách Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.  Đội thuế liên xã khu vực Xuân Trường hướng dẫn hộ kinh doanh sử dụng ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động. Thành tựu nổi bật Dù địa...

Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Những năm qua, Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, đô thị hóa, và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Nam Định...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Thôn, xóm thông minh – hạt nhân “nông thôn số”

Năm 2024, Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của cả nước trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Một trong những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số xây dựng các thôn, xóm thông minh, tạo ra những “ngôi làng số” kết nối cộng đồng và thúc đẩy kinh tế số. Bảng thông tin điện tử công cộng đặt ở trung tâm xã Trực Khang (Trực...

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024 – 2025: Thành thủ khoa nhờ những ‘giấc mơ trưa’

Lê Nguyễn Thùy Dương (trái) bên cô Nguyễn Thị Ái Vân, tổ trưởng tổ Ngữ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Ảnh: NVCC Thùy Dương cũng là học sinh duy nhất của Nam Bộ đạt thành tích thủ khoa cả nước trong kỳ thi này. Biết tin mình đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và lại đứng ở vị trí thủ khoa của cả nước, Lê Nguyễn Thùy Dương cảm thấy niềm vui như...

Cùng chuyên mục

Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy: Vượt thách thức, khẳng định vị thế với thành tích vượt bậc

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của Chi cục Thuế khu vực Xuân Thủy khi đạt được những thành tựu đáng tự hào trong công tác thu ngân sách Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.  Đội thuế liên xã khu vực Xuân Trường hướng dẫn hộ kinh doanh sử dụng ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động. Thành tựu nổi bật Dù địa...

Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Những năm qua, Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, đô thị hóa, và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Nam Định...

Thôn, xóm thông minh – hạt nhân “nông thôn số”

Năm 2024, Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của cả nước trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Một trong những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM là việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số xây dựng các thôn, xóm thông minh, tạo ra những “ngôi làng số” kết nối cộng đồng và thúc đẩy kinh tế số. Bảng thông tin điện tử công cộng đặt ở trung tâm xã Trực Khang (Trực...

Quyết tâm bảo đảm đủ nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2025

Những ngày này, các địa phương trong tỉnh đang tập trung lấy nước, đổ ải làm đất gieo cấy lúa xuân năm 2025, vì vậy các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) tích cực chủ động triển khai nhập nước vào hệ thống sông, kênh mương, cánh đồng trong vùng phục vụ. Công tác bơm, tưới đang được ngành Nông nghiệp và các địa phương quyết tâm thực hiện các giải pháp để lấy...

Sức xuân ở vùng ngã ba sông

Tại nơi hai dòng sông Đào và sông Đáy gặp nhau đã bồi tụ, ngưng đọng trên vùng đất phù sa màu mỡ ngã ba sông giữa các xã Yên Nhân (Ý Yên) và Đồng Thịnh (Nghĩa Hưng), thủy sản dồi dào. Với truyền thống cần cù, chịu khó và năng động của người dân các xã nơi đây đã nỗ lực lao động, sản xuất, phát huy mọi lợi thế thiên nhiên ban tặng để dựng xây cuộc sống mới ngày càng ấm no,...

Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định

QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định -------------------- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ   Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị...

Thương mại, dịch vụ giữ vững đà tăng trưởng

Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc nhằm hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực thương mại - dịch vụ (TMDV) tại Nam Định vẫn duy trì sức bật ấn tượng, trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn tỉnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 78.080 tỷ...

Tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đưa tín dụng CSXH trở thành một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Từ vốn tín dụng chính sách, ông Nguyễn Văn Hiệu ở xóm 5, xã Hải Xuân (Hải Hậu) đã vươn...

Chủ động các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Năm 2024, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã xử lý 1.482 vụ, việc vi phạm, nộp vào ngân sách Nhà nước gần 84 tỷ đồng: trong đó phạt hành chính trên 24,588 tỷ đồng; truy thu thuế, thu lời bất hợp pháp trên 58,673 tỷ đồng; hàng tịch thu chưa thanh lý trị giá trên 1...

Sở Công Thương bứt phá trong cải cách thủ tục hành chính

Năm 2024, Sở Công Thương đã triển khai hàng loạt giải pháp cải cách hành chính (CCHC) hiệu quả, khẳng định nỗ lực bứt phá trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ công hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Người dân làm thủ tục hành chính lĩnh vực công thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất