Powered by Techcity

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất


Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này.





Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.
Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.

Nhớ lại lịch sử hình thành làng nghề Cổ Chất, bà Phạm Thị Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Lụa Cổ Chất không giấu được sự tự hào: Nghề dệt tơ lụa Cổ Chất có bề dày lịch sử, khởi đầu từ việc người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông. Trải qua nhiều thế kỷ, từ việc học hỏi, sáng tạo, người Cổ Chất đã du nhập nghề ươm tơ, dệt lụa, xây dựng, phát triển nên làng nghề tơ Cổ Chất ngày nay. Thời thuộc Pháp, tơ Cổ Chất nổi tiếng đến độ vào khoảng đầu thế kỷ XX, giới tư bản Pháp đã cho đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng để khai thác kỹ năng lao động lành nghề của người dân địa phương và tiềm năng vùng dâu tằm dọc bờ sông Ninh. Từ đây, nghề làm tơ ở Cổ Chất bắt đầu phát triển mạnh, trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho Công ty Bông vải sợi Bắc Kỳ. Thương nhân các nơi thường tìm về Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè, một khu cảng sầm uất của Nam Định thời kỳ trước năm 1945. Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội để thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về Kinh thành Thăng Long. Năm ấy, ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất đã đem tơ đi dự thi và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Để góp phần gìn giữ và phát triển nghề tơ lụa truyền thống, một số hộ dân đã chủ động đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công đoạn se tơ, dệt lụa, cho năng suất và thu nhập cao hơn. Năm 2021, HTX Lụa Cổ Chất ra đời, quy tụ các nghệ nhân lành nghề, còn sử dụng kỹ thuật ươm tơ cổ truyền, đồng thời không ngừng nghiên cứu thị trường, tìm tòi, ứng dụng công nghệ hiện đại cho ra đời các sản phẩm lụa cao cấp. Lụa Cổ Chất hiện nay nổi bật nhờ sự tinh tế trong từng sợi tơ mảnh, mượt mà, bóng mượt, bền bỉ. Tơ thành phẩm được các thương lái đến thu mua, chuyển đi các vùng dệt lụa lân cận và phần nhiều xuất khẩu ra các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài sản phẩm tơ, một số hộ trong làng đã sản xuất đa dạng các sản phẩm lụa như: vải lụa, khăn, nơ buộc tóc…

Dù có lịch sử lâu đời, làng nghề Cổ Chất cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong thời kỳ hiện đại. Làng Cổ Chất hiện có 784 hộ dân sinh sống, làm việc nhưng chỉ có 27 cơ sở sản xuất tập trung để duy trì nghề sản xuất tơ với bình quân 10-20 người/cơ sở; lao động chủ yếu là người già nhưng những người nỗ lực theo nghề cũng vô cùng vất trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu lẫn thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân do diện tích trồng dâu đã bị thu hẹp; nguồn cung cấp kén chính (thôn Hợp Hòa) không còn nên các hộ phải nhập nguyên liệu kén từ các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng… kéo theo chi phí nguyên liệu tăng, quá trình vận chuyển kén bị dập nát cũng ảnh hưởng đến chất lượng tơ. Bên cạnh đó, chi phí nhân công, giá điện sản xuất đều tăng trong khi sản phẩm tơ hiện nay khó tiêu thụ, phần vì giá thành nguyên liệu kén ngày càng cao và khan hiếm. Một nguyên nhân quan trọng nữa là sức cạnh tranh của tơ làng Cổ Chất không cao do chưa có thương hiệu riêng được bảo hộ…





Sản xuất tơ tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.
Sản xuất tơ tại làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định.

Nhận thức được sự cấp thiết của việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề, từ tháng 5/2024, Trung tâm Ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã phối hợp với UBND xã Phương Định, HTX Lụa Cổ Chất thực hiện Dự án KH và CN “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” cho sản phẩm dệt xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”. Ban quản lý Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm ươm tơ, dệt vải để làm căn cứ đề xuất những giải pháp thiết thực phát triển sản phẩm; điều tra, đánh giá nhu cầu, mong muốn của người dân về hoạt động quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể Tơ lụa Cổ Chất; thu thập ý kiến về việc xây dựng hình ảnh biểu tượng cho nhãn hiệu tập thể. Qua đó, Dự án đã thiết kế mẫu nhãn hiệu tập thể gồm 2 phần hình và chữ “Tơ lụa Cổ Chất” mang nét đặc trưng của sản phẩm và địa phương nhằm đưa đến người tiêu dùng, khẳng định về nguồn gốc, chất lượng. Đây cũng là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ đăng ký và là yếu tố chính để quảng bá, phát triển thị trường; là căn cứ, cơ sở chống lại các hành vi vi phạm, nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, Dự án cũng xây dựng quy chế quản lý, sử dụng; hoàn thiện hồ sơ, nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH và CN) chấp nhận hợp lệ với 4 nhóm sản phẩm và dịch vụ theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ quốc tế theo thỏa ước Ni-xơ.

Hiện nay, Dự án đang tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” với các nội dung: xây dựng các quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm tơ lụa Cổ Chất, cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất”… Đồng thời triển khai hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” thông qua việc tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức chung về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể; tổ chức quản lý và phát triển sản phẩm ươm tơ, dệt lụa mang nhãn hiệu tập thể hướng dẫn phát triển kênh thương mại, quảng bá và phát triển sản phẩm cho 100 lượt cán bộ địa phương, cán bộ quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm tơ trên địa bàn làng Cổ Chất. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và người dân trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm tơ mang nhãn hiệu tập thể.

Thời gian tới, Dự án tiếp tục hỗ trợ quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm tơ lụa Cổ Chất mang nhãn hiệu tập thể như: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho nhãn hiệu tập thể; thực hiện in ấn tờ rơi, sổ tay giới thiệu sản phẩm phục vụ cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu cho sản phẩm; phát triển kênh thông tin thương mại quảng bá sản phẩm nhãn hiệu tập thể “Tơ lụa Cổ Chất” thông qua việc tham gia hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm khu vực phía Bắc.

 Trên toàn tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể nhưng chưa từng có làng nghề ươm tơ nào xây dựng thương hiệu trước đây. Việc thực hiện Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghệ Cổ Chất là giải pháp cấp thiết, không chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là một cách bảo tồn và phát huy tinh hoa, giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của tỉnh nói chung theo đúng tinh thần Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021-2030 của UBND tỉnh đã ban hành ngày 7/2/2023. Đây là hành trình đầy tiềm năng và cũng đầy thử thách đòi hỏi sự quyết tâm của các nghệ nhân và sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Kỳ vọng rằng, cùng với nhãn hiệu được bảo hộ, làng nghề Cổ Chất sẽ tiếp tục phát triển, giữ vững giá trị truyền thống và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nghề thủ công Nam Định nói riêng, Việt Nam nói chung.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202411/xay-dung-thuong-hieu-de-bao-ton-tinh-hoa-lang-nghe-truyen-thong-to-lua-co-chat-a374b61/

Cùng chủ đề

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đảng viên là người theo tôn giáo – nhân tố “then chốt” trong bảo vệ nền tảng tư...

Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho thấy: tranh thủ, phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn, vững chắc. Trong đó, việc phát hiện, nghiên cứu, phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, lực lượng đặc biệt góp phần nâng cao...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Cùng tác giả

Bảo đảm hiệu quả việc thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài qua nền tảng thương mại điện tử

Đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ; Nam Định; Bình Dương thảo luận tại tổ. Ảnh: An Đăng/TTXVN ề dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), đáng lưu ý, với quy định về người nộp thuế và thu nhập chịu thuế, dự thảo Luật bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số nộp thuế...

‘Cuộc chiến’ khốc liệt ở 2 cánh đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đau đầu

Không dễ cho ‘Người hùng Thường Châu’ Phan Văn Đức từng là nhân tố chủ chốt trong giai đoạn thành công của bóng đá Việt Nam cùng HLV Park Hang-seo. Nhưng suốt khoảng thời gian dài vừa qua, anh vật lộn với chấn thương và chưa thể tìm lại đỉnh cao phong độ. Lần gần nhất Đức “cọt” thi đấu cho đội tuyển Việt Nam là ở trận giao hữu với Thái Lan ở FIFA tháng 9 nhưng anh không...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đảng viên là người theo tôn giáo – nhân tố “then chốt” trong bảo vệ nền tảng tư...

Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho thấy: tranh thủ, phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn, vững chắc. Trong đó, việc phát hiện, nghiên cứu, phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, lực lượng đặc biệt góp phần nâng cao...

Cùng chuyên mục

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội

Nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 29/11/2023; góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu...

Hiệu quả tăng cường quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo êm thuận, an toàn

Chất lượng hạ tầng kỹ thuật giao thông có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT); việc khắc phục kịp thời những bất cập về tổ chức giao thông, chất lượng công trình xuống cấp sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ khách quan dẫn đến tai nạn cho người tham gia giao thông. Với mục tiêu đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt, kéo dài...

Dự án cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng tạo đà phát triển mới cho Nam Định

Dự án cao tốc nối Ninh Bình – Hải Phòng qua Nam Định sẽ tạo động lực, không gian cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh cất cánh trong thời gian tới. Việc phê duyệt dự án tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Định, góp phần tăng tính kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh và các địa phương trong khu...

Khởi nghiệp thành công nhờ các sản phẩm chế biến từ củ sen

Với sức trẻ đầy nhiệt huyết, chăm chỉ cùng tinh thần đổi mới, sáng tạo, anh Vũ Văn Anh (sinh năm 1991) ở thôn Bình Thành, xã Trực Chính (Trực Ninh) đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm chế biến từ củ sen. Đến nay, các sản phẩm: trà củ sen, tinh bột củ sen của anh được thị trường đón nhận với nhiều tín hiệu tích cực góp phần mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập...

Nam Định: “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH

Việc đưa vào sử dụng các dự án giao thông huyết mạch được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Ðịnh, tăng tính kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh và với địa phương trong khu vực, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa. Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng chiều dài khoảng 46km. Rút ngắn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất