Powered by Techcity

Phục tráng và bảo tồn thành công giống lạc sen bản địa


Nam Định là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng, có hệ sinh thái đa dạng loài, di truyền. Tuy nhiên, qua thời gian dài canh tác không được chọn lọc, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm, có nguy cơ mất nguồn gen gốc quý. Một trong số đó là giống lạc sen (lạc đỏ). Việc nghiên cứu, phục tráng và bảo tồn giống lạc bản địa này được Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đưa vào nghiên cứu khoa học do Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện nhằm ứng dụng KHCN hiện đại kết hợp tri thức truyền thống, góp phần bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gen, đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.





Mô hình trình diễn giống lạc sen phục tráng tại thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu).
Mô hình trình diễn giống lạc sen phục tráng tại thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu).

Lạc sen Nam Định là giống lạc địa phương, có khả năng thích ứng rộng trên mọi loại đất, thích hợp nhất là đất cát pha; có khả năng chịu mặn, chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu bệnh. Cùng với lúa, khoai tây, lạc được xác định là 1 trong 3 cây trồng chủ lực của tỉnh; đặc biệt giống lạc sen có tiềm năng khai thác thương mại và sản xuất hàng hóa rất cao nhờ những tính trạng di truyền quý như: chất lượng ngon, khả năng chống chịu tốt và có khả năng khai thác giá trị gia tăng từ chế biến sâu qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đây chính là cơ sở để lạc sen trở thành 1 trong những đối tượng của nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 được UBND tỉnh phê duyệt với Đề tài: “Phục tráng, phát triển giống lạc sen (lạc đỏ) Nam Định”, “Đánh giá tiềm năng di truyền và phục tráng, phát triển giống lạc sen Nam Định”, với mục tiêu xác định được tiềm năng di truyền về một số tính trạng nông học có ý nghĩa của nguồn gen và tiến hành phục tráng để phát triển giống lạc đặc sản này.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra 300 hộ nông dân trồng lạc sen trong vụ xuân tại 2 huyện Giao Thủy, Hải Hậu với diện tích trên 500ha và cho thấy năng suất lạc sen bình quân chỉ đạt hơn 2,5 tấn/ha; giống đã bị thoái hoá, không còn giữ được năng suất, chất lượng… Do vậy, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành thu thập các mẫu giống dựa trên các đặc trưng vốn có của lạc sen; đồng thời nghiên cứu đã thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp (số liệu thống kê, báo cáo tổng kết 3 năm 2019-2021). Kết quả đã lựa chọn ra 500 cá thể từ 20 dòng đạt sau đánh giá đặc điểm hình thái, nông sinh học chính để phục tráng chọn lọc cá thể G0 (vụ thứ nhất) được thực hiện trong vụ xuân năm 2022 tại thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) và xã Giao Phong (Giao Thủy). Song song với việc lựa chọn cá thể G0, đề tài nghiên cứu đã sử dụng chỉ thị phân tử ADN đặc trưng và chỉ thị liên kết với tính trạng chất lượng để đánh giá đa dạng di truyền các dòng lạc. Từ đó chọn lọc các dòng có đặc tính quý để phục tráng, khai thác và phát triển nguồn gen bản địa. Tiếp tục triển khai đánh giá, chọn lọc, đề tài đã thu được 225 cá thể có đặc điểm hình thái phù hợp để chọn lọc ra 150 dòng G1 (vụ thứ 2) đánh giá trong vụ thu đông năm 2022 và thu về 115 dòng G1 đạt yêu cầu. Ở vụ thứ 3 (vụ xuân 2023), đề tài đã chọn lọc 50 dòng G1, tiến hành sản xuất giống siêu nguyên và đã sản xuất được 437kg giống lạc sen cấp siêu nguyên chủng (G2) với 39 dòng có các chỉ tiêu phù hợp với các tính trạng của giống gốc, độ thuần đồng ruộng đạt 100%, có kết quả kiểm nghiệm mẫu hạt giống đạt cấp siêu nguyên chủng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lạc (QCVN 01-48:2011/BNNPTNT) và đạt tiêu chuẩn hỗn dòng để làm vật liệu ở các vụ tiếp theo.

Trong vụ xuân năm 2024, đề tài nghiên cứu đã xây dựng mô hình trình diễn thâm canh giống lạc sen sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng cao, ít sâu bệnh với quy mô 2ha tại thị trấn Thịnh Long và xã Giao Phong. Thời tiết đầu vụ có mưa ẩm, thuận lợi cho cây lạc nảy mầm, sinh trưởng và phát triển. Lạc sen từ khi gieo đến lúc ra hoa khoảng 40 ngày; thời gian sinh trưởng khoảng 115-120 ngày. Các hộ dân trực tiếp tham gia mô hình trồng thâm canh giống lạc sen đã được phục tráng trong vụ xuân 2024 đều có nhận định, giống lạc sen đã được phục tráng sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, đẻ nhánh đều, thời gian sinh trưởng ngắn; năng suất bình quân ước đạt 34,47 tạ lạc khô/ha. Kỹ thuật canh tác cũng tương đối dễ, chỉ cần không bón phân tươi, kiểm tra thường xuyên để phòng trừ sớm sâu bệnh gây hại. Giống lạc sen Nam Định đã phục tráng có tỷ lệ nhiễm sâu bệnh ít hơn giống lạc đỏ du nhập từ địa phương khác về. Đồng thời, lạc sen phục tráng có khả năng chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh gỉ sắt, góp phần duy trì năng suất giống lạc sen. Giống sau khi phục tráng có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết bất thuận, cho năng suất cao và ổn định. Tổng chi phí đầu tư cho 1ha mô hình lạc sen là gần 79 triệu đồng, đem lại thu nhập bình quân đạt hơn 172 triệu đồng. Lãi thuần thu được của mô hình sản xuất lạc sen đạt hơn 93 triệu đồng/ha, cao hơn gần 22% so với lạc đỏ chưa được phục tráng (chỉ đạt hơn 76,6 triệu đồng đồng/ha). Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật giống; đào tạo được 60 lượt người và tổ chức 1 hội thảo giới thiệu về kết quả đề tài. Đồng chí Lê Văn Định, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu cho biết: Từ kết quả của mô hình trình diễn trong vụ xuân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tham mưu với UBND huyện sử dụng các giống lạc sen đã được phục tráng nhân rộng ra sản xuất đại trà để tạo vùng chuyên nhân giống lạc sen phục vụ sản xuất.

Việc phục tráng thành công giống lạc sen Nam Định cũng như mô hình thâm canh giống lạc sen phục tráng bước đầu cho thấy hiệu quả vượt trội, không chỉ từng bước chủ động được nguồn giống, bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi địa phương mà còn góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh và nâng cao thu nhập cho nông dân trong tỉnh.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202412/phuc-trang-va-bao-tonthanh-cong-giong-lac-sen-ban-dia-5200f19/

Cùng chủ đề

Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch...

NGHỊ QUYẾT  quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của...

Nghị quyết ban hành Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định

(Số: 128/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nam Định – Động lực mới, tầm cao mới trong phát triển công nghiệp

Năm 2024, bất chấp những thách thức từ tình hình thế giới diễn biến phức tạp và giá nguyên vật liệu leo thang, ngành công nghiệp Nam Định vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14,5% so với năm trước, với nhiều sản phẩm chủ lực (thuốc, hoá dược, dược liệu; thực phẩm chế biến; sản phẩm dệt may; các sản phẩm từ da; sản phẩm từ kim loại...

Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định về việc...

(Số: 118/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài...

(Số: 121/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Cùng tác giả

Tranh cãi miễn học phí cho sinh viên ngành y giống như sư phạm

Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành y trong thời gian học tập tại trường giống như với ngành sư phạm. Hiện nay, sinh viên sư phạm đang được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí và 3,63 triệu đồng mỗi tháng để chi trả phí sinh hoạt. Trước đề xuất...

Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch...

NGHỊ QUYẾT  quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của...

Nghị quyết ban hành Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định

(Số: 128/2024/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Nam Định – Động lực mới, tầm cao mới trong phát triển công nghiệp

Năm 2024, bất chấp những thách thức từ tình hình thế giới diễn biến phức tạp và giá nguyên vật liệu leo thang, ngành công nghiệp Nam Định vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14,5% so với năm trước, với nhiều sản phẩm chủ lực (thuốc, hoá dược, dược liệu; thực phẩm chế biến; sản phẩm dệt may; các sản phẩm từ da; sản phẩm từ kim loại...

‘Chỉ 70 CĐV Việt Nam được vào sân thôi à, nhưng đội sẽ thắng Singapore…’

Hoàng Đức chỉ rõ điểm yếu của đối phương, Việt Nam sẽ khai thác mạnh Hoàng Đức chia sẻ: “Đội tuyển Singapore chủ yếu thực hiện những tình huống đá bóng dài hoặc chuyền xuyên tuyến. Đội tuyển Việt Nam sẽ đưa ra phương án để khắc chế và phòng ngự hiệu quả. Họ thỉnh thoảng triển khai bóng từ phần sân nhà và mắc những sai lầm. Tôi nghĩ đội tuyển Việt Nam sẽ cố gắng khai thác vào...

Cùng chuyên mục

Nam Định – Động lực mới, tầm cao mới trong phát triển công nghiệp

Năm 2024, bất chấp những thách thức từ tình hình thế giới diễn biến phức tạp và giá nguyên vật liệu leo thang, ngành công nghiệp Nam Định vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14,5% so với năm trước, với nhiều sản phẩm chủ lực (thuốc, hoá dược, dược liệu; thực phẩm chế biến; sản phẩm dệt may; các sản phẩm từ da; sản phẩm từ kim loại...

Sẵn sàng cho sản xuất vụ xuân năm 2025 thắng lợi

Vụ xuân là vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng vì có điều kiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) và các huyện, thành phố Nam Định đang tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các điều kiện phục vụ gieo trồng lúa, rau màu phù hợp với điều kiện thực tế, quyết tâm giành vụ xuân thắng lợi. Hợp tác xã Bảo Xuyên, xã Thành...

Nam Định trỗi dậy từ những công trình mang tầm chiến lược

Nam Định, mảnh đất với bề dày văn hóa và lịch sử, đang vươn mình mạnh mẽ, không chỉ là biểu tượng cho sự chuyển mình về kinh tế, mà còn là minh chứng sống động về khát vọng vươn tầm khu vực và quốc gia. Những công trình chiến lược mang tầm vóc lịch sử, những quyết sách táo bạo và tinh thần quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh đã và đang thay đổi hoàn toàn diện mạo...

Quy hoạch phân khu VIII trên địa bàn huyện Vụ Bản – Tạo trục động lực phát triển kết nối với tỉnh Ninh Bình và vùng...

Nhằm cụ thể hóa các chức năng, định hướng của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung quỹ đất xây dựng đô thị, đáp ứng xu thế gia tăng dân số, định hướng phát triển các khu vực chức năng chuyên ngành trong...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam

Ngày 17/12, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam do Ngài Iain Frew, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ai-len làm Trưởng đoàn đến thăm và trao đổi các cơ hội hợp tác với tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trần Lê...

Phân loại chất thải sinh hoạt Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý từ ngày 31/12/2024, được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể. Bằng việc sớm chủ động quản lý CTR, Nam Định đang là một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất