Powered by Techcity

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB – VPCP về Phiên họp lần thứ ba Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024.

Đây là dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024, có quy mô lớn, trải dài từ Hà Nội đến TP.HCM (qua 20 tỉnh, thành phố), yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương.

Mục tiêu của Dự án không chỉ đầu tư xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn để xây dựng, phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống đường sắt tốc độ cao hiệu quả và an toàn.

Để triển khai Nghị quyết số 172/2024/HQ15, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025 (Bộ GTVT lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo trước khi trình).

Trong đó phải xây dựng kế hoạch, tiến độ chi tiết các thủ tục, công việc chính phải thực hiện (từ thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi đến thời điểm khởi công xây dựng) và dự kiến kế hoạch tổng thể để khai thác, vận hành dự án bảo đảm khoa học, toàn diện, đồng bộ, khả thi; đồng thời phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết để xác định cách thức tiến hành, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để triển khai các cơ chế đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội thông qua (xác định rõ hình thức văn bản và thẩm quyền ban hành, cơ quan chủ trì, thời gian trình, ban hành).

Đối với một số nội dung công việc cần ưu tiên triển khai ngay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao; rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực (số lượng, chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào đạo,…).

Bộ GTVT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đào tạo theo đặt hàng của Chính phủ, trong đó nghiên cứu mô hình, phương thức đào tạo (trường đại học trong nước, nước ngoài và/hoặc kết hợp với đối tác (doanh nghiệp, nhà thầu) sẽ hợp tác); xác định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ, đặt hàng; nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực kinh nghiệm để phối hợp, chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa (thi công xây lắp, hệ thống thông tín tín hiệu…); cơ chế lựa chọn nhà thầu phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt…

Bộ GTVT phải khẩn trương kiện toàn mô hình Ban quản lý dự án đường sắt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp xử lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi Dự án hoàn thành.

Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn quy định về nội dung, yêu cầu của thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán các gói thầu liên quan đến công tác khảo sát, lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi (theo thiết kế FEED); hướng dẫn áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, đơn giá, giá xây dựng công trình, sử dụng suất vốn đầu tư của các dự án, công trình đường sắt tương tự để lập tổng mức đầu tư dự án; hướng dẫn áp dụng mẫu Hợp đồng của Hiệp hội tư vấn quốc tế (hợp đồng FIDIC) để thực hiện các gói thầu thuộc Dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước; phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng tổ chức lựa chọn tư vấn thẩm tra để tiến hành thẩm tra, thẩm định song song với quá trình lập, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bộ Tài chính được giao chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án, trong đó cần xác định rõ nhu cầu vốn, kế hoạch vốn, các loại nguồn vốn (ngân sách nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA, nguồn thu từ đất đai, xã hội hóa…) để có phương án, bố trí kế hoạch vốn phù hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho diện tích đất để thực hiện Dự án, đất vùng phụ cận ga đường sắt để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông (TOD), đất tái định cư, đất khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ….

Phó thủ tướng giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án tái cơ cấu và khả năng tham gia các khâu từ xây dựng, đầu tư sản xuất, vận hành, duy tu bảo dưỡng… phù hợp với điều kiện năng lực.

Theo Nghị quyết số 172/2024/QH15, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Dự án sẽ đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.

Quốc hội giao lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035.

Nguồn: https://baodautu.vn/chi-dao-moi-cua-lanh-dao-chinh-phu-ve-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-d240072.html

Cùng chủ đề

Phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh, những năm qua Công ty Điện lực Nam Định luôn nỗ lực tham mưu, thực hiện tốt các quy hoạch điện; tập trung khai thác các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện theo hướng “điện đi trước một bước” nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng điện phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an...

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh chú trọng. Chất lượng các chương trình văn hóa, văn nghệ ngày càng được nâng cao, đổi mới cả về nội dung và hình thức. Qua đó, góp phần đưa sân khấu nghệ thuật không chỉ là sản phẩm tinh thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng mà...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân

Dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân hàng năm luôn là thời điểm nhu cầu vận tải tăng cao đột biến. Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân năm 2025, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ động xây dựng kế hoạch yêu cầu các cơ quan quản lý của ngành, doanh nghiệp vận tải ô...

Những người hùng AFF Cup 2024 tái xuất

Sau gần 2 tháng tạm nhường chỗ cho AFF Cup 2024, CLB Nam Định sẽ tái xuất giải quốc nội bằng trận cầu tâm điểm với đối thủ nặng ký CLB Bình Dương trên sân Thiên Trường vào lúc 18 giờ hôm nay (9.1). Trận đấu sớm vòng 1/8 Cúp quốc gia 2024 – 2025 sẽ hứa hẹn vô cùng hấp dẫn và gay cấn, khi dư âm về chức vô địch đầy cảm xúc tại AFF Cup 2024...

Cùng tác giả

Phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh, những năm qua Công ty Điện lực Nam Định luôn nỗ lực tham mưu, thực hiện tốt các quy hoạch điện; tập trung khai thác các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện theo hướng “điện đi trước một bước” nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng điện phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an...

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức biểu diễn nghệ thuật

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh chú trọng. Chất lượng các chương trình văn hóa, văn nghệ ngày càng được nâng cao, đổi mới cả về nội dung và hình thức. Qua đó, góp phần đưa sân khấu nghệ thuật không chỉ là sản phẩm tinh thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng mà...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân

Dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân hàng năm luôn là thời điểm nhu cầu vận tải tăng cao đột biến. Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân năm 2025, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ động xây dựng kế hoạch yêu cầu các cơ quan quản lý của ngành, doanh nghiệp vận tải ô...

Những người hùng AFF Cup 2024 tái xuất

Sau gần 2 tháng tạm nhường chỗ cho AFF Cup 2024, CLB Nam Định sẽ tái xuất giải quốc nội bằng trận cầu tâm điểm với đối thủ nặng ký CLB Bình Dương trên sân Thiên Trường vào lúc 18 giờ hôm nay (9.1). Trận đấu sớm vòng 1/8 Cúp quốc gia 2024 – 2025 sẽ hứa hẹn vô cùng hấp dẫn và gay cấn, khi dư âm về chức vô địch đầy cảm xúc tại AFF Cup 2024...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Những người hùng AFF Cup 2024 tái xuất

Sau gần 2 tháng tạm nhường chỗ cho AFF Cup 2024, CLB Nam Định sẽ tái xuất giải quốc nội bằng trận cầu tâm điểm với đối thủ nặng ký CLB Bình Dương trên sân Thiên Trường vào lúc 18 giờ hôm nay (9.1). Trận đấu sớm vòng 1/8 Cúp quốc gia 2024 – 2025 sẽ hứa hẹn vô cùng hấp dẫn và gay cấn, khi dư âm về chức vô địch đầy cảm xúc tại AFF Cup 2024...

Ám ảnh ngộ độc rượu chứa methanol

Một bệnh nhân ngộ độc methanol đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai có tiên lượng tử vong. Kết quả chụp sọ não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não lớn, đây là biến chứng của ngộ độc methanol. Các các sỹ tiên lượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao. Cuối năm, nỗi lo ngộ độc rượu lại nối dài. Ảnh minh hoạ Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai...

Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Miền Nam tăng mạnh

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (8/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng, đạt 69.000 đồng/kg và Nam Định đạt 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Biến động ở nhiều nơi (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang...

Anh em tỷ phú tiếng tăm họ Nguyễn Xuân: Bầu Thiện cực hot với Xuân Son, bầu Thủy đình đám

3 anh em đại gia quyền lực của làng bóng đá Việt Gia đình ông Nguyễn Văn Thiện có 7 anh chị em, nhiều người sở hữu những doanh nghiệp/cổ phần nghìn tỷ. Trong đó, có 3 người nổi tiếng giới kinh doanh và tham gia “làm” bóng đá. Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiện (SN 1970) là chủ Tập đoàn Xuân Thiện nổi tiếng trong những ngày đầu năm mới 2025 sau tuyên bố dùng mọi cách, điều kiện tốt nhất...

Giáo viên “kêu trời” vì thu nhập giảm

Quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT siết chặt, nhiều phụ huynh thở phào vì giảm được gánh nặng tiền học thêm cho con, trong khi đó, không ít giáo viên “kêu trời” vì mất...

FAT trả chi phí khám chấn thương của Nguyễn Xuân Son tại Thái Lan

Toàn bộ chi phí này không được tiết lộ, nhưng FAT chi trả toàn bộ chi phí y tế và các dịch vụ chăm sóc, ăn nghỉ tại bệnh viện, trước khi cầu thủ Nguyễn Xuân Son của đội tuyển Việt Nam lên đường về nước cùng các đồng đội vào sáng 6.1. ...

Báo Brazil quan tâm đặc biệt tới Xuân Son sau khi vô địch AFF Cup

  Xuân Son thể hiện phong độ xuất sắc ở AFF Cup 2024 (Ảnh: Mạnh Quân). Chỉ có điều đáng tiếc là Xuân Son đã dính chấn thương nặng trong trận chung kết AFF Cup 2024 và có nguy cơ nghỉ thi đấu dài hạn. Báo giới Brazil dành sự quan tâm đặc biệt tới Xuân Son sau trận đấu với Thái Lan. Tờ Terra có bài viết: “Tiền đạo gốc Brazil là nhà vô địch và Vua phá lưới cùng đội...

Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn thăm tiền đạo Xuân Son, chuyển lời động viên của Thủ tướng

Xuân Son đã hết đau Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng ở phút 30 trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 vào ngày 6.1, anh đã được giáo sư, bác sĩ Trần Trung Dũng cùng ê kíp tiến hành phẫu thuật. Ca mổ kéo dài gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ và đã thành công tốt đẹp. Tiền đạo số 12 của chúng ta đã tỉnh táo, không đau, và bắt đầu vận động nhẹ bàn ngón chân ngay sau ca...

Những dấu ấn kinh tế Nam Định nổi bật năm 2024

Infographic | Những dấu ấn kinh tế Nam Định nổi bật năm 2024Năm 2024 Nam Định đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, GRDP tăng trưởng 2 con số là nền tảng tốt cho tỉnh bước vào năm 2025 với nhiều mục tiêu lớn Nhóm hàng nông – lâm – thủy sản có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USDKim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục 62,5...

Tin nổi bật

Tin mới nhất